Chiều 15/03, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ khai trương không gian Tàng Thư Lâu và giới thiệu nguồn thư tịch của triều Nguyễn.
Cắt băng khai trương không gian Tàng Thư Lâu
Tàng Thơ Lâu được xây dựng vào mùa hè năm 1825, dưới thời vua Minh Mạng. Lúc bấy giờ triều đình đã giao cho Thự thống chế Đoàn Đức Luận đứng ra chỉ huy 1.000 binh lính để thi công lầu Tàng Thơ.
Tổng thể kiến trúc lầu Tàng Thơ được thiết kế rất khoa học nhằm đáp ứng chức năng cất giữ và bảo quản các sổ sách văn bản, giấy tờ quan trọng của triều đình, đặc biệt để đối phó với hai thứ họa lớn là nước và lửa. Lầu nằm trên một hòn đảo hình chữ nhật (diện tích khoảng 30m x 50m), ở giữa hồ Học Hải. Hòn đảo này nối với đất liền bằng một cây cầu xây bằng gạch và đá ở bờ hồ phía tây. Bốn mặt hồ xây tường gạch thấp.
Lầu Tàng Thơ là một tòa nhà 2 tầng đồ sộ, xây bằng gạch và đá, ngoài trát vôi, tường có độ dày 0,4m, mái lợp ngói đất nung. Tầng trên là nơi lưu trữ sổ sách tư liệu, có 7 gian 2 chái, trổ nhiều cửa chung quanh (7 cửa lớn và 11 cửa sổ), các gian thông thương với nhau bằng 3 lối cửa. Chung quanh xây lan can thông thoáng để không khí luôn lưu chuyển nhằm tránh sự ẩm mốc. Tầng dưới của tòa nhà có 11 gian với 18 cửa lớn.
Sau khi Tàng Thơ Lâu xây dựng xong, vua Minh Mạng cho dựng bia vào năm 1826, ghi lại mục đích, chức năng và ý nghĩa của việc dựng Tàng Thơ Lâu. Trải qua thời gian dài, Tàng Thơ Lâu được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau, phần nào kết cấu của công trình cũng bị hư hại nhiều cùng với sự biến mất của tấm bia.
|
Tham quan không gian Tàng Thư Lâu |
Trải qua thời gian và bao biến động lịch sử, Tàng Thơ Lâu đã bị hủy hoại và xuống cấp nghiêm trọng; công trình cũng không còn giữ được chức năng nguyên thủy mà bị sử dụng vào các mục đích khác; số tài liệu lưu trữ tại đây bị chuyển đi nhiều nơi, cả ở trong nước và thất tán ra nước ngoài…
Đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, ngôi “Tàng kinh các” danh tiếng ngày nào đã đứng trước nguy cơ xuống cấp trầm trọng. Dự án nghiên cứu, phục hồi lầu Tàng Thơ được khởi động từ đầu những năm 2000 sau khi công trình được bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đến năm 2014, dự án trùng tu phục hồi công trình này chính thức được khởi công. Đến nay, dự án đã hoàn thành, quần thể di tích kiến trúc cung đình Huế không chỉ có thêm một di sản độc đáo, mà điều quan trọng hơn là Cố đô lại phục hưng được một “Tàng kinh các” danh tiếng, mở ra cơ hội phục hưng các di sản tư liệu vốn dĩ rất phong phú tại đây.
Nhằm phát huy lợi thế vốn có của vùng đất Cố đô, trong chiến lược lâu dài của công tác trùng tu và bảo tồn di sản, Huế cần thiết có một trung tâm lưu trữ tư liệu. Nhận thức được điều đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cho thực hiện việc trùng tu, tái dựng lầu Tàng Thơ, một Tàng kinh các của Việt Nam dưới thời Nguyễn. Nỗ lực cuối cùng của đội ngũ cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế không chỉ dừng lại ở việc phục dựng nguyên trạng hình ảnh Tàng Thơ Lâu trong quá khứ, mà hơn hết là “hồi sinh” một trung tâm lưu trữ tư liệu mang tầm cỡ quốc gia và khu vực, trả lại đúng vị thế và vai trò của nó như đã từng hiện diện trong lịch sử.
Tàng Thơ Lâu sẽ là địa chỉ để nghiên cứu, bảo tồn và lưu giữ bền vững các di sản ấy cho tương lai. Một trung tâm lưu trữ tư liệu, một trung tâm nghiên cứu về di sản văn hóa của cố đô Huế đã được hình thành, và trong tương lai, đây sẽ trở thành một trung tâm để kết nối các giá trị của quá khứ đến cuộc sống đương đại. Với ý nghĩa ấy, lầu Tàng Thơ không chỉ là nơi cất giữ tài liệu như tên gọi, mà thực sự sẽ là nơi bảo tồn và phát huy một loại hình di sản đặc thù của cố đô Huế - di sản tư liệu.
