Chiều ngày 19/12, tại tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm thơ “Gửi em cô gái đỏng đảnh” của nhà văn Nguyễn Quang Hà.
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Sông Hương - Chủ tịch Hội Nhà văn phát biểu tại buổi giới thiệu sách
Nhà văn Nguyễn Quang Hà tên thật là Nguyễn Trọng Trường, quê ở Bắc Giang, nguyên là Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương. Ông viết đều cả thơ, truyện ngắn, ký sự và tiểu thuyết. Hầu hết những tác phẩm của ông đều viết về chiến tranh, viết về miền đất và con người xứ Huế - nơi ông đã sống, chiến đấu thời tuổi trẻ và bây giờ là quê hương thứ hai của ông.
![]() |
Tập thơ “Gửi em cô gái đỏng đảnh” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành |
Nhà văn Nguyễn Quang Hà đã xuất bản nhiều tác phẩm như Thời tôi mặc áo lính (1990); Sông dài như kiếm (2002); Lang thang với Huế (987); Trái ngọt vườn cấm (1990); Kinh thành mến yêu (1988); Bạn bè một thuở (1984); Tiếng gà trên điểm chốt (1976); Tiếng thở dài của đất (2006) Cuối tuần trăng mật (1988); Thân Trọng Một, con người huyền thoại (2003); Tiểu thư bị bùa mê (1997); Vùng Lõm (2012). 2014), Nhật ký Đông Sơn (tiểu thuyết, 2017)...
![]() |
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái tặng hoa chúc mừng nhà văn Nguyễn Quang Hà |
Tập thơ “Gửi em cô gái đỏng đảnh” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Đây là sự trở lại với thơ của nhà văn Nguyễn Quang Hà như là cách cân bằng tâm thế và tình cảm của mình. Tập thơ có thể xem là chứng chỉ tâm hồn lãng mạn và trữ tình đắm đuối của một hồn thơ tự vỡ, tự trẻ lại trước những khoảng lặng sâu thẳm của trái tim đa tình, dại ngộ, nhưng rất đỗi tin yêu và nồng thắm của người thơ trước tình yêu, trước những rung cảm lặng thầm.
![]() |
Nhà thơ Mai Văn Hoan chia sẻ về tập thơ “Gửi em cô gái đỏng đảnh” của NV Nguyễn Quang Hà |
Nhà thơ Hồ Thế Hà nhận định “Tập thơ Gửi em cô gái đỏng đảnh” không chỉ có tình yêu và sự lãng mạn trữ tình của một hồn thơ đa cảm như tôi đã xác tín ban đầu, mà còn là sự trăn trở, suy tư của một nỗi niềm ưu tư trước nhân tình, thế thái. Mà đây lại là cái hồn cốt nhân sinh - thế sự bề sâu mà nhà thơ muốn thông điệp đến mọi người sau cái chủ đề tình yêu mộng ảo bề mặt kia”.
Khởi đầu cầm bút là thơ, đoạn kết từ văn xuôi về lại với thơ, Nguyễn Quang Hà càng giàu có tin yêu trong tâm hồn trữ tình, khát khao giao hòa giao cảm. Thơ, giờ đây, với anh, như là phương tiện để giãi bày cái tôi nội cảm của mình một cách chân thành, nồng nhiệt nhất. Hướng về người yêu, người thân và thế sự cũng là cách kiểm tra lại hành trình yêu và sống của mình trước khi hướng về nhân dân, đất nước trong ý nghĩa tồn sinh và ân nghĩa; từ đó, nhà thơ suy tư về những kinh nghiệm quan hệ sống để biết mình tồn tại có ích, để biết thơ luôn đi bên cạnh cuộc đời và tác giả đã vực sự sống ba chiều lên không gian mặt phẳng của trang giấy bằng niềm tin có thật ở cõi người nhân hậu để tình yêu và sự sống luôn “vi vu giữa vũ trụ sinh thành”.Nhà thơ Hồ Thế Hà cho biết thêm.
