Sáng ngày 3/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “Phát huy các giá trị văn học nghệ thuật trong phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế”.
Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT.Huế, tặng hoa chúc mừng hội thảo
Tham dự hội thảo có các ông: Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT.Huế; Nguyễn Chí Quang, TUV, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT.Huế; Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch TT.Huế; cùng đại diện các cơ quan ban ngành trong tỉnh; các văn nghệ sĩ tiêu biểu của Thừa Thiên Huế.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật T.T Huế phát biểu tại Hội thảo |
Hội thảo nhằm tham khảo, chia sẻ ý kiến, trao đổi các kết quả nghiên cứu giữa các nhà nghiên cứu, văn nghệ sỹ, các nhà quản lý văn hóa, quản lý du lịch và trong lĩnh vực du lịch gắn với các thiết chế văn học nghệ thuật trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 21 tham luận của 22 tác giả, trình bày các vấn đề liên quan đến du lịch văn học nghệ thuật ở tỉnh nhà như: Một số vấn đề về việc phát triển loại hình du lịch tiếp cận văn học nghệ thuật ở Huế hiện nay; Phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật; Phát triển tuyến tham quan và học tập tại hệ thống các nhà lưu niệm của văn nghệ sĩ ở Huế; bảo tồn di sản Phủ đệ của các ông hoàng, bà chứ thi ca; Phát huy giá trị văn hóa du lịch, Huế nên xây dựng “Đồi thi nhân” và góc đồi Ngô Kha; Tái tạo không gian tưởng niệm Nguyễn Du ở Huế; Đề xuất giải pháp phát triển cho tiềm năng du lịch vườn tượng ở Huế và phụ cận…
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho ràng đã đến lúc cần một chiến lược thật tốt cho du lịch gắn với VHNT, muốn làm được phải bắt nguồn từ nhân dân |
Tại Thừa Thiên Huế hiện nay, nhiều thiết chế văn học nghệ thuật đã trở thành “ký ức văn hóa” của nhiều thế hệ cư dân như hệ thống nhà lưu niệm, nhà thờ danh nhân, bảo tàng, thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim, khu nghĩa trang văn nghệ sĩ, các vườn tượng, các hiện vật liên quan đến các văn nghệ sỹ nổi tiếng, có nhiều thành tựu làm nên diện mạo văn học nghệ thuật tỉnh nhà.
![]() |
Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đề xuất ý tưởng xây dựng Đồi thi nhân |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế chia sẻ: “Giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật ở Thừa Thiên Huế chứa nhiều tiềm năng chưa được đánh giá, khai thác đúng mức. Và hiện nay, việc phát huy giá trị các thiết chế văn học nghệ thuật chưa xứng tiềm năng. Hàng loạt các thiết chế chưa được khai thác như Không gian Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị; Bảo tàng Văn hóa Huế có rất ít người đến. Hệ thống lăng mộ các nhân sỹ trí thức, văn nghệ sỹ hoàn toàn chưa được du lịch Huế chú ý. Các địa chỉ nhà lưu niệm khác như các ngôi nhà của Cố họa sỹ Tôn Thất Đào, Trịnh Công Sơn, Vĩnh Phối, Bửu Chỉ... chỉ là những cái tên nhắc để tưởng nhớ những người Huế tài hoa”.
