Gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay trên tạp chí Sông Hương năm 2018

08:24 24/01/2019

Chiều ngày 23/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay trên tạp chí Sông Hương. 

Ông Nguyễn Thái Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu tại lễ gặp mặt.

Tạp chí Sông Hương không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, tôn vinh những giá trị truyền thống văn hóa Huế cũng như phản ánh khá trung thực diện mạo văn học nghệ thuật của tỉnh nhà và cả nước. Hầu như ở tất cả các chuyên mục quan trọng như: Văn, Thơ, Tác giả - Tác phẩm, Nghiên cứu & Bình luận, Huế - dòng chảy văn hóa, Cửa sổ nhìn ra văn học thế giới đương đại… trong mỗi số đều có bài hay.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế- Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại buổi gặp mặt


Trong năm 2018, Tạp chí xuất bản được 12 số báo thường kỳ và 4 số Đặc biệt Sông Hương với nhiều bài vở phong phú, chất lượng được bạn đọc đón nhận và đánh giá cao. Tạp chí đã đăng tải hơn 5.000 tin, bài trên trang thông tin điện tử Sông hương Online.

Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó tổng biên tập Tạp chí Sông Hương báo cáo tổng kết hoạt động của Tạp chí trong năm 2018


Tạp chí Sông Hương duy trì mạch ngầm trong sáng chảy vào tâm thức bạn đọc. Số báo đầu năm mới 2018, Sông Hương đặc biệt ghi lại dấu ấn sự kiện 50 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 ở Huế và Chuyên đề Con giáp như một không gian nhiều sắc màu giữa hội xuân.  Mục Huế dòng chảy văn hóa giới thiệu Lễ cưới hỏi trong nghi lễ vòng đời của người Pa Cô, thể hiện sự nâng niu, trân trọng giá trị hình hài, hồn vía mà các vị giàng, thần linh ban tặng, cầu cho hạnh phúc lứa đôi, cũng là nền tảng cho sự bền chặt trong mối quan hệ cộng đồng. Năm 2018, Sông Hương đã thực hiện hai Chuyên đề quan trọng như: Chuyên đề Vọng niệm Huyền Trân,  chuyên đề Văn học sinh thái - những góc nhìn. Nhiều bài viết hay về ngày thương binh liệt sĩ, Kỷ niệm 73 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám, Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu…

Trao tặng thưởng cho các các giả có tác phẩm hay năm 2018


Dấu ấn đậm nét nhất là số báo đặc biệt kỷ niệm 35 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên. Số báo này đã quy tụ được một lực lượng bạn viết đông đảo trên khắp 3 miền đất nước và những cộng tác viên nước ngoài. Bên cạnh chuỗi bài viết gợi lại nhiều kỷ niệm với Sông Hương, những thành công mang tính dấu chỉ được bạn đọc kính phục, là những tác phẩm văn học vừa mang đầy tính nhân văn vừa mang tính kỹ thuật, là sự dung hòa giữa hiện đại và truyền thống. Nhiều bài viết quan trọng, mới mẻ về tư liệu, súc tích về văn phong, có tính chất ổn định lâu dài. Là tờ tạp chí có uy tín với độc giả cả nước, Sông Hương luôn là nơi gửi gắm những đứa con tinh thần của giới cầm bút, đặc biệt là ở mảng Văn xuôi và Thơ. Ngoài ra, Tạp chí cũng đã triển khai nhiều chương trình về phát triển Không gian Văn hóa, chương trình “Tình Sông Hương”.

Đông đảo cộng tác viên đến tham dự buổi gặp mặt


Cũng tại buổi gặp mặt, Tạp chí Sông Hương đã trao  tặng thưởng cho các tác giả có tác phẩm hay năm 2018. Tác phẩm  thuộc 4 chuyên mục: Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - bình luận, và Huế dòng chảy văn hóa. Tác phẩm truyện ngắn “Giấc mộng” của tác giả Bảo Thương  nói lên sự bí ẩn đa chiều, giữa thánh thiện và tối mờ, mọi thứ mới lạ như mặt hồ và lòng người cồn lên những ám ảnh… Truyện ngắn dựng lập từ nếp sống vỉa hè hòa lẫn nghi thức trên mặt phẳng thời cuộc văn chương, qua những câu chuyện tuồng như phiếm song đã vô tình chạm đến mặt khác niềm tôn vinh giá trị chân thực của tác phẩm; và con người sáng tạo theo đó cũng là một tác phẩm song trùng. Truyện ngắn “ Bông Cà na quê nhà” của tác giả Trần Bảo Định – một câu chuyện thâm trầm của một gia đình với đứa cháu, với nội và người cậu từng yêu cô thôn nữ có khu vườn cà na hoang dại. Rồi bỗng một ngày bông cà na rụng trắng sông. Thôn nữ vườn bên bước xuống thuyền hoa đi lấy chồng. “Tôi đứng trên cầu nước nhìn trùng trùng hạt li ti trắng bông cà na đan níu nhau bồng bềnh trôi theo gió”. Buồn đến con chim lạc cũng hoảng hốt kêu quang quác nơi bến sông. Những kỷ niệm dung dị của Bông cà na quê nhà đã thức dậy niềm yêu thương con người, yêu da diết thiên nhiên như cùng một thực thể, tách rời sao đang?. Chùm thơ: “Bài thơ về hạt bụi”, “Bạc tình”, “Vào đây” của tác giả Đông Hà dường như là cuộc trở dậy của phận thơ bằng sự trẻ trung, ngây thơ, sắc lẻm và khá lạnh lùng. Tác phẩm nghiên cứu phê bình “ Đọc một đọc thơ Đường” của tác giả Đỗ Lai Thúy -  thơ Đường đã được tiếp cận ở góc nhìn minh triết và thiền học. Bằng sự nhạy bén của một học giả thích chìm đắm trong sự thanh khiết của văn học cổ, tác giả Đỗ Lai Thúy đã nhìn ra: Trong thơ Đường con người và vũ trụ là một; thời gian và không gian là một. Phát hiện này hoàn toàn tương hợp với ánh nhìn của khoa học lượng tử cùng triết học hiện đại; và dĩ nhiên, văn chương với thiên hướng về sự lắng đọng tâm thức để hòa vào đại tự nhiên, cũng xem là khoa học nhân sinh vậy. Chuyên mục Huế - Dòng chảy văn hóa trao cho tác phẩm “Một số biến đổi của ca Huế trong thế kỷ XX qua câu chuyện về bài Tương tư khúc” của tác giả Phan Thuận Thảo -  Bài viết đã mở đường tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của bài ca Huế Tương tư khúc, sự ảnh hưởng từ dòng nhạc nào, và tác giả của nó thực là ai?; âm điệu, giống và khác biệt với những bài khác cùng dòng loại. Và từ việc Tương tư khúc trong quá trình đưa vào các loại hình biểu diễn đã có sự thay đổi về tốc độ, giai điệu, cấu trúc bài bản, tác giả đã bàn thêm vài nét về biến đổi của Ca Huế trong thế kỷ XX.

