Hội thảo khoa học “Vai trò chủ đạo của báo Nhành Lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) ở Thừa Thiên Huế”.

15:26 12/04/2022

Sáng ngày 12/04, Nhân kỷ niệm 85 năm ngày tuần báo Nhành Lúa (15/01/1937 – 15/01/2022) và tuần báo Kinh tế Tân văn ra số đầu tiên (9/01/1937 – 9/01/2022),  Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học “ Vai trò chủ đạo của báo Nhành Lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) ở Thừa Thiên Huế”.

Tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Khoa Điềm – Nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh; Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Phương cùng đại diện lãnh đạo các Sở ban ngành và các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu...

Tại Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 16 tham luận bàn về vai trò, vị trí, hoàn cảnh ra đời của hai tuần báo, các nhà báo tham gia ban biên tập và viết bài, các tham luận bàn về ngôn từ, thơ văn, thể loại, tin bài và tính chiến đấu trên báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn.

Ban chủ trì Hội Thảo


Tờ báo Kinh tế Tân văn ra đời vào ngày 09/01/1937, do đồng chí Hồ Cát đứng tên và sáng lập, Nhà báo Phạm Bá Nguyên làm Chủ nhiệm và kiêm Chủ bút. Tham gia Ban biên tập có các đồng chí Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều, Phan Đăng Lưu, Lâm Mộng Quang….

Tờ báo Nhành Lúa ra ngày 15/01/1937, do nhà báo Nguyễn Xuân Lữ đứng tên xin phép và làm Chủ nhiệm kiêm Quản lý, Nhà báo Hải Triều làm Tổng thư ký tòa soạn, Tham gia ban biên tập có đồng chí Hải Triều, Nguyễn Chí Diểu, Hải Thanh, Hải Khách, Phan Đăng Lưu...

Nhà báo Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng Biên Tập Báo Thừa Thiên Huế phát biểu khai mạc Hội thảo


Cả hai tờ báo này là cơ quan ngôn luận công khai của Tỉnh ủy Thừa Thiên và xứ ủy Trung Kỳ giai đoạn Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936- 1939) và ra đời trong hoàn cảnh hết sức hà khắc của chế độ cai trị, bên ngoài tỏ vẻ tự do dân chủ, nhưng bên trong chúng lại thẳng tay đàn áp nên cả hai tờ báo chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Tờ Nhành Lúa tồn tại được hai tháng với 9 số báo, tờ Kinh tế Tân Văn cũng hơn hai tháng chỉ được bốn số thì bị chế độ thực dân bóp chết.

Mặc dù tuổi thọ ngắn nhưng cả hai tuần báo có sức hấp dẫn, cần kíp cho phong trào cách mạng nên đã đi vào đời sống thợ thuyền, quần chúng lao động và cả những viên quan lại tiến bộ, trí thức yêu nước và ảnh hưởng tích cực khá dài về sau.

Nhà Báo Dương Phước Thu - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế phát biều đề dẫn Hội thảo


Hai tuần báo đã có những đóng góp quan trọng trong việc tổ chức thành công nhiều cuộc vận động có ý nghĩa chính trị sâu sắc trên mặt trận báo chí, hiệu quả quần chúng, đòi các quyền dân chủ, tự do cho người dân. Trong đó, có việc định hướng chủ trương của Đảng để tái lập lại Đảng bộ tỉnh và dần từng bước thành lập các chi bộ cơ sở xem như Huyện ủy lâm thời của một số huyện ra đời.

Tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn là sự kiện có ý nghĩa chính trị, văn hóa tư tưởng của giới báo chí Thừa Thiên - Huế nói riêng và miền Trung nói chung về một giai đoạn lịch sử cam go, phức tạp và đầy những biến động ở Huế - Kinh đô cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam bên cạnh Tòa Khâm sứ Trung Kỳ - bộ máy cai trị xứ An Nam của thực dân Pháp.

Dù đã tồn tại đến nay đã 85 năm nhưng tuần báo Nhành Lúa và Kinh tế Tân văn vẫn có nhiều gợi ý và chỉ dẫn cho hoạt động báo chí thời hiện đại. Đó là về cách lựa chọn nội dung, đề tài phản ánh, cách lựa chọn, sắp xếp các chuyên mục, cách sử dụng ngôn ngữ thông tin trong tin, bài và bài học về sự kết hợp thông tin và truyên truyền vận động để thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu của báo chí.

Đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà báo đến dự


Hội thảo là dịp để nhìn lại, đánh giá, khẳng định sự đóng góp của báo chí cách mạng công khai những năm 1936 – 1939 và trước, trong Cách mạng tháng 8/1945 ở Huế cũng như ở miền Trung. Sự ra đời, hoạt động tuyên truyền hiệu quả của Nhành Lúa và Kinh tế tân văn đã xác lập chỗ đứng tròng dòng chảy lịch sử báo chí cách mạng ở Huế, miền Trung và rộng ra là cả nước, trong đó nổi bật lên tài năng, cách mạng và vai trò của các nhà báo, nhà hoạt động cách mạng …..