![]() |
Nhà thơ Mai văn Hoan tâm huyết với đề xuất xây dựng không gian văn hóa Nguyễn Du |
Hội thảo chú trọng thảo luận các ý kiến đề xuất xây dựng một số thiết chế văn học nghệ thuật mới, đặt tên cho một số công viên như xây dựng không gian văn hóa Nguyễn Du ở khu vực Bàu Vá, Hương Long, thành phố Huế; Dựng bia khắc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ ở đầu phường Vĩ Dạ, quy hoạch các tượng điêu khắc, xác định giá trị của Nhà xuất bản Tinh Hoa để đặt tên cho một công viên bên đường Trần Hưng Đạo… Và lâu dài, cần quy hoạch xây dựng Bảo tàng văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
Nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ đã chia sẻ ý tưởng về việc xây dựng Đồi Thi nhân, bởi Huế là cái nôi của thơ với đội ngũ đông đảo các nhà thơ nổi tiếng như: Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê, Lưu Trọng Lư, Tố Hữu, Ưng Bình-Thúc Gịa Thị, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Trần Vàng Sao… Là xứ sở của thơ nhạc, của núi sông hữu tình, của lòng người giàu chất thơ và nhân hậu, chịu thương chịu khó, việc Huế xây dựng Đồi Thi nhân chính là để tạo điểm nhấn trong đời sống tinh thần của nhân dân Thừa Thiên Huế và cũng là niềm tự hào của mọi người con của Huế, Sự ra đời của Đồi thi nhân sẽ tạo nên một không gian du lịch độc đáo, không nơi nào có được, và chắc chắn sẽ thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
![]() |
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trình bày tham luận "Bảo tàng văn học nghệ thuật - Một công trình cần được đưa vào thiết chế văn hóa của Thừa Thiên Huế" |
Theo nhà thơ Mai Văn Hoan, Huế là nơi may mắn còn lưu giữ dấu tích của Đại thi hào Nguyễn Du. Với những dấu tích về cuộc đời và tác phẩm còn lưu giữ được, Huế có thể tái tạo một Không gian tượng niệm Nguyễn Du. Nhà thơ cho rằng: “việc tái tạo lại Không gian tưởng niệm Nguyễn Du ở Huế là hết sức cần thiết, nhằm phục chế lại ngôi nhà công trên trục đường Mai Thúc Loan, ngôi nhà cạnh phủ An Hiên (Kim Long) và phần mộ Nguyễn Du ở cánh đồng xã An Ninh (Kim Long), chắc chắn Huế sẽ có thêm những điểm tham quan rất có ý nghĩa, góp phần phát triển ngành du lịch văn học của cả nước”.
![]() |
Nhà văn Lê Vũ Trường Giang phát biểu tham luận tại Hội thảo |
Khi nói đến Huế, nhiều du khách cứ nghĩ chỉ có đền đài, lăng tẩm, chùa chiền là nơi để tham quan và trải nghiệm. Thế nhưng có nhiều nhà lưu niệm/Khu lưu niệm quanh Huế, ngay tại trung tâm thành phố Huế lại ít ai biết, bởi có nhiều lí do trong đó lí do khách quan là du khách không có nhiều thời gian lưu lại Huế, du khách không thuộc những người sành về văn học nghệ thuật Huế. Nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong cho rằng: Các hoạt động tham quan và học tập tại hệ thống nhà lưu niệm văn nghệ sĩ ở Thừa Thiên Huế để giáo dục di sản cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em am hiểu tường tận từng di sản. Các trường học trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây đã xây dựng được kế hoạch tổ chức tham quan, học tập tại di sản văn hóa thì những thiết chế văn hóa nói trên rất thiết thực với các em giờ chỉ cần có sự đồng thuận giữa nhà trường và người quản lý các thiết chế văn hóa đó thì sẽ là cơ hội tuyệt vời để các em học sinh trải nghiệm, nếu thực hiện được thì Giấc mơ Huế cũng sẽ trở thành điểm sáng cho các địa phương khác học tập.
![]() |
Các văn nghệ sĩ tham dự hội thảo cùng chụp ảnh lưu niệm |
Hội thảo lần này chỉ bước đầu tham mưu cho tỉnh Thừa Thiên Huế những ý tưởng về kết nối thiết chế văn học nghệ thuật với du lịch để xây dựng chiến lược phát triển du lịch, phát triển kinh tế, văn hóa trong tương lai. Cũng như tham khảo ý kiến đề xuất xây dựng một số thiết chế văn học nghệ thuật mới trong bối cảnh văn hóa đương đại.
