Khám phá vẻ đẹp lãng mạn của xứ Huế mộng mơ

08:52 09/09/2014

Huế, miền đất cố đô nằm ở miền trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.

Thiên nhiên ưu đãi cho xứ Huế nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhưng Huế thật sự tỏa sáng cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do con người tạo nên. Nơi đây là xứ hội tụ tinh hoa văn hóa, làm nên một tinh thần, một sắc thái rất riêng của Huế. 

Huế có rất nhiều điểm tham quan: Đại Nội (Hoàng thành) và các di tích khu vực Kinh thành, các điểm khác có thể kể như phố cổ Bạch Đằng, Chi Lăng, các công trình kiến trúc Phật giáo, các nhà vườn, làng nghề…, đi chơi và mua sắm ở chợ Đông Ba. Đi xa hơn ra ngoại ô có thể tới các di tích lăng tẩm như lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức… hoặc du ngoạn ngắm cảnh sông Hương, tới các làng mạc, đầm phá - cũng rất thú vị.

 

Dòng sông Hương hiền qua chảy qua thành phố Huế

 

Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức ca Huế trên sông Hương (cùng các tour du ngoạn ngắm cảnh), nghe nhã nhạc cung đình ở nhà hát Duyệt Thị Đường trong Đại Nội.

Huế đẹp nhất trong khoảng thời gian hè – thu. Thời tiết của Huế không thuận lợi vào mùa đông, do dãy núi Hải Vân giữa Huế và Đà Nẵng chặn các đợt gió mùa đông bắc từ phía bắc, gây ra lạnh và mưa nhiều. Huế cũng ảnh hưởng của khí hậu biển, dễ có bão vào mùa hè.

Huế cũng là miền đất của ẩm thực, bạn có thể khám phá các món ăn nơi đây từ bình dân tới cao cấp ở khắp mọi nơi, từ trong Thành nội phía bắc cho tới khu phố Tây ở phía nam sông Hương. Các món ăn bình dân có thể kể tới là: Bún bò, cơm hến, bánh bèo (và rất nhiều loại bánh khác), bánh canh cá lóc…; cơm vua và món ăn cung đình có nhiều ở các khách sạn hạng sang. Chè Huế cũng là một món ẩm thực thú vị. Các quán café cũng có khắp mọi nơi với nhiều phong cách.

Các món đặc sản làm quà cũng rất nhiều, phổ biến nhất là kẹo mè xửng. Ngoài ra còn có các món đặc sắc và tiêu biểu khác như trà cung đình, rượu Minh Mạng, cà dầm, tôm chua…

Trải qua những thăng trầm, những biến động của lịch sử, Huế vẫn là miền đất quyến rũ với vẻ hiền hòa, thanh bình đầy lãng mạn. Những giá trị mà Huế lưu giữ đã được ghi nhận xứng đáng với với việc UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 1993. Và hiện nay, Huế là một trong những điểm dừng chân nhiều nhất của du khách trên bản đồ du lịch Việt Nam cùng với một danh hiệu mới: Thành phố Festival./. 

"Con sông dùng dằng, con sông không chảy. Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."
  Cầu Trường Tiền, cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương, được xây dựng từ năm 1897, một nét duyên dáng của xứ Huế
Nghênh Lương Đình phía trước Kinh thành, sát bờ sông Hương
Phu Văn Lâu trước Kinh thành, phía sau là Kỳ đài
Kỳ đài Huế
Cổng thành của Kinh thành Huế. Kinh thành Huế được vua Gia Long xây dựng từ năm 1805
Ngọ Môn, cổng chính vào Hoàng Thành (còn gọi là Đại Nội). Ngọ Môn là được coi là gương mặt của Hoàng Thành và là biểu tượng của kiến trúc cung đình Huế.
Trăng Hoàng cung
Từ Ngọ Môn nhìn vào Hoàng Thành; phía xa là điện Thái Hòa
Cửu đỉnh (9 chiếc đỉnh đồng) được đúc từ thời vua Minh Mạng (hoàn thành năm 1837), đặt tại sân Thế Miếu trong Đại Nội, được coi là một bộ bách khoa thư bằng hình ảnh của Việt Nam.
Hoa ngô đồng nở trong Tử Cấm thành
Quang cảnh trong lăng vua Tự Đức 
Cầu ngói Thanh Toàn (ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, cách TP Huế 8km về phía Đông Nam) Đây là một kiến trúc đặc sắc đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia
Phố cổ Bao Vinh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà).
Cuộc sống sông nước của người dân ở Đầm Chuồn (huyện Phú Vang)
Chiều buông trên phá Tam Giang

Những ngư dân vùng biển Quảng Lợi (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền)

Theo CTV Hà Thành/VOV.VN
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chiều 12/7, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế đã  tổ chức buổi họp báo triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) Thừa Thiên Huế năm 2019

  • Sáng ngày 12/7, tại trường Trung học cơ sở Tôn Thất Bách - xã Hương Thọ - Thị xã Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Trà đã tố chức khai mạc trại sáng tác văn học Hương Thọ năm 2019.

