Khai mạc Hội thi “Tài năng trẻ học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật toàn quốc”

13:53 13/12/2020

Tối ngày 12/12, tại nhà hát Sông Hương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội thi “Tài năng trẻ học sinh, sinh viên các sơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật toàn quốc năm 2020”.

Ông Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại lễ khai mạc

Hội thi quy tụ sự tham gia của gần 700 thí sinh đến từ 24 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật trên cả nước. Các thí sinh sẽ biểu diễn 185 tiết mục ca, múa, nhạc truyền thống và đương đại; sân khấu tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, múa rối, xiếc… với các hình thức biểu diễn tiết mục cá nhân, tập thể, trích đoạn, độc tấu, đơn ca, song ca, tốp ca, hòa tấu, dàn nhạc...

Các tiết mục hướng đến nội dung ca ngợi tình yêu đối với quê hương, đất nước, Đảng, Bác Hồ, đồng thời thể hiện trí tuệ, kỹ năng biểu diễn, tính sáng tạo, trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại lễ khai mạc


Phát biểu khai mạc, ông Lê Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: “Văn hóa nghệ thuật là lĩnh vực đào tạo chuyên biệt, rất cần phát hiện năng khiếu, tài năng ở lứa tuổi còn trẻ để đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng sau khi được đào tạo. Đây là nhóm nhân lực quan trọng có vai trò hình thành, xây dựng, truyền bá và giữ gìn các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc của người Việt Nam trong quá trình nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

Sau lễ khai mạc, Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội mở màn phần dự thi với chương trình nghệ thuật có chủ đề “Đồng vọng”.

Hội thi sẽ bế mạc vào ngày 17/12.

 

Một số tiết mục tại đêm khai mạc: 

 
   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tiếp tục truyền thống vào mỗi đầu năm dương lịch mới, Sông Hương bao giờ cũng dành nhiều trang cho các cây bút trẻ. Năm nay cũng vậy, các sáng tác thơ, văn xuôi trong số này đa phần do các cây bút sinh sau 1980 góp sức. Thú vị hơn, một số người đã cùng Sông Hương làm nên một bàn tròn văn chương, với những tỏ bày ý kiến về nghề viết, về việc viết mà họ đã trót đam mê và dấn thân.

  • Sáng ngày 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi Hội thảo “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật và công tác tổ chức trại sáng tác giai đoạn 2016-2020” tại hội trường khách sạn Duy Tân.

  • Chiều ngày 09/12, nhân dịp kỷ niệm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam (10/12), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng với Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm mừng ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam năm 2016 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

  • Sáng ngày 06/12, hưởng ứng Tuần lễ Vàng kích cầu du lịch cuối năm 2016, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng với Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức khai mạc triển lãm “Bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

  • Nằm trong xu thế toàn cầu hóa tri thức mạnh mẽ, trong các ngày từ 12 đến 14/ 11/2016 vừa qua, tại thành phố Đài Nam (Tainan), của Đài Loan, đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Việt Nam học và Đài Loan học do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học quốc gia Thành Công (Đài Loan) tổ chức. 

  • Sáng ngày 23/11, nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng trưng bày cổ vật Chăm (Champa).

  • Vào chiều ngày 22 /11, nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), được sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng đã phối hợp cùng nhà sưu tập Lê Duy Trường tổ chức buổi triển lãm từ điển với chủ đề “Hành trình.”

  • Vào chiều ngày 16/10, Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm của nhà nghiên cứu, phê bình lý luận văn học Trần Huyền Sâm “Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại.” Tham dự buổi lễ có đông đủ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, các bạn sinh viên cũng như những công chúng yêu văn học đến từ Huế.

