Vào tối 10/02 (14 tháng giêng), cùng chung bầu không khí thơ Nguyên Tiêu của cả nước, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Đinh Dậu (2017) với chủ đề “Tiếng vọng mùa xuân”.
Tại đêm thơ, công chúng yêu thơ đã được nghe lại những bài thơ xưa đã đi vào lòng dân tộc, như bài Nguyên Tiêu của Hồ Chí Minh (nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm), Thưa mẹ, trái tim của Trần Quang Long (nghệ sĩ Văn Liêm diễn ngâm);
Nhà thơ Đông Hà - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà Văn TT-Huế đọc phát biểu khai mạc
Nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm bài Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nghệ sĩ Văn Liêm diễn ngâm bài Thưa mẹ, trái tim của Trần Quang Long
những bài thơ đã làm rung động bao thế hệ những người yêu thơ tại Huế như Cho anh tựa vào em của Lâm Thị Mỹ Dạ (nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm), Bảy màu mưa Huế của Nguyễn Văn Phương (nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm), Hoài niệm rong rêu của Nhất Lâm (nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm), Mùa hoa ngọc lan của Nguyễn Xuân Hoàng (nghệ sĩ Văn Liêm diễn ngâm);
Nhà thơ Ngàn Thương trình bày bài thơ Về Hóa Châu
Nhà thơ Triệu Nguyên Phong trình bày bài thơ Tuổi xuân với cánh hoa rừng
những bài thơ mới của các nhà thơ Huế được chính họ trình bày như Về Hóa Châu của Ngàn Thương, Tuổi xuân với cánh hoa rừng của Triệu Nguyên Phong, Với xuân của Trần Văn Liêm, Nắng của Đặng Văn Sử, Hôm qua Xuân đến thật rồi của Phạm Xuân Phụng, Yêu Xuân của Xuân Thảo, Xuân Việt Nam của Nguyễn Nguyên An, Gánh của Nguyễn Loan, Tình ca Sông Bồ của Đức Lợi, Khúc Xuân của Nguyễn Như Huyền, Nhạc Trịnh của Mai Văn Hoan, Lời ru ngọn lửa của Đức Sơn;
Nhà thơ Xuân Thảo trình bày bài thơ Yêu Xuân
Nhà thơ Nguyễn Nguyên An trình bày bài thơ Xuân Việt Nam
những bài thơ của các bạn học sinh, sinh viên như Xuân về của Nguyễn Văn Hậu (ĐHKH Huế), Yêu Huế của Nguyễn Phúc Minh Nhật (Quốc Học Huế).
Tác giả Nguyễn Phúc Minh Nhật trình bày bài thơ Yêu Huế
Tác giả Nguyễn Văn Hậu trình bày bài thơ Xuân về
Công chúng yêu thơ cũng đã được thưởng thức các ca khúc bất hủ Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao, Một mùa xuân nho nhỏ của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải, Lời ru trên nương của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Ca sĩ Lan Anh thể hiện ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ
Trong chuỗi hoạt động của ngày thơ Việt Nam lần thứ 15 tại Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn đã kết nối với các Hội thơ, các Câu lạc bộ thơ trên địa bàn tỉnh tổ chức các chương trình thơ.
Nhà thơ Mai Văn Hoan trình bày bài thơ Nhạc Trịnh
Bên cạnh đó, cũng trong sáng cùng ngày, Hội Nhà văn TT-Huế đã tổ chức “Viếng mộ thi nhân”, thắp hương cho các thi nhân, các chí sĩ và các văn nghệ sĩ. Đây là hoạt động thường được tổ chức vào mỗi dịp Nguyên Tiêu của Hội nhằm tri ân các thế hệ đã đóng góp cho thi cả của tỉnh nhà và đất nước.
Nhà thơ Đức Sơn trình bày bài thơ Lời ru ngọn lửa
Đêm thơ Nguyên Tiêu được tổ chức thường niên là dịp để những người yêu thơ, yêu văn học thưởng thức lại những bài thơ mà từ lâu đã đi vào lòng người, những bài thơ về Huế, về quê hương Việt Nam thân yêu, thưởng thức những sáng tác mới của các nhà thơ xứ Huế đồng thời nghe lại những giai điệu quen thuộc, nồng ấm trong không khí ngan ngát hương xuân.