     

  • Chiều 11/7, TS. Nguyễn Hữu Liêm (là tiến sĩ luật khoa, tiến sĩ triết học ở Mỹ ) vừa có buổi ra mắt sách “Cám dỗ Việt Nam” tại 14 Phạm Ngũ Lão, TP. Huế.

  • Ngày 7/7, Câu lạc bộ Thơ Facebook xứ Huế đã ra mắt tập thơ “Sắc màu Huế thương” nhân dịp kỷ niệm một năm thành lập.  

  • Sáng ngày 06/ 07, tại khách sạn Duy Tân - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế  phối hợp với Hội VHNT Quảng Bình, Hội VHNT Quảng Trị tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Truyền thống và tiếp nối”. Đông đảo văn nghệ sĩ Huế - Quảng Bình - Quảng Trị tham dự.

  • Tối 05/7, Tuần phim Đan Mạch 2019 đã được khai mạc tại rạp BHD - Vincom Huế. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Kim Højlund Christensen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam.

  • Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019); ở Thừa Thiên Huế có một địa điểm đặc biệt quan trọng - đó là đồi A Bia. Nơi đây từng diễn ra trận đánh được giới nghiên cứu Mỹ cho là ác liệt nhất, khủng khiếp nhất, kinh hoàng nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, đồng thời là một trong những trận đánh quyết định trong chiến tranh Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng A Bia, bài viết “Trận đánh góp phần tạo bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam” đã đưa ra một số tư liệu quý cũng như việc xác định đúng vị trí của trận đánh. Đồi A Bia từ lâu đã làm nguồn cảm hứng cho tác phẩm thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả uy tín trong và ngoài nước.

  • Sáng 28/6, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Minh chứng lịch sử và cơ sở pháp lý”. Đến dự có ông Nguyễn Thái Sơn – Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Tối 25/6, tại Bảo tàng Văn hóa Huế, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Viện Goethe và Hội hữu nghị Việt – Đức tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đã khai mạc triển lãm “Hợp tác Đức – Việt qua ảnh”.

     

  • Sáng 18/6,  Tại Hà Tĩnh, Liên hiệp các Hội VHNT Hà Tĩnh – Tạp chí Hồng Lĩnh đã tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ 6 tỉnh Bắc Miền Trung với đề tài biển đảo. Tạp chí Sông Hương cùng đại diện các Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật các tỉnh trong khu vực và Ban Biên tập các tạp chí: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt tham dự.

     

  • Sáng 14/6, tại giảng đường I trường Đại học Sư phạm Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì Môi trường của ngành Giáo dục. 

  • Trại sáng tác văn học nghệ thuật tại huyện Quảng Điền do Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức vừa bế mạc vào chiều 13/6.

  • Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành) - một nhà cách mạng, nhà thơ lớn; hai vị thế song hành quyện vào nhau khó tách biệt. Bài viết “Tố Hữu: Thơ và những ngày tháng trong ngục tù đế quốc” giúp chúng ta hiểu thêm chặng đường hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Kim Thành từ khi còn là học sinh ở Huế cùng quần chúng trong không khí đòi dân chủ khá sôi nổi.

  • Chiều 4/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp Trường đại học Nghệ thuật  Huế tổ chức triển lãm Các tác phẩm tốt nghiệp năm 2019. 

  • Chiều 31/5, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT khai mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2019).

  • Sáng ngày 29/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Quảng Điền tổ chức khai mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật năm 2019. 

  • Chiều 18/5 (tức 14/4 Âm lịch), Ban Tổ chức Đại lễ Phật Đản – Phật lịch 2563 đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và lễ rước Phật từ Quốc tự Diệu Đế lên Tổ đình Từ Đàm. Chương trình do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức, với hàng ngàn người gồm chư tôn hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni phật tử, đoàn khách quốc tế và người dân toàn tỉnh tham gia lễ rước.

  • Giáo sư, Dịch giả Thái Kim Lan vừa cho ra mắt tập tản văn “ Mai rồi mưa tạnh trong xuân”  tại Huế.

     

  • Sáng ngày 18/5, Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế và trường Cao Đẳng Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị ẩm thực Chay Huế.

  • Sáng 17/5, Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật “Dấu ấn một cuộc đời sắc son”.