  • Tháng Mười, không gian Huế chuyển mùa từ những cơn mưa, tiết trời mát mẻ sau những ngày nắng đổ lửa của thời “biến đổi khí hậu”. Sự chuyển mùa lan cả sang cây lá đó, như thể đã bắt đầu từ lúng liếng dịu êm ánh mắt con gái, hay chính từ bàn tay mềm mại đong đầy nữ tính của họ, chảy vào những trang văn ngập ngời hứng khởi trong cõi nhân gian… 

  • Là một trong những trung tâm văn học nghệ thuật của cả nước, trong những ngày tháng 8, tháng 9, Huế liên tục đón các văn nghệ sĩ tên tuổi trong và ngoài nước đến thăm. Trong đó đáng chú ý là buổi giao lưu của nhà thơ Du Tử Lê và cuộc triển lãm Nghệ thuật Đảo ngược của danh họa Nguyễn Đại Giang. Cũng nhân dịp này, danh họa Nguyễn Đại Giang đã tặng 3 bức tranh của mình cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế trong tương lai. Đây thật sự là một tín hiệu vui cho văn hóa Huế. Vầng trăng tròn Mùa Trung thu đang xanh, kính chúc quý bạn đọc một mùa vang vọng thật nhiều tiếng cười thơ trẻ.

     

  • Tháng chín, mùa thu, các cánh đồng làng quê vào vụ gặt, hương lúa mới, mùi rơm rạ tỏa khắp vùng ngoại ô. Và những cơn mưa đầu mùa sau những tháng hè khát cháy đã đổ xuống, không gian như mềm hẳn ra, dịu dàng dưới mưa… Cảm nhận mùa thu rõ rệt nhất trong những ngày này đang như thể bàng bạc hơn trong không gian cỏ cây ở các làng mạc…

  • Thiên Mụ và Sùng Hóa, hai ngôi quốc tự ra đời sớm nhất tại Đàng Trong, không chỉ là điểm quy hướng tâm linh của cộng đồng mà còn là nơi thường diễn ra các quốc lễ, các nghi lễ Phật giáo quan trọng kể từ đầu thế kỷ XVII.

  • “Thét Tiếng Dân giữa kinh thành Huế”, đó là lời của cố Tổng Bí thư Trường Chinh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 7/1948) tại chiến khu Việt Bắc khi ngợi ca về 16 năm hoạt động sôi nổi, ắp đầy hào khí cách mạng của tờ báo Tiếng Dân.

  • Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã nằm trên địa bàn xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế). Từ Đà Nẵng ra, nằm cách Quốc lộ 1A khoảng 10km, cách thành phố Huế khoảng 30km, con đường vào Thiền viện có đoạn đường nhựa, có đoạn bê-tông, có đoạn chạy bên bờ sông Truồi thơ mộng để đến hồ Truồi với non xanh nước biếc hữu tình.

  • Phá Tam Giang có chiều dài 24km, theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam từ cửa sông Ô Lâu đến sông Hương, ra cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã của 3 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Thừa Thiên – Huế.

  • Tiếp tục chủ đề văn học Việt Nam 30 năm đổi mới, số báo này giới thiệu bài nghiên cứu “Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2010”. 

  • Chùa ở Huế thường không quá rộng về mặt diện tích nhưng bề sâu văn hóa và kiến trúc độc đáo là lại in đậm trong từng nét rất riêng của các công trình nơi đây. Mà nói đến du lịch tâm linh ở đất này thì không thể không đến tổ đình Từ Hiếu đã gắn bao thăng trầm đất cố đô.

  • Trước khi lấy vua Bảo Đại năm 19 tuổi, Hoàng hậu Nam Phương từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương.

  • Cố đô Huế là mảnh đất giàu chất thơ và đậm văn hóa. Đến đây, du khách không thể bỏ qua sự cầu kỳ và tinh tế của ẩm thực hay giọng ca.

  • Minh Mạng là một trong những vị Vua có đông Công chúa, Hoàng tử nhất lịch sử Việt Nam. Trong số 142 người con của mình, Công chúa thứ 4, hiệu là An Thường, được Nhà vua thương yêu hơn cả bởi từ nhỏ đã hiền hòa, hiếu thảo. Trong đó có câu chuyện về món nầm dê Vua ban khiến cả cung đình Huế cảm động.