Sáng ngày 22/12, Bảo tàng lịch sử Huế đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích Lao Thừa Phủ.
Cắt băng khánh thành
Lao Thừa Phủ là khu chứng tích ghi dấu tội ác của kẻ thù.Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,lao Thừa Phủ lànơi địch sử dụng để giam giữ, tra tấn các thế hệ người Việt Nam yêu nước, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, thanh niên, trí thức yêu nước; các nhà hoạt động cách mạng kiên trung như các đồng chí Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp, Lê Tự Nhiên, Lê Viết Lượng, Tố Hữu…và rất nhiều anh hùng, chiến sĩ cách mạng yêu nước khác.
![]() |
Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VHTT phát biểu tại buổi lễ |
Lao Thừa Phủ là “Địa ngục trần gian”.Cũng chính nơi đây, đã hun đúc và tôi luyện ý chí đấu tranh, tinh thần anh dũng của biết bao chiến sỹ vàđồng bào yêu nước, với tinh thần quả cảm,hiên ngang, bất khuất trước những đòn tra tấn dã man của kẻ thù.Trong những năm tháng gian khổvà ác liệt nhất, Chi bộ Đảng ở lao Thừa Phủ đã ra đời và bí mật hoạt động; lãnh đạo, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh ngay trong nhà tù.
Ban đầu, lao Thừa Phủ có quy mô khá nhỏ, về sau, thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ tiếp tục mở rộng dần, xây dựng thêmnhiều dãy nhà giam khác nhau cùng hệ thống hàng rào bảo vệ cùng các chòi canh nhằm ngăn chặn ý định vượt ngục của tù nhân. Cách mạng tháng Tám thành công ở Thừa Thiên Huế, lao Thừa Phủ bị đập phá, chỉ giữ lại một số buồng giam để giữ thành phần phản cách mạng thân Nhật. Sau khi chiếm lại Huế, thực dân Pháp đã cho xây dựng lại. Đến năm 1954,bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn cho cải tạo, xây mới nhà biệt giam, hầm tối, chuồng cọp để làm nơi giam giữ những đảng viên Cộng sản và những người yêu nước.
![]() |
Đại biểu tham quan khu chúng tích Lao Thừa Phủ |
Công trình Lao Thừa Phủ bảo tồn gồm các hạng mục chủ yếu như, cải tạo tháp canh ở phía Tây - Nam; cải tạo nhà giam thời Mỹ, lô cốt. Phục hồi nguyên trạng nhà giam đồng chí Tố Hữu từ vị trí cũ nằm trong khu quy hoạch Bệnh viện quốc tế ra khu vực bảo tồn; phục hồi nguyên trạng hai cổng lao Thừa Phủ (chuyển từ vị trí cũ ở đường quy hoạch đến tiếp giáp đường Lê Lai). Xây dựng hệ thống giao thông nội bộ phục vụ khách du lịch và các hạng mục phụ trợ.
![]() |
Ảnh chụp khu chứng tích Lao Thừa Phủ sau khi trùng tu |
Trong thời gian tới, để phát huy giá trị khu chứng tích lao Thừa Phủ, Bảo tàng Lịch sử sẽ xây dựng đề cương trưng bày thông qua các hình ảnh, tư liệu, hiện vật nhằm tái hiện lại không gian lao Thừa Phủ với tinh thần anh dũng, chí khí hiên ngang, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng.
Phát biểu tại buổi khánh thành, Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VHTT nhấn mạnh: “Khu chứng tích lao Thừa Phủ có được diện mạo như ngày hôm nay đó là sự chung sức, chung lòng, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh. Việc bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích lao Thừa Phủ là thể hiện nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân, sự nỗ lực của các ban ngành hữu quan, nhằm tri ân những chiến sĩ cách mạng, khơi dậy niềm tự hào và giáo dục truyền thống yêu nước của quê hương Thừa Thiên Huế.
![]() |
Buồng giam trong khu chứng tích Lao Thừa Phủ |
Việc bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích lao Thừa Phủ là bước đi quan trọng và có tính định hướng cao trong việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị lịch sử của địa phương. Trong thời gian tới sẽ xây dựng kế hoạch lập Hồ sơ Khoa học để công nhận lao Thừa Phủ là di tích, đồng thời đề xuất phương án bảo tồn và phát huy giá trị di tích với hình thức, nội dung phù hợp, để phát huy Khu chứng tích lao Thừa Phủ trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn, là địa chỉ đỏ làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Phương Anh
Kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2018), Sông Hương giới thiệu bài viết “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng Thừa Thiên Huế và miền Trung”; tờ báo công khai khổ lớn đầu tiên ở Huế và của Xứ ủy Đảng cộng sản Đông Dương Trung Kỳ. Sau 80 năm nhìn lại, với tầm vóc trí tuệ và bản lĩnh cách mạng cấp tiến, những người cầm chịch đã đưa tờ báo vượt qua những quy định hà khắc của chế độ thực dân cũng như áp lực kiểm duyệt của Chính phủ Nam Triều, đã cho in nhiều bài viết thiết thực, động viên, giác ngộ cho hàng vạn quần chúng nhân dân trong phong trào chính trị rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, góp phần đoàn kết đấu tranh vận động dân chủ 1936 - 1939, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Sáng ngày 13/7, Ủy ban nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “ Định hướng các loại hình dịch vụ, du lịch trên địa bàn thành phố Huế.
