Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.
Có tuổi thơ nào không gắn bó với một dòng sông?
Quê hương tôi gắn liền với một tặng vật tuyệt đẹp của tạo hóa, dòng sông Hương. Những năm tháng học sinh của tôi đã trôi qua êm đềm ở đó. Thời thơ bé là những buổi trốn học lang thang dọc bờ sông lúc đó còn mọc đầy lau sậy. Lớn hơn một chút khi đã biết mơ mộng, là những buổi chiều quây quần cùng bạn bè trên bãi cỏ xanh, đắm mình trong cái hoàng hôn tím ngát của sông Hương mùa hè. Tôi yêu biết bao con sông tuổi thơ ấy.
Lúc lên cấp ba, chúng tôi được lựa chọn cho mình một ngoại ngữ thứ hai bên cạnh tiếng Anh, và nước Pháp đến với tôi như một mối duyên tình. Cùng với việc làm quen với ngôn ngữ, tôi lẫm chẫm khám phá những vùng đất tuyệt đẹp của nước Pháp qua những bức ảnh, đoạn phim và lời kể của thầy cô giáo người Pháp. Đó là thành phố Paris hoa lệ với những lâu đài cổ kính trầm mặc, là những ngôi nhà đẹp như cổ tích vùng Normandie, là bãi biển Côte d’Azur xanh ngắt, là những vườn nho bất tận của Champagne Ardenne, là thị trấn Strasbourg đẹp như tranh vẽ, là thung lũng Provence đắm chìm trong màu tím và hương thơm của hoa oải hương... Những tuyệt tác ấy đi vào giấc mơ của tôi hàng đêm. Nhưng không hiểu sao, trong tiềm thức tôi lại thấy thân thương lạ với dòng sông Seine, cảm giác như thể đó là một dòng sông Hương của riêng tôi.
Sẽ có ai đó bảo tôi rằng, có khập khiễng không khi đặt dòng sông Seine diễm lệ quý phái bên cạnh con sông Hương đằm thắm dịu dàng và đơn sơ của xứ Huế? Nhưng bạn có biết không, thật sự có sự giao thoa bất ngờ giữa hai tuyệt tác của thiên nhiên cách xa nhau vạn dặm.
Một đoạn sông Seine. (Ảnh: happydaystravel.com.vn)
Như một dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ, và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của sự thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng. Mặt nước trầm mặc kia soi bóng biết bao đền đài lăng tẩm mà sự tồn tại của chúng gắn liền với bao biến cố lịch sử. Với sông Seine là nhà thờ Đức bà Paris với tuyệt phẩm Thằng gù của Victor Hugo, là Viện Bảo tàng Louvre danh tiếng, là tháp Eiffel sừng sững, là quảng trường Concorde hằn in dấu tích đẫm máu của cuộc Cách mạng Pháp… Bên dòng sông Hương là nơi yên giấc ngàn thu của nhiều vị vua trong 13 triều đại nhà Nguyễn như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định ; là Đại Nội uy nghi còn vương dấu vàng son ; cây cầu Tràng Tiền duyên dáng nối đôi bờ sông ; cũng như những địa danh văn hóa nổi tiếng khác như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén…
Thật ngạc nhiên, cả cây cầu Tràng Tiền và tháp Eiffel đều do kiến trúc sư nổi tiếng nước Pháp Gustave Eiffel (1832-1923) thiết kế. Là biểu tượng của Paris, du khách đặt chân đến đây không thể nào bỏ qua tháp Eiffel, công trình kiến trúc bằng sắt độc đáo nằm bên dòng sông Seine với chiều cao nguyên thủy là 300m . Cầu Tràng Tiền cũng là một nét đặc trưng của Huế và được xây dựng bằng những dầm thép hình vành lược theo kiểu gothique. “Cầu Tràng Tiền sáu vài, mười hai nhịp ; em theo không kịp, tội lắm em anh ơi! ”. Cây cầu đi vào kí ức tôi qua những câu ca dao mượt mà chan chứa ấy.
Và nữa đây, như hai người mẹ có duyên từ trong tâm tưởng, cả hai con sông đều mang trên mình những cây cầu cùng tên. Trên dòng sông Seine, cây cầu Le Pont-neuf (theo nghĩa tiếng Việt là Cầu Mới) mang cái tên trái ngược với vẻ cổ xưa của nó. Còn người dân Huế nào không biết đến Cầu Mới? Vốn tên chính thức là cầu Phú Xuân, cây cầu thân quen với người dân Huế với cái tên cầu Mới, bắt nguồn từ việc nó được xây dựng tạm bằng những tấm cầu phao năm 1968 để thay thế cầu Tràng Tiền lúc bị đặt mìn đánh sập xuống dòng sông Hương.