Phương Anh
Tối ngày 04/06, tại công viên Tứ Tượng, Sở Du lịch tổ chức Ngày Hội Sen Huế 2022 với chủ đề “Sen - tinh hoa của đất trời”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Nhà sản xuất phim “Em và Trịnh” vừa có thông báo sẽ cho ra mắt cùng lúc hai bộ phim điện ảnh về nhạc sĩ huyền thoại Trịnh Công Sơn.
Chiều 31/5, nhân kỷ niệm 220 năm ngày vua Gia Long thống nhất đất nước và đặt niên hiệu Gia Long, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học”Công lao và những đóng góp quan trọng về mặt lịch sử của Hoàng đế Gia Long (1802-1820)”.
Sáng 28/5, tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế (53 Nguyễn Huệ- TP Huế) đã diễn ra khai mạc Vietnam Summer Fair 2022 (VSF2022) chủ đề “Hừng Đông khai hội” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế, tổ chức Legend of Hue phối hợp tổ chức.
Chiều 27/5, tại Trung tâm VHPG Liễu Quán – TP Huế đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm có chủ đề “Không lời”. Triển lãm được tổ chức nhằm hưởng ứng Festival Huế 2022 và giới thiệu những sản phẩm tranh Trúc chỉ mang tính sáng tạo mới của Nghệ thuật Trúc chỉ.
Nhằm hưởng ứng Lễ hội Festival Huế 2022 và đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, UBND huyện Quảng Điền sẽ tổ chức Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” năm 2022.
Sáng ngày 26/5, UBND tỉnh tổ chức Tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.
Sáng ngày 25/5, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV năm 2022.
Chiều ngày 24/5, Liên hiệp các Hội Văn học Nghê thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND Huyện Phú Vang đã tổ chức Bế mạc trại sáng tác “Phú Vang ngày mới”.
Ngày 23/5/2022, UBND thành phố Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hoá và du lịch thông minh”.
Sáng ngày 19/05, Nhân kỉ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2022), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn lãnh đạo tỉnh đã đến dâng hoa, báo công lên Bác và khai mạc Triển lãm chuyên đề “Những tấm gương bình dị mà cao quý”.
Sáng 18/5, tại Nhà Gươl huyện Nam Đông đã diễn ra chương trình tái hiện lại lễ hội Mừng lúa mới. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV năm 2022.
Festival Huế 2022 là Festival đầu tiên được tổ chức theo định hướng bốn mùa, mà điểm nhấn là tuần lễ Festival văn hóa, nghệ thuật mang tầm quốc gia và quốc tế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Tối ngày 17/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Lễ Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ VI, năm 2022.
Tối ngày 17/5, tại Thị trấn Khe Tre - huyện Nam Đông đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2022. Tham dự ngày hội có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sáng ngày 15/5, tại Tổ đình Từ Đàm, TP. Huế, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 với sự tham dự của đông đảo tăng, ni và đồng bào Phật tử. Đến dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành uỷ và đại diện HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và các ban ngành, đoàn thể.
Chiều 14 tháng 4 năm Nhâm Dần (14/5/2022); Ban Trị sự GHPGVN tỉnh – Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và Rước Phật từ Diệu Đế Quốc tự lên Tổ đình Từ Đàm, nguyện cầu tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
Tối ngày 13/5/2022 (13.4 Nhâm Dần) tại Nghinh Lương đình, thành phố Huế; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566-Dl.2022 đã tổ chức khai mạc và diễu hành xe hoa trên các trục đường của thành phố Huế đón mừng Phật đản.
Chiều 13/5/2022 (13.4 Nhâm Dần) tại Công viên Lý Tự Trọng, thành phố Huế; Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566-Dl.2022 đã tổ chức khai mạc không gian Ẩm thực chay với chủ đề “ Suối nguồn từ bi”.