Kể chuyện bình thơ Bác Hồ

16:28 28/11/2008
HỒ VIẾT TƯSau buổi bình thơ của liên lớp cuối cấp III Trường Bổ túc công nông Bình Trị Thiên, dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Văn Châu dạy văn, hồi đó (1980) thầy mượn được máy thu băng, có giọng ngâm của các nghệ sĩ là oai và khí thế lắm. Khi bình bài Giải đi sớm.

Âm Hán, đoạn 1:
Nhất thứ kê đề dạ vị tan
Quần tinh ủng Nguyệt thướng thu san
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn
Dịch:
Gà gáy một lần đêm chửa tan (1)
Chòm sao đưa Nguyệt vượt lên ngàn (2)
Người đi cất bước trên đường thẳm (3)
Rát mặt đêm thu trận gió hàn (4)
Sau nhiều ý kiến của các bạn, tôi thưa thầy: Bài thơ dịch thoát nghĩa, có vần điệu, đọc nghe rất xuôi tai, nhưng em nghĩ rằng dịch như vậy e không đúng ý tác giả.

Tại câu 3, từ “chinh nhân” được hiểu là người chiến sĩ đi đánh giặc, “dĩ tại chinh đồ thượng” được hiểu là đang trên đường ra trận, Bác Hồ của chúng ta là một chiến sĩ cách mạng, Bác đang dấn thân vào con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc, tuy bị bắt và bị giải đi, nhưng với sự lạc quan cách mạng Bác đã hài hước ví Bác như một người chiến sĩ đang trên đường ra trận để chiến đấu với kẻ thù, nhưng lại được dịch là: Người đi cất bước trên đường thẳm thì có thể hiểu bất cứ người nào, lại đang đi trên “đường thẳm” là xa vời vợi, mịt mù, vô định, không phương hướng, không mục đích.
Tại câu 4: Từ “nghênh diện” được hiểu là đối mặt; “thu phong trận trận hàn” là từng trận, từng trận gió lạnh mùa thu thổi tới; là người chiến sĩ đang trên đường đi đánh giặc Bác sẵn sàng đón nhận phong ba bão táp, gian khổ, khó khăn ở phía trước, chứ không phải “rát mặt đêm thu trận gió hàn” như chỉ có một sự đau đớn thể xác, có thể làm chán nản, nhụt nhuệ khí của người chiến sĩ cách mạng.

Bởi vậy, theo em hai câu trên phải tạm dịch là:
“Chiến binh trên bước đường ra trận
Đối mặt đêm thu trận gió hàn.
Như vậy mới sát nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh và đúng với ý chí đích thực của tác giả, lúc bấy giờ.
Sau buổi bình thơ, nghe bạn bè nói tôi được điểm 10, tôi hốt hoảng, trong lòng nghi bạn bè “chơi khăm”, trực tiếp hỏi thầy giáo, thầy trả lời “chính tôi cho em điểm 10 vì em đã nói những điều mà chưa ai nói”.
H.V.T

(nguồn: TCSH số 207 - 05 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ

    Cho đến năm 2013, tôi mới bắt đầu chính thức cầm bút. Tôi miệt mài viết trong 3 năm liền, giống như một cuộc chơi càng viết càng đam mê, có lúc cảm chừng như không đủ thời gian còn lại để viết tất cả những gì mình muốn, song hành cả thơ và truyện ngắn với lối sử dụng bút pháp đa dạng, khi tả thực, khi tượng trưng, lúc huyền ảo, thơ cũng như truyện.

  • TRU SA  

    Tôi chưa từng nghĩ rằng sẽ theo văn chương. Trước đây là thế và bây giờ vẫn vậy, những gì tôi làm chỉ là viết xuống giấy những thứ sinh sôi trong cơ thể mình.

  • TRẦN BĂNG KHUÊ

    Với văn chương, tôi không biết phải nói về nó như thế nào, về việc bén duyên, hay hoàn cảnh thôi thúc tôi đến với nó. Những ý niệm này, có đôi lần tôi đã lẩn thẩn nghĩ đến, thỉnh thoảng băn khoăn một chút, rồi thì mọi sự dường như diễn tiến theo một cách nào đó tôi cũng không nắm bắt được nữa. Tự nhiên nhi nhiên vậy.

  • Như thường lệ, vào số báo đầu năm mới, Sông Hương giới thiệu đến quý bạn đọc những tiếng nói của các cây bút trẻ. Đó là những tiếng nói đầy nhiệt huyết trong khu vườn sáng tạo. Những tiếng nói ấy chứa đựng trong mình biết bao khát vọng cất tiếng, khát vọng cách tân để đưa nghệ thuật làm tròn bổn phận của nó: Làm ra cái mới.

  • TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT  

    Sau đổi mới, năm 1986, Việt Nam tăng tốc mở rộng kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến cho môi trường bị biến đổi.

  • NGUYỄN QUANG HUY

    Truyện Nôm bác học đã và đang được quan tâm soi chiếu từ nhiều hướng, nhiều phương pháp. Trong quá trình quan sát và khảo tả, phân tích đối tượng này, chúng tôi thấy có sự lặp lại đáng chú ý hiện tượng thân phận con người.

  • LTS: Ngoài các công trình nghiên cứu, dịch thuật Phật học, khi còn trụ thế, Hòa thượng Thích Chơn Thiện còn viết nhiều sách, báo về văn hóa dân tộc, gần đây nhất là loạt bài biên khảo Tư tưởng Việt Nam: Nhân bản thực tại luận.
    Sông Hương xin trích đăng một số trong loạt bài ấy, như là tấm lòng ngưỡng vọng đến vị Đạo cao, Đức trọng vừa thu thần viên tịch.

  • VƯƠNG TRÍ NHÀN

    Từ sau 1945, có một kiểu người viết văn đã hình thành với chỗ mạnh chỗ yếu của họ. Bài viết không có tham vọng trình bày vấn đề một cách toàn diện, mà chỉ đi vào một số khía cạnh:

  • NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG

    Motif người hóa đá/ đá hóa người là một trong những motif phổ biến của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam.

  • DANA GIOIA
    (Tiếp theo Sông Hương số tháng 10/2016)  

    V.
    Xem chừng thơ trong nhà trường lại nhiều hơn ở ngoài thế giới, trẻ em không được bảo cho biết tại sao lại như vậy. Hẳn các em phải ngạc nhiên.
                (Robert Frost)

  • PHẠM ĐĂNG TRÍ

    Tết năm ấy, tôi không về Huế ở lại Hà Nội, tôi nhận được một gói quà từ nhà gởi ra. Lúc mở, chỉ thấy mấy cái bánh gói giấy ngũ sắc. Ấn tượng rực rỡ này làm tôi liên tưởng đến phạm trù “ngũ sắc” của Á Đông, đã ra đời từ hàng nghìn năm nay.

  • DANA GIOIA

    Làm cho thực tại tầm thường trở thành mê hoặc.
                    [Guillaume Apollinaire]

  • TRẦN KHÁNH PHONG

    Chủ nghĩa hiện sinh khẳng định nguyên lí con người phải tự làm ra chính mình, chứ không trông chờ vào ai khác, cho dù tồn tại có bi đát, ngặt nghèo.

  • Nếu lấy mốc thời điểm năm 1919 để xét đoán Different from the others là bộ phim đầu tiên trực diện về đề tài đồng tính, thì đến nay, lịch sử khai thác đề tài “cấm kỵ” này đã có một hành trình dài gần như song song cùng với sự ra đời của nghệ thuật thứ 7. Với tính chính trị xã hội và đạo đức, cho đến nay, đây vẫn là một vấn đề hết sức đặc biệt trong mọi loại hình nghệ thuật. Lịch sử điện ảnh đã ghi nhận rất nhiều bộ phim với những diễn ngôn tư tưởng khác nhau, thậm chí đối lập. Yêu cầu cấp thiết đặt ra, đó là việc phải “nhận thức lại thực tại”, đặt ra/xác quyết lại quan điểm của công chúng về một tầng lớp người vốn bị xem như “bệnh hoạn”/“lạc loài”…

  • ĐỖ TRINH HUỆ

    Cadière đến Việt Nam cuối thế kỷ 19 và hoạt động văn hóa những năm đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà người Pháp còn mang tư tưởng nước lớn và mẫu gương của nhân loại trong nhiều lĩnh vực.

  • NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI

    Thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du được biểu hiện ở nhiều phương diện. Chẳng hạn như năng lực phát hiện vấn đề, phát hiện những nghịch lý, năng lực cảm thông với những nỗi khổ đau của con người, tài năng cấu tứ, tài năng sử dụng ngôn ngữ, thánh thơ lục bát,…

  • VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐỔI MỚI   

    NGUYỄN HỒNG DŨNG

  • VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2016)  

    NGUYỄN TRỌNG TẠO

  • LÊ QUANG THÁI

    Ngày mỗi lần du khách từ phương xa đến với Huế, không ai không viếng thăm Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, trường Quốc Học...