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
(Thơ Nguyên Sa - Nhạc Ngô Thụy Miên)
Bài hát này lần nào cất lên, tôi cũng nghe lòng bồi hồi không dứt. Mới đó mà mười mấy năm tôi đi xa Huế, nhưng vẫn luôn tìm về mỗi khi cơ hội đến. Riêng sông Seine vẫn còn đấy trong giấc mơ của tôi. Sông Seine ơi, ta khao khát một ngày được thấy sông, chầm chậm đi bên người mà hoài niệm về một dòng sông Hương, để một lần, lại được chạm vào những cảm xúc từ ngày thơ bé.
Bài và ảnh: Trương Hồng Thuận (VnExpress)
Chiều ngày 25/7, Liên hiệp các hội VHNT và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Bế mạc trại sáng tác Mỹ thuật 2012 với chủ đề Biển đảo quê hương.
SHO - Sáng ngày 26/7, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội - Huế, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Hội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Nghệ thuật Tuồng trong đời sống hiện nay.
SHO - Chiều 20/7, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức Khai mạc trại sáng tác mỹ thuật Biển đảo quê hương và phòng triển lãm tranh Gặp gỡ tháng bảy của các họa sỹ Hà Nội và Thừa Thiên Huế, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 15/7, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Thư gửi con” của TS. Thái Kim Lan, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế.
SHO - Tối ngày 14/7, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan sân khấu Kịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
SHO - Sáng ngày 11/7 (nhằm ngày 23/5 Nhâm Thìn), tại chùa Ba Đồn, phường An Tây, thành phố Huế, Công ty Cổ phần đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt và UBND phường An Tây đã tổ chức Lễ cầu siêu và Lễ tế âm linh cô hồn, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, những bá tánh xả thân vì nước và đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô cách đây 127 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
>> Đàn Âm hồn - di sản văn hóa tâm linh đang bị xâm hại
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 9/7/2012 về việc thành lập Bảo tàng Văn hoá Huế trên cơ sở nâng cấp Nhà bảo tàng Huế.
SHO - Là một trong ba công trình phục vụ tế lễ do nhà Nguyễn lập ra gồm: Đàn Nam Giao để tế Trời, Đàn Xã Tắc để tế Đất và Đàn Âm hồn để tế vong hồn những người hy sinh vì nước trong ngày Kinh đô thất thủ 23/5 Ất Dậu -1885. Quan trọng là vậy nhưng đến thời điểm này, Đàn Âm hồn vẫn chưa được các cơ quan chức năng công nhận là di tích và đang bị xâm hại...
Mở đầu bằng một bài viết “đánh động lương tri” thời đại của Elie Wiesel về “Sự nguy hiểm của vô cảm: những bài học rút ra từ một thế kỷ đầy bạo động”. Đó là một hội chứng tai hại mà chúng ta cần phải lên án để tránh khỏi những ứng xử kém cỏi giữa người với người, ắt hẳn điều nhân bản cao nhất mà Elie Wiesel và chúng ta cần nhìn nhận.
Không chỉ trong các dịp Festival, cánh diều mới được thỏa sức tung bay trên bầu trời Cố đô, mà từ lâu diều đã được xem là thú vui của những người dân xứ Huế đối với cả người lớn và trẻ em.
Chiều 29/6, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh mang tên “Khoảnh khắc Festival Huế 2012”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương; vào chiều ngày 28/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên Khát vọng, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Chiều ngày 26/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên “KHÁT VỌNG”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều ngày 18/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và chúc mừng các nhà thơ, nhà văn nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2012 và trước đó, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 11/6, tại khách sạn Mondial, 17 Nguyễn Huệ, Huế, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam với sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo tàng với di sản văn hóa ở lưu vực sông Mê Công và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khi hậu toàn cầu”.
SHO - Sáng ngày 11/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Festival Huế 2012 và định hướng Festival Huế 2014.
SHO - Chiều ngày 10/6, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác ca khúc về A Lưới năm 2012, diễn ra tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau 6 ngày diễn ra sôi nổi, tối ngày 10/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ 1 - 2012 đã Bế mạc và trao giải cho các đơn vị, cá nhân có tiết mục tham dự xuất sắc.
Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.
Với họa phẩm “Không gian sống” của họa sỹ Lê Thánh Thư làm bìa 1, đó như là một tín hiệu khởi đầu cho bạn đọc thấy được một không khí mới lạ của Sông Hương kỳ này.