Tối 18/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu và Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế đã tổ chức chương trình nghệ thuật nhằm chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày thành lập tổ chức Liên hiệp Hội (18/9/1945 - 18/9/2019).
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương phát biểu tại lễ kỷ niệm
Chương trình nghệ thuật tại lễ kỷ niệm đã gửi đến khán giả trích đoạn tuồng cung đình “Mạnh Lương bắt ngựa” và trích đoạn tuồng hài “Trò Trìa đi thi” do nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế dàn dựng, biểu diễn. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ cũng đã gửi đến người xem các tiết mục múa hát, như: Vũ khúc cung đình “Lục triệt hoa mã đăng”, “Đất nước tình yêu”, “Đất nước bên bờ sóng”, “Nhịp cầu mong nhớ”...
![]() |
Biểu diễn Vũ khúc cung đình “Lục triệt hoa mã đăng” |
Tại đây, các văn nghệ sĩ đã ôn lại chặng đường 74 năm thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế. Cách đây 74 năm, Cách mạng Tháng Tám thành công ở Huế. Tối 18 -9 - 1945, hơn 50 văn nghệ sĩ Huế đã thống nhất thành lập Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên với ủy ban Chấp hành Lâm thời do Hoài Thanh làm Chủ tịch; nhà văn Thanh Tịnh làm Thư ký; bao gồm 4 ban: Văn học, Hội họa, Điêu khắc và Kiến Trúc, Âm nhạc và Ca kịch.
![]() |
Trích đoạn “Mạnh Lương bắt ngựa” |
![]() |
Trích đoạn tuồng hài “Trò Trìa đi thi” |
Sự ra đời của Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên, tổ chức tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế ngày nay, hoạt động gắn kết với Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Trung bộ đặt tại Huế lúc ấy, đã mở đầu một thời kỳ mới của dòng chảy văn học nghệ thuật xứ Huế, đến nay dài trên 74 năm.
Từ đó đến nay, văn học nghệ thuật Huế đã để lại những dấu ấn khó phai qua các thời kỳ đầy cam go, chuyển mình đổi mới của văn học nghệ thuật trên vùng đất xứ Huế. Tổ chức Hội đã chuyển đổi tên gọi từ Hội Văn học Nghệ thuật (1990 - 2005) thành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (2005 - 2010), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (2010 đến nay). Đời sống văn học nghệ thuật trên vùng đất Thừa Thiên Huế ngày càng sôi động. Một đội ngũ văn nghệ sĩ đông đảo đang ngày càng phát triển, đến nay đã có 670 hội viên có ở 8 hội chuyên ngành: Văn học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn nghệ Dân gian, Nhiếp ảnh, Kiến trúc, Sân Khấu, Múa với nhiều tên tuổi đóng góp vào nền VHNT Việt Nam đương đại.
![]() |
Ca khúc “Đất nước tình yêu” |
Thừa Thiên Huế có nền văn học nghệ thuật trải dài 700 năm, có Hội Văn nghệ thành lập ngay sau khi thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vào ngày 18/9/1945. Hội không chỉ ra đời sớm nhất nước mà còn ngay từ buổi đầu đã quy tụ những tên tuổi nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Nhiều thế hệ văn nghệ sỹ Huế đã làm nên vóc dáng của VHNT Huế đầy trí tuệ, nhân văn, mang tính tiên phong rõ nét, đóng góp lớn vào nền văn hóa đặc sắc của Thừa Thiên Huế, của nền VHNT nước nhà.
![]() |
Ca sĩ Phong Thủy trình bày ca khúc “Nhịp cầu mong nhớ”. |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương nhấn mạnh: “Hoạt động VHNT Thừa Thiên Huế không có không khí ồn ào, văn nghệ sỹ Huế trầm lặng hơn bởi tính cách Huế, song đó là sự trầm lặng của những con người chịu khó quan sát và ấp ủ sự khai mở sáng tạo. Những tác phẩm của văn nghệ sỹ Thừa Thiên Huế đang thể hiện khát vọng vươn tới cái đẹp. So với nguồn “văn mạch dằng dặc không dứt” của 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế, thì 74 năm vừa qua (1945-2018) chỉ là một khoảnh khắc, song khoảnh khắc đầy lịch sử ấy đang là căn nền cho những dự phóng mới của VHNT Thừa Thiên Huế. Trong bóng dáng thời gian đó, những yêu cầu lớn của văn học nghệ thuật đang đòi hỏi văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế phải không ngừng nỗ lực nhiều hơn”.
Phương Anh
Tối ngày 15/2 (rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần), trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival Huế bốn mùa và Ngày thơ Việt Nam năm 2022, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Múa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình Festival Thơ Huế năm 2022 với chủ đề “ Thơ Huế và Di sản”.
Hưởng ứng ngày thơ Việt Nam lần thứ XX, tối ngày 14/2 ( tức 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Nhâm Dần - 2022 với chủ đề “Sống và hy vọng”.
Sáng ngày 14/2 (tức ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Dần), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Chiều ngày 09/02, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Triển lãm "Mai vàng Huế - Tuyệt tác mùa Xuân”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng các chuyên gia, nghệ nhân, những người yêu thích Mai vàng Huế ...
Sáng 09/02 (mồng 9 tháng Giêng năm Nhâm Dần), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ hội đền Huyền Trân Xuân Nhâm Dần năm 2022 với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân".
Trong không khí vui tươi, phấn khởi mừng Đảng - mừng Xuân Nhâm Dần 2022, ngày 08/02, tại Khu Quy hoạch Dạ Lê, phường Thuỷ Vân, UBND Thành phố Huế tổ chức Lễ Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.
Trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, du khách đến Huế tham quan, nghỉ dưỡng tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 300%.
Ủy ban nhân dân Tỉnh vừa có Quyết định công nhận điểm du lịch Không gian trưng bày văn hóa Lục Bộ, 79 Nguyễn Chí Diểu, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 25/1, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Hội Mỹ thuật giới thiệu triển lãm mỹ thuật online với chủ đề “ Mừng xuân và Con giáp” chào đón Xuân Nhâm Dần 2022.
Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (25/01/2022 Dương lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu (thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Hiển Lâm Các – Thế Miếu (thuộc Đại Nội Huế).
Sáng ngày 25/1, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tổ chức khai mạc triển lãm báo Xuân Nhân Dần năm 2022.
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2021. Đến dự có ông Nguyễn Ngọc Phương – Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, ông Nguyễn Huy Hiển – Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh cùng các văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương.
Ngày 20/1/2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Đề cương Đề án “Huế - Thành phố bốn mùa hoa”.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương vừa có thư cảm ơn Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân, lực lượng tuyến đầu chống dịch, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã đồng hành cùng với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trong suốt thời gian qua. Góp phần triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 góp phần bảo vệ sức khỏe Nhân dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại do COVID-19 gây ra; phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế.
Chiều ngày 18/1, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức cuộc Tọa đàm khoa học với tựa đề: “420 năm chùa Thiên Mụ và Chúa Nguyễn Phúc Chu với những dấu ấn trong lịch sử”.
Thực hiện Kế hoạch về việc triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và Kế hoạch về khôi phục, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Vietsoftpro tổ chức xây dựng “Không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế” và chính thức khai trương hoạt động này vào ngày 20/1/2022.
Năm 2021, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động thay đổi linh hoạt mô hình phục vụ bạn đọc phù hợp với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức tuyên dương 50 học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm học 2020-2021 đang học tập tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11 tháng 01, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 42/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế.