Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.

12:15 18/11/2021

Sáng ngày 18/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Điện ảnh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế  đã tổ chức Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch -Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII phát biểu khai mạc

Tham dự có Thứ trưởng Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch -Trưởng Ban Chỉ đạo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII; ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đông đảo nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại lễ khai mạc


Lễ khai mạc Liên hoan phim mang đậm đậm phong cách Huế với những tiết mục văn nghệ như Nhã nhạc cung đình, tiết mục múa Lục cúng Hoa đăng và tiết mục Chầu văn Vẻ đẹp Cố đô. Bên cạnh đó, Ban tổ chức và các khách mời đã mang trang phục áo dài Ngũ thân nhằm quảng bá và tôn vinh áo dài, giúp đẩy mạnh việc  thực hiện đề án “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”.

Với đặc điểm của một kỳ Liên hoan Phim diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII xác định, yêu cầu, mục tiêu đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 lên hàng đầu, đồng thời linh hoạt, thích ứng trong điều kiện "bình thường mới" để tổ chức Liên hoan Phim một cách tốt nhất. Ban Tổ chức đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế chuẩn bị các phương án phòng chống dịch bệnh với mức độ an toàn cao nhất.
 

Tiến sĩ Phan Thanh Hải- Giám đốc Sở VHTT Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi lễ

Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII được tổ chức nhằm chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, với mục tiêu: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Với khẩu hiệu “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn”, Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII đưa 126 bộ phim tham dự các thể loại gồm: phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình tới công chúng khán giả thành phố Huế và khán giả cả nước theo hình thức phổ biến trực tiếp ở 4 cụm rạp tại thành phố Huế từ ngày 18/11 đến 20/11/2021 và trên nền tảng số của VTVGo Đài Truyền hình Việt Nam từ ngày 14/11 đến 20/11/2021. Đồng thời, có 4 bộ phim của điện ảnh Việt Nam đã từng quay tại Huế cũng được đưa vào lịch chiếu phim của cả hai hình thức để phục vụ khán giả. Tổng số phim được phổ biến đến khán giả là 130 phim.

Ra mắt Ban giám khảo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII (Thể loại phim truyện)


Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch nhấn mạnh: Liên hoan Phim sẽ trở thành dấu ấn văn hóa nghệ thuật tiêu biểu của năm 2021, góp phần giới thiệu với công chúng cả nước nói chung và khán giả Thừa Thiên Huế nói riêng về nền nghệ thuật điện ảnh Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc đã hình thành và phát triển trong gần 70 năm qua và hội nhập với thế giới để trở thành một ngành công nghiệp văn hóa phát triển.

Tiết mục múa Lục cúng Hoa đăng biểu diễn trong Lễ khai mạc Liên hoan Phim


Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 1999, Thừa Thiên Huế lần đầu tiên vinh dự tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XII. Từ đó đến nay, Thừa Thiên Huế được nhiều nhà sản xuất phim chọn làm bối cảnh cho những bộ phim điện ảnh đạt các giải cao ở Liên hoan phim trong nước và quốc tế. Thông qua điện ảnh Thừa Thiên Huế không chỉ để lại trong lòng người xem sự yêu mến, mà còn tạo được những dấu ấn về các địa danh du lịch nổi tiếng với không gian thơ mộng, lãng mạn, yên bình, hay những nét đẹp trong văn hóa, trang phục, ẩm thực và phong cách sống của con người xứ Huế.

Năm 2021, sau 22 năm Huế lại được chọn làm nơi tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII, một sự kiện lớn mà những người làm phim hướng đến để thể hiện sự đam mê, sáng tạo, để cống hiến những bộ phim hay nhất cho người xem. Đồng thời đây cũng là dịp để Thừa Thiên Huế giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc, tinh hoa của văn hóa Huế đến với đông đảo bạn bè trong nước với định hướng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên lĩnh vực điện ảnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

 

 

 

Phương Anh

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tiếp tục truyền thống vào mỗi đầu năm dương lịch mới, Sông Hương bao giờ cũng dành nhiều trang cho các cây bút trẻ. Năm nay cũng vậy, các sáng tác thơ, văn xuôi trong số này đa phần do các cây bút sinh sau 1980 góp sức. Thú vị hơn, một số người đã cùng Sông Hương làm nên một bàn tròn văn chương, với những tỏ bày ý kiến về nghề viết, về việc viết mà họ đã trót đam mê và dấn thân.

  • Sáng ngày 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi Hội thảo “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật và công tác tổ chức trại sáng tác giai đoạn 2016-2020” tại hội trường khách sạn Duy Tân.

  • Chiều ngày 09/12, nhân dịp kỷ niệm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng với Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm mừng ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam năm 2016 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

  • Sáng ngày 06/12, hưởng ứng Tuần lễ Vàng kích cầu du lịch cuối năm 2016, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng với Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức khai mạc triển lãm “Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

  • Nằm trong xu thế toàn cầu hóa tri thức mạnh mẽ, trong các ngày từ 12 đến 14/ 11/2016 vừa qua, tại thành phố Đài Nam (Tainan), của Đài Loan, đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Việt Nam học và Đài Loan học do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học quốc gia Thành Công (Đài Loan) tổ chức. 

  • Sáng ngày 23/11, nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng trưng bày cổ vật Chăm (Champa).

  • Vào chiều ngày 22 /11, nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), được sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng đã phối hợp cùng nhà sưu tập Lê Duy Trường tổ chức buổi triển lãm từ điển với chủ đề “Hành trình.”

  • Vào chiều ngày 16/10, Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm của nhà nghiên cứu, phê bình lý luận văn học Trần Huyền Sâm “Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại.” Tham dự buổi lễ có đông đủ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, các bạn sinh viên cũng như những công chúng yêu văn học đến từ Huế.

  • Tháng Mười, không gian Huế chuyển mùa từ những cơn mưa, tiết trời mát mẻ sau những ngày nắng đổ lửa của thời “biến đổi khí hậu”. Sự chuyển mùa lan cả sang cây lá đó, như thể đã bắt đầu từ lúng liếng dịu êm ánh mắt con gái, hay chính từ bàn tay mềm mại đong đầy nữ tính của họ, chảy vào những trang văn ngập ngời hứng khởi trong cõi nhân gian… 

  • Là một trong những trung tâm văn học nghệ thuật của cả nước, trong những ngày tháng 8, tháng 9, Huế liên tục đón các văn nghệ sĩ tên tuổi trong và ngoài nước đến thăm. Trong đó đáng chú ý là buổi giao lưu của nhà thơ Du Tử Lê và cuộc triển lãm Nghệ thuật Đảo ngược của danh họa Nguyễn Đại Giang. Cũng nhân dịp này, danh họa Nguyễn Đại Giang đã tặng 3 bức tranh của mình cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế trong tương lai. Đây thật sự là một tín hiệu vui cho văn hóa Huế. Vầng trăng tròn Mùa Trung thu đang xanh, kính chúc quý bạn đọc một mùa vang vọng thật nhiều tiếng cười thơ trẻ.

     

  • Tháng chín, mùa thu, các cánh đồng làng quê vào vụ gặt, hương lúa mới, mùi rơm rạ tỏa khắp vùng ngoại ô. Và những cơn mưa đầu mùa sau những tháng hè khát cháy đã đổ xuống, không gian như mềm hẳn ra, dịu dàng dưới mưa… Cảm nhận mùa thu rõ rệt nhất trong những ngày này đang như thể bàng bạc hơn trong không gian cỏ cây ở các làng mạc…

  • Thiên Mụ và Sùng Hóa, hai ngôi quốc tự ra đời sớm nhất tại Đàng Trong, không chỉ là điểm quy hướng tâm linh của cộng đồng mà còn là nơi thường diễn ra các quốc lễ, các nghi lễ Phật giáo quan trọng kể từ đầu thế kỷ XVII.

  • “Thét Tiếng Dân giữa kinh thành Huế”, đó là lời của cố Tổng Bí thư Trường Chinh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 7/1948) tại chiến khu Việt Bắc khi ngợi ca về 16 năm hoạt động sôi nổi, ắp đầy hào khí cách mạng của tờ báo Tiếng Dân.

  • Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm trên địa bàn xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế). Từ Đà Nẵng ra, nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 10km, cách thành phố Huế khoảng 30km, con đường vào Thiền viện có đoạn đường nhựa, có đoạn bê-tông, có đoạn chạy bên bờ sông Truồi thơ mộng để đến hồ Truồi với non xanh nước biếc hữu tình.

  • Phá Tam Giang có chiều dài 24km, theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Thừa Thiên – Huế.

  • Tiếp tục chủ đề văn học Việt Nam 30 năm đổi mới, số báo này giới thiệu bài nghiên cứu “Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2010”. 

  • Chùa ở Huế thường không quá rộng về mặt diện tích nhưng bề sâu văn hóa và kiến trúc độc đáo là lại in đậm trong từng nét rất riêng của các công trình nơi đây. Mà nói đến du lịch tâm linh ở đất này thì không thể không đến tổ đình Từ Hiếu đã gắn bao thăng trầm đất cố đô.

  • Trước khi lấy vua Bảo Đại năm 19 tuổi, Hoàng hậu Nam Phương từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương.

  • Cố đô Huế là mảnh đất giàu chất thơ và đậm văn hóa. Đến đây, du khách không thể bỏ qua sự cầu kỳ và tinh tế của ẩm thực hay giọng ca.

  • Minh Mạng là một trong những vị Vua có đông Công chúa, Hoàng tử nhất lịch sử Việt Nam. Trong số 142 người con của mình, Công chúa thứ 4, hiệu là An Thường, được Nhà vua thương yêu hơn cả bởi từ nhỏ đã hiền hòa, hiếu thảo. Trong đó có câu chuyện về món nầm dê Vua ban khiến cả cung đình Huế cảm động.