 

 

Phương Anh

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tối 16-5, tại Khu du lịch quốc tế Minh Viễn, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2019 nhân kỷ niệm 10 năm Lăng Cô được công nhận Vịnh đẹp thế giới (2009-2019).

  • Sông Hương số Đặc biệt kỳ này góp phần ghi lại dấu ấn ở những dấu mốc lịch sử của đất nước cũng như tôn vinh kịp thời những giá trị kinh tế văn hóa của tỉnh nhà. Đó là Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019); Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6; Kỷ niệm 10 năm Vịnh Lăng Cô được kết nạp vào Câu lạc bộ Các vịnh Đẹp nhất Thế giới, v.v.

  • Sáng ngày 3/5, tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

  • “Vui sao một sáng tháng Năm/ Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ”. Hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu khiến chúng ta nhớ đến Bác Hồ trong kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Người. Mở đầu cho số báo, Sông Hương giới thiệu bài viết “Nhớ về tác giả bài thơ “Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ”. Tác giả Chu Huy Sơn đã qua Cuba gặp gỡ thân mật nhà thơ Phêlích tại gia đình vào một ngày mùa hạ ở La Habana, nghe câu chuyện nhà thơ Phêlích được gặp Bác Hồ tại Hà Nội. Đó là một ngày cảm động hiếm thấy, có ý nghĩa nhất trong đời cầm bút của nhà thơ Phêlích. Câu chuyện mang nhiều ý nghĩa về cuộc nối kết thâm tình, giúp ta hiểu sâu hơn bài thơ mà sau này được phổ thành bản nhạc hào sảng tràn đầy niềm yêu thương.

  • Chiều 29/4, tại công viên Tứ Tượng Huế, đã diễn ra Lễ tế tổ bách nghệ-lễ hội nhằm ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, những người đã khai sinh ra các làng nghề truyền thống

  • Tối 28/4, lễ hội áo dài với chủ đề “Áo dài trên con đường di sản” đã diễn ra tại cổng Ngọ Môn - Đại nội Huế, đây là một trong những chương trình chính của Festival nghề truyền thống Huế 2019.

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:

  • Sáng ngày 28/4, Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND Tỉnh Phan Ngọc Thọ các cơ quan đoàn thể đã có đợt ra quân tổng vệ sinh môi trường cũng như có nhiều hoạt động thiết thực  trong phong trào Ngày chủ nhật xanh. 

  • Chiều ngày 27/4, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Phụ Nữ tổ chức buổi giới thiệu Tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ Thái hậu” của nhà văn Trần Thùy Mai. Đông đảo văn nghệ sĩ đến tham dự.

  • Sáng 27/4, tại bảo tàng thêu XQ Huế đã diễn ra Lễ hội hoa làng nghề lần thứ nhất với nhiều hoạt động phong phú, đa sắc màu nằm trong khuôn khổ Festival làng nghề Huế năm 2019.

  • Tối 26/4,  Festival Nghề truyền thống Huế 2019 đã chính thức khai mạc với nhiều tiết mục đặc sắc, mang đậm âm hưởng dân tộc.

  • Chiều ngày (26/4), tại Bảo tàng Văn hóa Huế đã diễn ra lễ Khai mạc Không gian trưng bày và thao diễn các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các thành phố và tổ chức quốc tế.

     

  • Chiều 26/4, tại công viên Tứ Tượng, UBND TP Huế tổ chức Khai mạc Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân và làng nghề; không gian ẩm thực. 

  • Sáng 26/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Công ty Karcher Việt Nam thuộc tập đoàn Karcher Đức tổ chức lễ bàn giao dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn tại Cổng Ngọ Môn, Đại Nội Huế.

  • Sáng ngày 26/4, Sở văn hóa Thể thao phối hợp với Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố Quyết định Trụ sở Tòa soạn Báo Tiếng Dân là di tích cấp tỉnh.

  • Để phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh” tiếp tục duy trì một cách thường xuyên và rộng khắp, mang lại hiệu quả và ý nghĩa thiết thực trong cộng đồng và toàn xã hội;Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có lời kêu gọi đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp bà con nhân dân, cán bộ, chiến sỹ, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh cùng vào cuộc, chung tay góp sức mình lan tỏa phong trào "Ngày chủ nhật xanh". Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế xin giới thiệu đến bạn đọc toàn văn lời kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh.

  • Chiều 25/4, Trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2019, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Tranh dân gian truyền thống Việt Nam”.

  • Chiều ngày 25/4, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 20 I 9 long trọng tổ chức lễ khai mạc “Không gian Đông y Huế ”. 

  • Chiều ngày 25/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Họa sĩ Đặng Ái Việt - Nét cọ tạc những tượng đài thời gian". 

  • Nhân dịp chào mừng Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế vào sáng 25/4.