Chiều ngày 10/7, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm “Về bản di chúc của vua Tự Đức và về một tấm bản đồ của quân đội triều Nguyễn” do nhà nghiên cứu, diễn giả Trần Viết Ngạ trình bày, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Báo Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Đông Dương Xứ ủy Trung Kỳ ra số đầu tiên tại Huế (6/7/1938-6/7/2018), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp cùng với Báo Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo khoa học: “Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng” tại Hội trường khách sạn Hương Giang (51 Lê Lợi, Huế).
Tháng 7, những dòng văn viết về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 như nghẹn lại, nhói lòng người đọc bằng những “câu thơ đắp cho linh hồn ngang dọc”. Tháng 7 nhớ về các chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại Trường Sơn, hay Trường Sa với những ngôi mộ gió quanh các bãi bờ. Những người bị vùi tuổi xuân nơi địa ngục trần gian Côn Đảo, và hôm nay lớp con cháu cầm ký ức của cha ông nơi đã trở thành chứng tích cho lòng quả cảm anh hùng, để cảm nhận những người tù chính trị ngày trước vẫn như còn ấm từng dấu nằm và lời thì thầm trao truyền niềm tin vào một ngày mai ánh bình minh xuyên vào hốc tối đau thương.
Vào lúc 15h30 ngày 28/06, nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng triển lãm tranh “Ngày mới 2018” của bốn họa sĩ khuyết tật đến từ Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ cũng như kết nối của kỹ sư Nguyễn Quỳnh Hoa đến từ Hà Nội tại hội trường tạp chí.
Chiều ngày 22/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ khai mạc chuyên đề “Hương sắc bánh Huế”. Đây là hoạt động chào mừng ngày gia đình Việt Nam.
Chiều ngày 19/6, Ban Tổ chức giải báo chí - Hội Nhà báo tỉnh tổ chức kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ XI-2018.
Tối 18/6, tại Hội trường trường Đại Học Y Dược Huế đã diễn ra đêm nhạc Flamenco, guitar cổ điển của cha con nghệ sĩ Michel Grizard và Helena Cueto.
Triển lãm Ký họa Huế 2018- Một thoáng Cố đô vừa được khai mạc tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị (17 Lê Lợi). Đây là một hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động ký họa của Urban Sketchers Viet Nam - Hội Ký họa Đô thị Việt Nam.
Sáng ngày 8/6, Tạp chí Sông Hương đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), diễn ra tại hội trường Đồng Khánh, 86 Nguyễn Sinh Cung, thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
Chiều ngày 7/6, Các Hội Văn học Nghệ thuật thuộc 5 vùng Kinh đô xưa và nay, các Tạp chí văn nghệ thuộc 6 tỉnh Bắc Miền Trung phối hợp tổ chức Hội thảo “Sáng tác, nghiên cứu VHNT về chủ đề con người và văn hóa vùng đất địa phương” .
Nhằm hưởng ứng lễ Kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2018), vào lúc 8h30 ngày 7/6, tạp chí Sông Hương đã tổ chức lễ khai mạc phòng tranh “Về với Sông Hương.” Đến dự buổi khai mạc có đông đảo quý vị khách mời, các văn nghệ sĩ đến từ các tạp chí vùng Bắc Trung Bộ cùng các đoàn Liên hiệp các Hội VHNT vùng kinh đô xưa.
Chiều ngày 28/5 (tức 14/4 Âm lịch) đã diễn ra Lễ Mộc dục tại lễ đài chùa Diệu Đế (đường Bạch Đằng, TP Huế) và Lễ rước Phật cầu nguyện quốc thái dân an từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
35 năm, tờ tạp chí như dòng sông có lúc qua thác ghềnh gầm thét, có lúc thản nhiên một dòng trôi giữa thảo nguyên xanh thẳm; dù phiêu lãng nhiều cung bậc qua thời gian, sông vẫn tiếp nối dòng phù sa cho những cánh đồng mùa màng… Thuở ban đầu, Sông Hương đã “phấn đấu là tiếng nói văn nghệ, văn hóa chính thức của một vùng đất, với những dấu hiệu riêng của nó, trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với bước đi chung của đời sống văn nghệ đất nước”.
Chiều ngày 22/5 (tức 08/4 Mậu Tuất), Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế phối hợp tổ chức triển lãm Di sản tượng thờ Phật giáo trong tiếp biến văn hóa ở miền Trung.
Chiều 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Mỹ thuật và Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế phát động cuộc thi sáng tác mỹ thuật “Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình Huế”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 128 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2018), hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5.
Sáng ngày 18/05, Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế đã tổ chức chương trình “ Chắp cánh ước mơ” tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhằm chào mừng ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5/2018.
Chiều ngày 17/5, Hội thơ Hương Giang phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hương và chương trình thơ “Tháng năm nhớ Bác” nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018).
Sáng 15/5, tại Đại học Khoa học Huế, Ban Nhà văn Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Khoa học Huế tổ chức tọa đàm về chủ đề “Văn học và Lịch sử” để nhìn nhận, đánh giá thành tựu và hạn chế của đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam.