Sáng 19/10, Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Đồng chí Nguyễn Chí Diểu với phong trào cách mạng ở Thừa Thiên - Huế và Trung kỳ”.
Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo có PGS.TS Lê Văn Lợi, Vụ trưởng Vụ quản lý Khoa học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS Đỗ Văn Tuất, Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Thái Sơn, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy….
Tại hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử đã tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của nhân tố quê hương, gia đình đến cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Chí Diểu, người chiến sĩ cộng sản kiên trung đã phấn đấu và dâng hiến trọn đời mình vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
Hội thảo đã thảo luận nhiều vấn đề về đồng chí Nguyễn Chí Diểu như: Tuổi trẻ học đường và những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Chí Diểu; Những đóng góp của đồng chí trong phong trào học sinh ở Huế, trong công tác xây dựng Đảng ở Thừa Thiên Huế và Trung Kỳ, trong đấu tranh Nghị trường thời kỳ vận động Dân chủ…
Ðồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 – 1939), quê ở làng Thanh Tiên – xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, là con người lạc quan, văn võ song toàn; thích chơi đàn vĩ cầm, tập luyện thể thao và tham gia hoạt động cách mạng. Năm 17 tuổi học tại trường Quốc Học, là bạn học của đại tướng Võ Nguyên Giáp, năm 19 tuổi bị đuổi học vì dám bộc lộ quan điểm chống chính quyền đô hộ Pháp. Từ đây, ông bắt đầu những ngày tháng hoạt động cách mạng sôi nổi và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1928 đồng chí tham gia Ủy viên kỳ bộ Tân Việt cách mạng Ðảng Trung kỳ. Năm 1929 đồng chí được tổ chức cử vào Sài Gòn hoạt động.Tháng 10/ 1930 đồng chí bị thực dân Pháp bắt và giam tại Khám Lớn - Sài Gòn. Ngày 9/5/1933 đồng chí bị địch kết án khổ sai chung thân và bị đày ra Côn Ðảo. Tháng 6/1936 trở về Huế chưa được bao lâu, đồng chí lại tham gia Ban chấp hành Trung ương Ðảng và được phân công phụ trách miền Trung. Ðồng chí từ trần vào ngày 15/9/1939 vừa lúc mới 31 tuổi.
Hội thảo là dịp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên - Huế tôn vinh và hiểu hơn những đóng góp, sự cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Chí Diểu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quê hương, đất nước.
Phương Anh
Tối 20/11, tại Nhà hát Sông Hương (Thành phố Huế) đã diễn ra Lễ Bế mạc và trao giải Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.
Sáng ngày 19/11, tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra buổi khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Ngày 18/11, tại Nhà hát sông Hương thuộc Học viện Âm nhạc Huế đã diễn ra triển lãm ảnh “Thừa Thiên Huế - Điểm đến của các nhà làm phim” do Viện phim Việt Nam tổ chức và triển lãm “Di sản và bạn” do Sở Du lịch tổ chức.
Sáng 18/11, Ban tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII đã tổ chức buổi Họp báo thông tin về Liên hoan phim và các sự kiện liên quan.
Sáng ngày 18/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Điện ảnh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.
Chiều ngày 17/11, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm “Di sản Cố đô Huế qua góc nhìn hội hoạ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định Phê duyệt kết quả Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021.
Sáng 7/11, Trung tâm Nghiên cứu Huế đã tổ chức ra mắt tập sách sách "Nghiên cứu Huế - tập 9". Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định cùng nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử.
Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các cá nhân trao tặng. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Ngày 04/11/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào ngày 21/4 hằng năm
Sáng 04/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Trà đã tổ chức khai mạc trại sáng tác VHNT Bình Tiến năm 2021 (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 4 đã làm nên một điều đặc biệt khi quyết định trao giải cho tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của Trần Vàng Sao.
Điện Thái Hòa được tiến hành quét 3D toàn bộ hiện trạng trước khi hạ giải trùng tu. Dự án do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hợp tác với Công ty Cổ Phần Sao Tháng Tám Việt Nam - AGS Technologies thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa mới ban hành Kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành Văn hóa và Thể thao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Sáng ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu nhà rường Huế”.
Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 HĐND tỉnh khóa VIII, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 5 dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích gồm: Quốc tử Giám, lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3), lăng vua Tự Đức (phần còn lại), Đàn Nam Giao (phần còn lại), điện Cần Chánh.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), Thư viện Tổng hợp Tỉnh tổ chức trưng bày, triển lãm chủ đề “Huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển và chủ quyền biển đảo Việt Nam”.
UBND tỉnh vừa có cuộc họp với các Sở, ban ngành và đại diện các công ty du lịch, cơ sở lưu trú về kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 20/10, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã chủ trì cuộc họp với các Sở, ban ngành về việc nghe báo cáo tiến độ thực hiện Đề án Tủ sách Huế và Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.