Sáng ngày 3/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Phát huy các giá trị văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”.
Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT.Huế, tặng hoa chúc mừng hội thảo
Tham dự hội thảo có các ông: Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT.Huế; Nguyễn Chí Quang, TUV, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT.Huế; Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch TT.Huế; cùng đại diện các cơ quan ban ngành trong tỉnh; các văn nghệ sĩ tiêu biểu của Thừa Thiên Huế.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật T.T Huế phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo nhằm tham khảo, chia sẻ ý kiến, trao đổi các kết quả nghiên cứu giữa các nhà nghiên cứu, văn nghệ sỹ, các nhà quản lý văn hóa, quản lý du lịch và trong lĩnh vực du lịch gắn với các thiết chế văn học nghệ thuật trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 21 tham luận của 22 tác giả, trình bày các vấn đề liên quan đến du lịch văn học nghệ thuật ở tỉnh nhà như: Một số vấn đề về việc phát triển loại hình du lịch tiếp cận văn học nghệ thuật ở Huế hiện nay; Phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật; Phát triển tuyến tham quan và học tập tại hệ thống các nhà lưu niệm của văn nghệ sĩ ở Huế; bảo tồn di sản Phủ đệ của các ông hoàng, bà chứ thi ca; Phát huy giá trị văn hóa du lịch, Huế nên xây dựng “Đồi thi nhân” và góc đồi Ngô Kha; Tái tạo không gian tưởng niệm Nguyễn Du ở Huế; Đề xuất giải pháp phát triển cho tiềm năng du lịch vườn tượng ở Huế và phụ cận…
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho ràng đã đến lúc cần một chiến lược thật tốt cho du lịch gắn với VHNT, muốn làm được phải bắt nguồn từ nhân dân |
Tại Thừa Thiên Huế hiện nay, nhiều thiết chế văn học nghệ thuật đã trở thành “ký ức văn hóa” của nhiều thế hệ cư dân như hệ thống nhà lưu niệm, nhà thờ danh nhân, bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim, khu nghĩa trang văn nghệ sĩ, các vườn tượng, các hiện vật liên quan đến các văn nghệ sỹ nổi tiếng, có nhiều thành tựu làm nên diện mạo văn học nghệ thuật tỉnh nhà.
![]() |
Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đề xuất ý tưởng xây dựng Đồi thi nhân |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế chia sẻ: “Giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật ở Thừa Thiên Huế chứa nhiều tiềm năng chưa được đánh giá, khai thác đúng mức. Và hiện nay, việc phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật chưa xứng tiềm năng. Hàng loạt các thiết chế chưa được khai thác như Không gian Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị; Bảo tàng Văn hóa Huế có rất ít người đến. Hệ thống lăng mộ các nhân sỹ trí thức, văn nghệ sỹ hoàn toàn chưa được du lịch Huế chú ý. Các địa chỉ nhà lưu niệm khác như các ngôi nhà của Cố họa sỹ Tôn Thất Đào, Trịnh Công Sơn, Vĩnh Phối, Bửu Chỉ... chỉ là những cái tên nhắc để tưởng nhớ những người Huế tài hoa”.