Hữu Cao
Đã từ lâu, chùa Thiên Mụ (TP. Huế) nổi tiếng với 108 tiếng chuông ngày ngày giữ nhịp thời gian, mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ. ấy vậy mà, nơi chốn cửa phật từ bi này còn được gán một lời nguyền nghiệt ngã.
Ngày 12/1, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan này đang lập hồ sơ thơ văn chữ Hán trên hệ thống công trình kiến trúc cung đình Huế để trình UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới.
Là một ngôi chùa gắn liền với những di tích và danh lam thắng cảnh của cố đô Huế, chùa Thiên Mụ nổi tiếng và thu hút du khách bốn phương không chỉ bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, mà còn một vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, cộng với sự bình yên thơ mộng..
Cá voi được xem như một phúc thần cho cư dân vùng biển, vì vậy khi bắt gặp cá ông voi chết, ngư dân biển ở các tỉnh Quảng Bình cho đến mũi Cà Mau sẽ cử hành nghi lễ đám tang rất trọng thể. Sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc một nghi lễ tiêu biểu tại làng Phú Tân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Chiều 26/12, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết hoạt động năm 2014 và bàn phương hướng hoạt động năm 2015.
Dưới chân phần mộ nhà cách mạng Phan Bội Châu ở khu lưu niệm mang tên ông tại TP Huế có 2 phần mộ khác rất đặc biệt.
Khác với sư tử đá Trung Quốc, con nghê thuần Việt được tạo hình mềm mại hơn, có nhiều răng, đuôi xòe như ngọn lửa...
Xin những bậc chuộng sách vở từ chương đừng mất công dở sử sách Nhà Nguyễn để tìm địa danh này vì nó không phải là cái tên chính thức do vua đặt ra; may ra chỉ có cụ già Léopold Cadière nặng lòng với Huế nên đưa cái tên Nam Đài vào tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue) mà thôi...
Như một thói quen, một sự tò mò khó lý giải cứ vào những đêm trăng sáng, nhiều người lại đến khu phế tích Tháp Đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) để xem vàng hiển linh.
Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành.
Đây không phải là sản phẩm gì quá xa hoa mà chỉ là một vật dụng rất quen thuộc của người Việt xưa...
Trước khi có sự biến mất hoàn toàn các dấu tích cuối cùng của cửa “quan ải An-nam” trên đỉnh đèo Hải Vân, địa điểm cao nhất của đường cái quan nối liền Huế với Đà Nẵng, tôi thiết nghĩ cần hồi phục các kỷ niệm của nó bằng cách đưa ra các bức ảnh cho thấy tình trạng hiện nay, cũng như đưa ra một số lời giải thích ngắn gọn liên quan đến cửa ải xưa chưa đầy một thế kỷ này; nhưng hiện nay hoàn toàn bị phế bỏ và đang lần hồi mai một do ảnh hưởng tác hại của mưa nắng, của các loài cây cỏ bám cứng.
Phạm Duy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hơn một phần ba cuộc đời ông sống ở Sài Gòn, hơn một phần ba sống ở ngoại quốc. Ông đi nhiều, yêu và được yêu cũng nhiều, kể cả người Pháp. Nhưng rồi qua trải nghiệm ông thấy người con gái Huế ông yêu là đẹp nhất, sâu sắc nhất...
Huyền Không Sơn Thượng hay còn gọi là chùa Huyền Không 2 cách cố đô Huế chừng 14 km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Không chỉ cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Huế trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ, trong đó có CA DAO.
Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, xây rồi phá, phá rồi xây nhưng vẻ đẹp trong lối kiến trúc của nhà thờ chính tòa Phủ Cam vẫn luôn hiện hữu, thách thức với thời gian.
“Tứ thú” xưa gồm ăn trầu, uống trà, hút thuốc, uống rượu được các bậc cha ông chơi và đạt đến một trình độ đẳng cấp.
Trải dòng lịch sử bi tráng của nước Việt, Hải Vân không chỉ là cung đèo kỳ vĩ mà còn đẫm máu xương vệ quốc.
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Trải qua thời gian với những biến cố lăng đã trở nên đổ nát.
Vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật, 1847 - 1883) là một trong những vị vua có số phận buồn nhất lịch sử Việt