Sáng 17/12, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm năm sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018).
Đồng chí Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu tại Lế kỷ niệm
Đến dự có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện - UVBCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL; Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm Nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng các đồng chí lão thành cách mạng, các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế; gia đình và dòng họ đồng chí Nguyễn Chí Diểu; các chiến sĩ công an, bộ đội, cán bộ công nhân, viên chức và người lao động các đơn vị, cùng các em sinh viên, học sinh đã đến dự.
![]() |
Lãnh đạo Trung ương, địa phương và đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân sĩ, trí thức, người dân trong tỉnh dự lễ kỷ niệm |
Đồng chí Nguyễn Chí Diểu sinh năm 1908 tại làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thuở nhỏ theo học chữ Hán, đến năm 10 tuổi mới học chữ quốc ngữ. Năm 1925, ông vào học trường Quốc học Huế, trong thời gian này ông liên hệ mật thiết với các nhà hoạt động cách mạng và kết thân với các đảng viên cộng sản trẻ tuổi. Tại đây ông tham gia Đảng Tân Việt, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1972, ông bị đuổi học vì tham gia bãi khóa đòi thả Phan Bội Châu. Năm 1928, ông đắc cử xứ Ủy viên Trung Kỳ của đảng Tân Việt. Năm 1929, một bộ phận đảng Tân Việt trở thành Đông Dương cộng sản Liên đoàn, ông trở thành đảng viên Đảng cộng sản. Sau khi ba nhóm cộng sản ba kỳ thống nhất thành Đảng cộng sản Đông Dương, ông được điều vào hoạt động ở Nam Kỳ, được cử là bí thư tỉnh Gia Định. Ở đây, ông bị người Pháp bắt vào tháng 10 năm 1930 và bị giam đến ngày 2 tháng 5 năm 1933 mới đưa ra toà. Tòa kết án ông khổ sai chung thân rồi lưu đày Côn Đảo.
![]() |
Tháng 6.1936, đồng chí trở về Huế và tiếp tục tham gia Ban chấp hành Trung ương Ðảng và được phân công phụ trách miền Trung. Với trình độ hiểu biết về văn hóa và báo chí, Nguyễn Chí Diểu đã sử dụng báo chí và phát huy vai trò to lớn của báo chí phục vụ nhiệm vụ của cách mạng một cách có hiệu quả. Đây là hình thức đấu tranh mới, nổi bật của Đảng trong giai đoạn 1936-1939. Ông đã tích cực chỉ đạo để cho ra đời tờ báo Nhành Lúa, là tờ báo hoạt động công khai của xứ ủy Trung kỳ lâm thời và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ. Cũng tại trụ sở của báo Nhành Lúa, Nguyễn Chí Diểu đã dựa vào ảnh hưởng của mình để triệu tập cuộc họp đại biểu các nhà báo của Thừa Thiên Huế bàn việc đón Godart- Đại sứ CH Pháp để trao bản "Dân nguyện".
![]() |
Năm 1937, đồng chí Nguyễn Chí Diểu đã chỉ đạo thành công Đại hội báo giới Trung Kỳ với sự tham dự của 70 nhà báo đại diện cho giới báo chí Trung Kỳ. Các đại biểu tham dự hội nghị kêu gọi thành lập một mặt trận thống nhất của những người làm báo ở Đông Dương, yêu cầu được tự do xuất bản và thành lập Hội ái hữu báo giới Trung Kỳ. Sự kiện này là một thắng lợi chính trị quan trọng của đường lối mặt trận do Đảng lãnh đạo. Ðồng chí Nguyễn Chí Diểu qua đời vào ngày 15.9.1939, lúc mới 31 tuổi.
![]() |
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh: “Thừa Thiên Huế tự hào là vùng đất sinh ra người con ưu tú, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc Nguyễn Chí Diểu. Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của các thế hệ tiền bối, nhất là học tập, noi gương đồng chí Nguyễn Chí Diểu, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế đã tập trung công sức, trí tuệ; hoạch định chiến lược phát triển; trăn trở, tìm tòi, thử nghiệm nhằm mở ra con đường phát triển phù hợp; từng bước tạo đột phá trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội”.