![]() |
Nhà thơ Mai văn Hoan tâm huyết với đề xuất xây dựng không gian văn hóa Nguyễn Du |
Hội thảo chú trọng thảo luận các ý kiến đề xuất xây dựng một số thiết chế văn học nghệ thuật mới, đặt tên cho một số công viên như xây dựng không gian văn hóa Nguyễn Du ở khu vực Bàu Vá, Hương Long, thành phố Huế; Dựng bia khắc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ ở đầu phường Vĩ Dạ, quy hoạch các tượng điêu khắc, xác định giá trị của Nhà xuất bản Tinh Hoa để đặt tên cho một công viên bên đường Trần Hưng Đạo… Và lâu dài, cần quy hoạch xây dựng Bảo tàng văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đã chia sẻ ý tưởng về việc xây dựng Đồi Thi nhân, bởi Huế là cái nôi của thơ với đội ngũ đông đảo các nhà thơ nổi tiếng như: Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê, Lưu Trọng Lư, Tố Hữu, Ưng Bình-Thúc Gịa Thị, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Trần Vàng Sao… Là xứ sở của thơ nhạc, của núi sông hữu tình, của lòng người giàu chất thơ và nhân hậu, chịu thương chịu khó, việc Huế xây dựng Đồi Thi nhân chính là để tạo điểm nhấn trong đời sống tinh thần của nhân dân Thừa Thiên Huế và cũng là niềm tự hào của mọi người con của Huế, Sự ra đời của Đồi thi nhân sẽ tạo nên một không gian du lịch độc đáo, không nơi nào có được, và chắc chắn sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trình bày tham luận "Bảo tàng văn học nghệ thuật - Một công trình cần được đưa vào thiết chế văn hóa của Thừa Thiên Huế" |
Theo nhà thơ Mai Văn Hoan, Huế là nơi may mắn còn lưu giữ dấu tích của Đại thi hào Nguyễn Du. Với những dấu tích về cuộc đời và tác phẩm còn lưu giữ được, Huế có thể tái tạo một Không gian tượng niệm Nguyễn Du. Nhà thơ cho rằng: “việc tái tạo lại Không gian tưởng niệm Nguyễn Du ở Huế là hết sức cần thiết, nhằm phục chế lại ngôi nhà công trên trục đường Mai Thúc Loan, ngôi nhà cạnh phủ An Hiên (Kim Long) và phần mộ Nguyễn Du ở cánh đồng xã An Ninh (Kim Long), chắc chắn Huế sẽ có thêm những điểm tham quan rất có ý nghĩa, góp phần phát triển ngành du lịch văn học của cả nước”.
![]() |
Nhà văn Lê Vũ Trường Giang phát biểu tham luận tại Hội thảo |
Khi nói đến Huế, nhiều du khách cứ nghĩ chỉ có đền đài, lăng tẩm, chùa chiền là nơi để tham quan và trải nghiệm. Thế nhưng có nhiều nhà lưu niệm/Khu lưu niệm quanh Huế, ngay tại trung tâm thành phố Huế lại ít ai biết, bởi có nhiều lí do trong đó lí do khách quan là du khách không có nhiều thời gian lưu lại Huế, du khách không thuộc những người sành về văn học nghệ thuật Huế. Nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong cho rằng: Các hoạt động tham quan và học tập tại hệ thống nhà lưu niệm văn nghệ sĩ ở Thừa Thiên Huế để giáo dục di sản cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em am hiểu tường tận từng di sản. Các trường học trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây đã xây dựng được kế hoạch tổ chức tham quan, học tập tại di sản văn hóa thì những thiết chế văn hóa nói trên rất thiết thực với các em giờ chỉ cần có sự đồng thuận giữa nhà trường và người quản lý các thiết chế văn hóa đó thì sẽ là cơ hội tuyệt vời để các em học sinh trải nghiệm, nếu thực hiện được thì Giấc mơ Huế cũng sẽ trở thành điểm sáng cho các địa phương khác học tập.
![]() |
Các văn nghệ sĩ tham dự hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm |
Hội thảo lần này chỉ bước đầu tham mưu cho tỉnh Thừa Thiên Huế những ý tưởng về kết nối thiết chế văn học nghệ thuật với du lịch để xây dựng chiến lược phát triển du lịch, phát triển kinh tế, văn hóa trong tương lai. Cũng như tham khảo ý kiến đề xuất xây dựng một số thiết chế văn học nghệ thuật mới trong bối cảnh văn hóa đương đại.
Phương Anh
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.
Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?
Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).
Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.
Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.
Đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, lần đầu tiên tại Huế, cũng là lần đầu tiên ở nước ta, có một tổ chức giáo dục đã nêu rõ quan điểm, lập trường, bảo vệ quyền của người phụ nữ: trường Nữ Công học hội.