Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.
Trải qua bao nhiêu năm thăng trầm lịch sử, Phước Tích giờ đây đã được nhiều người biết đến là một trong 2 làng di sản của Việt Nam với phong cảnh hữu tình của làng quê Việt, là điểm dừng chân lí tưởng cho nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến Phước Tích cảm nhận đầu tiên đối với du khách là vẻ đẹp hài hòa giữa sông nước hữu tình và thiên nhiên thơ mộng. Một ngôi làng cổ trầm mặc được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu hiện lên quyến rũ với những con đường lát gạch trải dài, những cây bàng, cây thị bên bến nước rũ những chùm rễ in bóng xuống mặt sông.
Không dừng lại ở đó, vào sâu trong làng, du khách sẽ ngạc nhiên với vẻ đẹp của những ngôi nhà thờ họ và những ngôi nhà rường cổ được xây dựng từ xa xưa và đến nay vẫn được con cháu giữ gìn nằm dọc theo bên bờ sông Ô Lâu. Được biết ở Phước Tích hiện đang có 117 nóc nhà và trải qua biến cố thăng trầm vẫn còn đó 27 ngôi nhà cổ tuyệt đẹp nằm khép mình trong những hàng cây xanh mướt, các ngôi nhà thờ họ được thiết kế với kiến trúc độc đáo, đặc sắc mang nét đặc trưng riêng cho làng quê Phước Tích.
Đi vào trong làng, kì thú nhất là những ngõ nhỏ. Màu gạch đỏ phai màu rêu phong theo bước chân thời gian, được bao bọc bởi hàng chè tàu xanh mướt dẫn vào những ngôi nhà rường lặng lẽ núp mình sau những bức bình phong làm cho mỗi du khách khi đến đây sẽ ấn tượng đặc biệt với vẻ đẹp cổ kính, hoài niệm mà lại dân dã lắng đọng. Hiện nơi đây vẫn còn 27 ngôi nhà rường cổ đang được nhà nước và người dân trùng tu, bảo vệ. Vẻ đẹp của các ngôi nhà rường ở ngôi làng cổ đã hấp dẫn cho tất cả những du khách đến đây. Mái ngói đơn sơ thẳng tắp với những cột chèo trụ chống đỡ ngôi nhà. 3 gian 2 chái là đặc trưng nổi bật của các ngôi nhà rường nơi đây.
Nhắc đến làng cổ Phước Tích, không thể không nhắc đến dòng sông Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng uốn quanh ôm ấp đã từng ghi dấu bao kỉ niệm tuổi thơ của con dân trong làng. Bốn mùa nước xanh trong, là dòng sông tắm mát những buổi trưa hè, là nơi chứng kiến sự thăng trầm, như thấu hiểu từng niềm vui nỗi buồn của người dân nơi đây. Đặc biệt hơn, với 12 bến nước như bến cây Cừa, cây Đa …từ lâu đã gắn liền với từng con xóm nhỏ trong làng giờ đã trở thành những điểm du lịch lí thú cho du khách khi tới đây.
Dòng sông Ô Lâu thơ mộng bao bọc làng cổ...
Con người Phước Tích sống giản dị, hiền hòa mà đôn hậu. Là làng quê, nhưng ngôi làng cổ này lại không có những đồng ruộng “thẳng cánh cò bay”, dân làng chủ yếu tập trung vào nghề làm gốm và trồng cây lấy hạt. Gốm Phước Tích được làm bởi đất sét dòng sông Ô Lâu, được thổi hồn từ đất và bàn tay của các nghệ nhân làng nên bất cứ sản phẩm nào làm ra cũng đầy tinh xảo và mang nét đẹp dân dã của quê hương. Trước đây gốm Phước Tích được biết đến với thương hiệu sản xuất gốm truyền thống, là một sản phẩm gốm đặc biệt cống nạp cho các vị vua nhà Nguyễn. Trải qua nhiều thời kì, sản phẩm gốm nơi đây đã được đem đi trao đổi với nhiều vùng miền, gốm Phước Tích đã có mặt trong đời sống của nhiều người dân trên khắp vùng đất Thuận Hóa.
Sản phẩm gốm truyền thống của dân làng Phước Tích
Đến làng cổ Phước Tích, du khách không chỉ được khám phá nét đẹp thơ mộng của dòng Ô Lâu, vẻ đẹp cổ kính của các ngôi nhà rường mà còn được thưởng thức nhiều món ăn dân dã của vùng đất quê hương, vào những dịp Festival còn được tự tay học nghề làm gốm và lắng nghe những giai điệu hò giã gạo thân thuộc. Chính vì thế, làng cổ Phước Tích thu hút rất nhiều du khách gần xa đặc biệt là những con người yêu nét yên bình cổ xưa và những hoạt động văn hóa đặc sắc của làng nghề.
Theo TRT
Sáng ngày 14/02 (12 tháng Giêng), tại đình làng văn hóa Thai Dương, thị trấn Thuận An (Phú Vang) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Cầu ngư 2011.
Ban tổ chức Thơ Nguyên tiêu 2011 vừa có thông báo về các chương trình hoạt động thơ tại Thừa Thiên Huế hưởng ứng ngày Thơ Việt Nam.
Sáng ngày 11/02 (nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng năm Tân Mão), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, phường An Tây, thành phố Huế, Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2010 đã chính thức khai hội.
Chiều ngày 10/2, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã Khai hội Văn hóa, Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2011.
Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), vào lúc 22 giờ 30 ngày 02/02/2011 (đêm 30 Tết), tại Sân khấu Quảng trường Ngọ Môn đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đêm Giao thừa với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng công cuộc đổi mới, hội nhập của quê hương đất nước; sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.
Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), sáng ngày 01/02/2011, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai mạc triển lãm chuyên đề: “Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế với Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Mừng xuân mới Tân Mão 2011, chiều ngày 28/1 (24 Tết), tại Art Gallerry Sông Như, số 14/7 Nguyễn Công Trứ, TP.Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sỹ Trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng tranh con giáp “Mẹo, Mèo, Meo Meo”.
Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Tết cổ truyền của dân tộc, sáng ngày 27/1, tại số 7 Lê Lợi, TP. Huế, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa- Thể thao & Du lịch, Sở Thông tin & Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh và các cơ quan báo chí, các ban ngành xuất bản đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011.
Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2011) và mừng xuân Tân Mão, chiều 26/01/2001, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng tranh Mùa xuân tại số 26 Lê Lợi và phòng tranh Con giáp tại số 4 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế.
Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và xuân mới Tân Mão 2011, chiều 11/01, tại Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế vào xuân”.
Sáng ngày 9/1, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, gia tộc họ Phùng, văn nghệ sỹ, trí thức và những người yêu mến đã tổ chức đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và vợ là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm về an táng tại nghĩa trang Thanh Thủy Thượng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế theo di nguyện của nhà thơ.
Chiều ngày 06/01/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ và gặp mặt cơ quan báo chí nhân dịp đầu năm mới 2011 nhằm thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch 2011 và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đảng và đón Tết nguyên đán Tân Mão.
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.
Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.
Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.
"Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).
Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.
Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.