![]() |
“Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế mãi mãi khắc ghi công ơn của người chiến sĩ Cộng sản kiên trung, tấm gương sáng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Nguyễn Chí Diểu. Học tập và noi theo tấm gương của đồng chí Nguyễn Chí Diểu toàn thể cán bộ, Đảng viên, đồng bào,chíến sĩ trong toàn tỉnh, tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, đồng tâm hiệp lực nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh thi đua yêu nước, phẩn đấu đảy mạnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, góp phần cùng với cả nước thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân chủ, công bằng văn minh”. Ông Lê Trường Lưu chia sẻ.
Được biết, lãnh đạo Đảng và nhà nước, lãnh đạo Tỉnh cũng đã đến dâng hoa, dâng hương tại Nhà lưu niệm của đồng chí nhằm tỏ lòng thành kính, biết ơn đồng chí đã hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
Phương Anh
Tối ngày 04/06, tại công viên Tứ Tượng, Sở Du lịch tổ chức Ngày Hội Sen Huế 2022 với chủ đề “Sen - tinh hoa của đất trời”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Nhà sản xuất phim “Em và Trịnh” vừa có thông báo sẽ cho ra mắt cùng lúc hai bộ phim điện ảnh về nhạc sĩ huyền thoại Trịnh Công Sơn.
Chiều 31/5, nhân kỷ niệm 220 năm ngày vua Gia Long thống nhất đất nước và đặt niên hiệu Gia Long, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học”Công lao và những đóng góp quan trọng về mặt lịch sử của Hoàng đế Gia Long (1802-1820)”.
Sáng 28/5, tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế (53 Nguyễn Huệ- TP Huế) đã diễn ra khai mạc Vietnam Summer Fair 2022 (VSF2022) chủ đề “Hừng Đông khai hội” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế, tổ chức Legend of Hue phối hợp tổ chức.
Chiều 27/5, tại Trung tâm VHPG Liễu Quán – TP Huế đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm có chủ đề “Không lời”. Triển lãm được tổ chức nhằm hưởng ứng Festival Huế 2022 và giới thiệu những sản phẩm tranh Trúc chỉ mang tính sáng tạo mới của Nghệ thuật Trúc chỉ.
Nhằm hưởng ứng Lễ hội Festival Huế 2022 và đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, UBND huyện Quảng Điền sẽ tổ chức Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” năm 2022.
Sáng ngày 26/5, UBND tỉnh tổ chức Tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.
Sáng ngày 25/5, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV năm 2022.
Chiều ngày 24/5, Liên hiệp các Hội Văn học Nghê thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND Huyện Phú Vang đã tổ chức Bế mạc trại sáng tác “Phú Vang ngày mới”.
Ngày 23/5/2022, UBND thành phố Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hoá và du lịch thông minh”.
Sáng ngày 19/05, Nhân kỉ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2022), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn lãnh đạo tỉnh đã đến dâng hoa, báo công lên Bác và khai mạc Triển lãm chuyên đề “Những tấm gương bình dị mà cao quý”.
Sáng 18/5, tại Nhà Gươl huyện Nam Đông đã diễn ra chương trình tái hiện lại lễ hội Mừng lúa mới. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV năm 2022.
Festival Huế 2022 là Festival đầu tiên được tổ chức theo định hướng bốn mùa, mà điểm nhấn là tuần lễ Festival văn hóa, nghệ thuật mang tầm quốc gia và quốc tế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Tối ngày 17/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Lễ Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ VI, năm 2022.
Tối ngày 17/5, tại Thị trấn Khe Tre - huyện Nam Đông đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2022. Tham dự ngày hội có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sáng ngày 15/5, tại Tổ đình Từ Đàm, TP. Huế, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 với sự tham dự của đông đảo tăng, ni và đồng bào Phật tử. Đến dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành uỷ và đại diện HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và các ban ngành, đoàn thể.
Chiều 14 tháng 4 năm Nhâm Dần (14/5/2022); Ban Trị sự GHPGVN tỉnh – Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và Rước Phật từ Diệu Đế Quốc tự lên Tổ đình Từ Đàm, nguyện cầu tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
Tối ngày 13/5/2022 (13.4 Nhâm Dần) tại Nghinh Lương đình, thành phố Huế; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566-Dl.2022 đã tổ chức khai mạc và diễu hành xe hoa trên các trục đường của thành phố Huế đón mừng Phật đản.
Chiều 13/5/2022 (13.4 Nhâm Dần) tại Công viên Lý Tự Trọng, thành phố Huế; Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566-Dl.2022 đã tổ chức khai mạc không gian Ẩm thực chay với chủ đề “ Suối nguồn từ bi”.