Phương Anh
Sáng ngày 26/12, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Văn học Thừa Thiên Huế sau đổi mới 1986”.
Cùng bạn đọc thân mến!
Các bạn đang cầm trên tay số tạp chí cuối cùng của năm 2018, năm đánh dấu 35 năm Tạp chí Sông Hương trên hành trình phụng sự. Mới ngày nào đó, giờ đã qua 35 năm. Thời gian không chờ ai cả, mỗi khoảnh khắc trôi qua là duy nhất của vũ trụ không bao giờ lặp lại. Trên hết tất cả, thời gian quyết định sự hiện hữu và giá trị con người trên mặt đất này. Trái đất vẫn quay. Mặt trời vẫn mọc lúc bình minh và lặn tắt lúc hoàng hôn. Thời gian vẫn trôi trong cái thế giới hiện tượng đầy sai biệt này, nơi mà con người vẫn luôn khao khát đến một cõi phi thời gian đầy huyền bí. Hàng nghìn năm qua, con người luôn tìm cách làm chủ thời gian, nhưng thời gian, bánh xe tàn nhẫn ấy vẫn cứ quay và nghiền nát biết bao giá trị.
Sáng ngày 24/12, Đại học Huế đã tổ chức lễ khai trương Trung tâm khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Đại học Huế tại 20 Lê Lợi.
Ngày 23/12. Hội Âm nhạc đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2018 và đề ra phương hướng năm 2019.
Ngày 23/12, Tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2018.
Sáng 21/12, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ trao giải cuộc thi “Ảnh đẹp Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2018”.
Chiều 18/12, lễ trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt giải tại Festival toàn Nga lần thứ năm dành cho các dàn nhạc hơi và nghệ sỹ độc tấu nhạc cụ bộ hơi đã diễn ra tại Học viện Âm nhạc Nga mang tên Gnesin ở thủ đô Moskva.
Chiều 20/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” tại 26 Lê Lợi. Triển lãm nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chiều 19/12, Hội Văn nghệ Dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức tổng kết tình hình hoạt động năm 2018 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
Sáng ngày 19/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt luật an ninh mạng năm 2018.
Chiều ngày 18/12, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa Thế thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 284/QĐ- TTg ngày 24/02/2014 của Thủ tướng chính phủ về ngày sách Việt Nam và phát triển văn hóa đọc trong trường học.
Sáng 17/12, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 110 năm năm sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018).
Chiều 10/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế và Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm Ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12).
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018), Sông Hương giới thiệu 3 bài viết với góc nhìn khác nhau về những sự kiện lịch sử gắn với thân thế và sự nghiệp hoạt động của đồng chí Nguyễn Chí Diểu. Những câu chuyện từ thời niên thiếu, từ một học sinh trung học cho đến thời gian Nguyễn Chí Diểu thoát ly trở thành một đảng viên mẫu mực, một chiến sĩ cách mạng kiên trung đưa lại nhiều cảm xúc về sự mạnh mẽ dũng khí trong tranh đấu vì lý tưởng và chan hòa tình cảm trong đời thường, làm sáng lên nhân cách cao đẹp một con người trọn đời cống hiến vì sự nghiệp chung.
Chiều 27/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND huyện Nam Đông tổ chức khai mạc trại sáng tác "Văn hóa và con người vùng cao Nam Đông".
Sáng ngày 23/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hiệp hội Chè Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch ẩm thực – nông nghiệp và xây dựng văn hóa thương hiệu chè Việt Nam”.
Sáng ngày 23/11, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức trao tặng Sắc phong cho làng La Ỷ - Xã Phú Thượng – Phú Vang và làng Quý Lộc – Xã Lộc Điền - Phú Lộc. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Sáng 23/11, Bảo tàng Văn hóa Huế phối hợp với Hội Đông y thành phố Huế tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa Đông y Huế”.
Chiều 21/11, Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế và Hội đồng triển lãm Vành đai Thái Bình Dương đã tổ chức Khai mạc triển lãm quốc tế Vành đai Thái Bình Dương tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP Huế).
Chiều ngày 21/11, tại TP Huế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, phối hợp với Hiệp Hội Chè Việt Nam và Tea Masters Cup Quốc tế tổ chức buổi Họp báo về cuộc thi Nghệ nhân Trà Thế giới 2018.