![]() |
Nhà thơ Lê Viết Xuân phát biểu tại buổi giới thiệu sách |
Nhà thơ Lê Viết Xuân chia sẻ: “ Tập thơ Gửi em cô gái đỏng đảnh là những bài thơ đầy ắp tình đời và tình người với nhiều chiêm nghiệm và gợi mở về cuộc sống với phong cách và chất thơ vừa chân thật,dung dị những cũng vừa ảo vọng và phóng túng đến mê hoặc. Không phải tự nhiên thơ là sở trường của nhà văn Nguyễn Quang Hà, mà nó được sinh ra và nuôi dưỡng trong một môi trường thấm đẫm câu hát giao duyên và tình tứ, ngọt ngào của miền quê quan họ và lâng lâng men tình của rượu làng Vân. Sở trường ấy đã làm nên một tâm hồn đa cảm, theo bước chân anh rong ruổi dọc ngang trên khắp mọi miền đất nước.
Một số hình ảnh tại buổi giới thiệu sách:
![]() |
Đông đảo các văn nghệ sĩ đến tham dự |
|
||
![]() |
Nhà thơ Quốc Lương, CLB thơ Sông Bồ, ngâm bài: “Con còng gió” |
![]() |
Nghệ sĩ Diệu Bình diễn ngâm thơ của nhà văn Nguyễn Quang Hà
|
![]() |
Nhạc sĩ Phương Tài đến từ thành phố Đà Nẵng sẽ trình bày những ca khúc ông phổ nhạc từ thơ Nguyễn Quang Hà |
|
||
Phương Anh
Tối 20/11, tại Nhà hát Sông Hương (Thành phố Huế) đã diễn ra Lễ Bế mạc và trao giải Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.
Sáng ngày 19/11, tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra buổi khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Ngày 18/11, tại Nhà hát sông Hương thuộc Học viện Âm nhạc Huế đã diễn ra triển lãm ảnh “Thừa Thiên Huế - Điểm đến của các nhà làm phim” do Viện phim Việt Nam tổ chức và triển lãm “Di sản và bạn” do Sở Du lịch tổ chức.
Sáng 18/11, Ban tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII đã tổ chức buổi Họp báo thông tin về Liên hoan phim và các sự kiện liên quan.
Sáng ngày 18/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Điện ảnh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.
Chiều ngày 17/11, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm “Di sản Cố đô Huế qua góc nhìn hội hoạ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định Phê duyệt kết quả Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021.
Sáng 7/11, Trung tâm Nghiên cứu Huế đã tổ chức ra mắt tập sách sách "Nghiên cứu Huế - tập 9". Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định cùng nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử.
Bảo tàng Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các cá nhân trao tặng. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
Ngày 04/11/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1862/QĐ-TTg về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam vào ngày 21/4 hằng năm
Sáng 04/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Trà đã tổ chức khai mạc trại sáng tác VHNT Bình Tiến năm 2021 (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 4 đã làm nên một điều đặc biệt khi quyết định trao giải cho tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của Trần Vàng Sao.
Điện Thái Hòa được tiến hành quét 3D toàn bộ hiện trạng trước khi hạ giải trùng tu. Dự án do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hợp tác với Công ty Cổ Phần Sao Tháng Tám Việt Nam - AGS Technologies thực hiện.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa mới ban hành Kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành Văn hóa và Thể thao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Sáng ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu nhà rường Huế”.
Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 HĐND tỉnh khóa VIII, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua 5 dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích gồm: Quốc tử Giám, lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3), lăng vua Tự Đức (phần còn lại), Đàn Nam Giao (phần còn lại), điện Cần Chánh.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày mở Đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), Thư viện Tổng hợp Tỉnh tổ chức trưng bày, triển lãm chủ đề “Huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển và chủ quyền biển đảo Việt Nam”.
UBND tỉnh vừa có cuộc họp với các Sở, ban ngành và đại diện các công ty du lịch, cơ sở lưu trú về kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 20/10, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã chủ trì cuộc họp với các Sở, ban ngành về việc nghe báo cáo tiến độ thực hiện Đề án Tủ sách Huế và Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.