SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Buổi giới thiệu có sự tham dự của các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế, những thân hữu, người yêu thơ Từ Hoài Tấn.
Nhà thơ Từ Hoài Tấn, tên thật là Hồ Văn Hiền, sinh năm 1950, quê quán ở An Truyền (Làng Chuồn), Thừa Thiên - Huế, hiện sống tại TP. HCM. Ông bắt đầu sáng tác từ 1964 với những tác phẩm xuất hiện trên các tạp chí Văn, Khởi Hành, Ý Thức, Nghệ Thuật, Vấn Đề, Trình Bày, Tuổi Ngọc,… (trước 1975) và Văn, Thanh Niên, Văn Nghệ TP. HCM, Sông Hương,… cùng một số diễn đàn mạng sau 1975.
|
Tính đến nay, ông đã xuất bản nhiều tập thơ, trong đó có những tập in chung với nhiều tác giả. Có thể kể đến những thành công như Hành tinh phiêu lạc (thơ - NXB Thuận Hoá 2003) - Những dòng sông đêm (in chung cùng Viêm Tịnh, Nguyễn Miên Thảo, Lê Ngọc Thuận - NXB Thuận Hoá 2007) - Đi, đứng và chạy … với thời gian (thơ - NXB Hội Nhà Văn 2012).
Và nay, trong không khí Festival 2014, ông về thăm Huế, ra mắt tập thơ “Phục hưng tôi & em” còn nóng hổi.
|
Tập thơ “Phục hưng tôi & em” có thể nói là sự luyến tiếc dĩ vãng và lưu giữ một chặng thăng hoa đời thơ Từ Hoài Tấn. Ông tâm sự: “Đây là tuyển tập thơ của thời kỳ 1967-1974, được chọn lọc lại từ 3 tập thơ chéo tay còn giữ lại được qua bao nhiêu đổi thay của thời cuộc”. Tập thơ có 99 bài thơ, chia làm ba phần: Bão vọng, Hãy lay tình thức dậy và Ngợi ca mây trắng.
Buổi giới thiệu diễn ra trong không khí ấm cúng, thân mật. Các bạn văn Nguyễn Miên Thảo,Viêm Tịnh, Phạm Tấn Hầu, Võ Quê... đã chia sẻ những cảm nhận về tập thơ, những kỉ niệm một thời cùng Từ Hoài Tấn khi ông còn ở Huế, trong cái tuổi đôi mươi đầy hoài bão. Họ nói về thời niên thiếu cùng ông chủ trương các tập san thơ văn “ Cuồng Biển”, nhà xuất bản “Nội Dung” ở Huế và những người bạn một thời Mường Mán, Thái Ngọc San, Ngụy Ngữ. Mà như nhà thơ Từ Hoài Tấn chia sẻ là: “Những sáng tác thơ văn từ đó như một giai đoạn sung sức nhất của tuổi trẻ - những năm hai mươi của cuộc đời.”
Những người bạn yêu thơ Từ Hoài Tấn còn cao hứng đọc thơ ông, những bài họ đã thuộc. Nghệ sĩ Bảo Cường cũng góp mặt và tngâm thơ Từ Hoài Tấn để dành tặng mọi người.
Về thơ Từ Hoài Tấn, nhà phê bình Khổng Đức viết: “Thơ của Từ Hoài Tấn mang đầy bản chất thi tính “Poétique”., nhưng cái hay của bài thơ không phải ở đó mà chính là ở bản chất tồn tại. Tính tồn tại đó ẩn kín sau ngôn từ, theo Heidegger chính đó là chân lý nguyên thủy”.
Ở một góc độ khác, nhà thơ Vương Từ, người bạn thơ lâu năm của lại cho rằng: “Tôi đọc thơ Từ Hoài Tấn nhiều năm qua, giờ đọc vẫn thấy mới lạ trong cái xúc động nhiều chiều”.
Cũng vì thế mà nhà thơ Trần Hữu Dũng trong bài viết “thơ Từ Hoài Tấn: nỗi ám ảnh với thời gian” đã nhận định: “Từ Hoài Tấn có những bài thơ hào sảng, chất ngất chất sông nước miệt vườn... Một mảng thơ riêng với chất tươi mát, thấm đẫm đời sống dân dã”.
|
|
|
|
|
Trường Giang
Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).
Ngày 31/01, tại Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc đã tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long (1820 - 2020) và khai mạc trưng bày về Hoàng đế Gia Long.
Chiều ngày 29/01/2021, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2020.
- Có một văn phong Hồ Chí Minh trong 50 năm sự nghiệp viết - Phong Lê
Sáng 07/01, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
VĂN
- Về một tuổi trẻ màu xanh - Trần Băng Khuê
- Ngọn nến - Trần Hoàng Vy
Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Chương trình sự kiện âm nhạc, đếm ngược chào năm mới Huế Countdown 2021 sẽ được tổ chức vào lúc 21h00 ngày 31/12/2020 và kết thúc lúc 00h30' ngày 01/01/2021 tại khu vực Ngã 6 đường Hà Nội - Đống Đa - Hùng Vương - Lê Quý Đôn - Bến Nghé.
Tối 29/12, tại nhà thi đấu Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Hà Huy Tập), Sở Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020.
Chiều 25/12 tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mộng mị một mình” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Tham dự khai mạc triển lãm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế.
Chiều 25/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2020.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT giai đoạn 2016 - 2020.
Sông Hương xin gửi đến quý bạn đọc mục lục số Đặc biệt, tháng 12 - 2020:
Sáng ngày 22/12, Bảo tàng lịch sử Huế đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích Lao Thừa Phủ.
Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã diễn ra buổi Bế mạc chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Tối 19/12, tại sân khấu Phố đi bộ Huế, Hội May – Thêu - Thời trang Huế đã tổ chức chương trình Thời Trang – Nghệ thuật “Huế- Kinh đô áo dài.
Tối ngày 18/12, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Huế) đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Chiều 18/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Văn hóa và con người xứ Huế” của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn.
Sáng 18/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phố Huế (23-25 Lê Lợi, TP Huế), Hội May – Thêu- thời trang Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Huế tổ chức khai mạc "Không gian trưng bày và thao diễn nghề may áo dài Huế".
Chiều 17/12, Omega+ kết hợp với Viện Pháp Huế tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp ra mắt tác phẩm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và Huyền thoại đen”.