Phương Anh

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Một dự án nghiên cứu mới vừa công bố cho biết 136/720 di tích văn hóa trên thế giới “có thể sẽ biến mất sau 2.000 năm do mực nước biển dâng”, trong đó có quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận tháng 12-1993.

  • SHO - Chào mừng 104 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 1974 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chiều ngày 7/3, Liên hiệp các Hội VHNT và  Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” tại số 26 Lê Lợi, Huế. 

  • 46 tuổi mới có được triển lãm nghệ thuật đầu tiên nhưng chừng đó thời gian trở về sau cũng đủ dựng nên tượng đài sừng sững Điềm Phùng Thị - tên tuổi tiêu biểu của nền nghệ thuật điêu khắc thế giới thế kỷ XX. Nhưng, trước khi trở thành một nghệ sĩ lớn, nhiều người quên mất bà cũng đã là một bác sĩ tài đức.

  • Nếu như làng cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, thì làng cổ Phước Tích (Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung.

  • Nét trầm mặc cổ kính, đêm Hoàng Cung huyền diệu tái hiện lịch sử của chốn lầu son hay những lời ca ngọt ngào trên sông Hương đã tạo nên một Huế mộng mơ hấp dẫn du khách.

  • Nhà thơ Võ Quê vừa sưu tầm và ấn hành tập 1 Lời ca Huế (NXB Thuận Hóa) với 11 tác phẩm của Á Nam Trần Tuấn Khải, Tản Đà, Bửu Lộc… và các tác giả khuyết danh nhằm giới thiệu một cách đầy đủ phần lời các bài ca Huế vốn tồn tại dưới hình thức truyền khẩu. TT&VH có cuộc trò chuyện với ông về công việc thầm lặng này.

  • Tuồng Huế, đã có nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nghệ sĩ lừng danh, tất cả đều đặt ra câu hỏi làm thế nào để bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đã một thời được xem là quốc kịch dưới triều nhà Nguyễn. 

  • (SHO). Bộ VHTTDL vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc tổ chức Lễ công bố quyết định và đón bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.

  • (SHO) Bộ VHTTDL vừa có ý kiến thẩm định Báo cáo KTKT phục dựng nhà thờ cụ Tôn Thất Thuyết của Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Hội Nhà văn TT-Huế hiện có 90 hội viên, trong đó đa số là nhà thơ, là con số đáng tự hào. Mỗi năm, các nhà văn trẻ ở Huế xuất bản hàng chục đầu sách. Có người trong vài năm in ba đầu sách. Anh em cũng được đi dự nhiều trại sáng tác, nhiều chuyến đi thực tế ở nhiều tỉnh, thành phố. Hội cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giới thiệu tác giả tác phẩm, làm cho không khí sáng tác ngày càng sôi động. Tất cả những hoạt động đó đã giúp anh em có thêm kinh nghiệm, vốn sống để sáng tác nhiều tác phẩm mới.

  • (SHO) Sáng nay, 19/2/2014, ông Trần Thanh Bình - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh, yêu càu cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Tượng đài 11 cô gái Sông Hương.

  • Di tích Thanh Bình Từ Đường nằm sâu 50m trong kiệt 281, đường Chi Lăng (TP Huế). Sức hấp dẫn của ngôi từ đường được xếp vị trí loại 1 di tích văn hóa cấp quốc gia.

  • Những cụ bà ở tuổi xưa nay hiếm, tóc bạc trắng, lưng còng, rưng rưng lệ khi được dòng họ vinh danh nàng dâu hiếu thuận.

  • Hòa trong không khí vui tươi của những ngày đầu xuân mới, hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ - Tổ quốc, tối ngày 15/2/2014 ( tức ngày 16 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Trung tâm Văn hóa Thông tin huyện Quảng Điền, Phòng Văn hóa huyện đã tổ chức chương trình thơ nhạc đầy cảm xúc.

  • (SHO) - Đêm thơ đã có sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà thơ đến từ Liên hiệp Các Hội VHNT tỉnh, Hội thơ Hương Giang, CLB Hương Thơ Xứ Huế, CLB thơ Hương Xuân, CLB thở Thuận Lộc, CLB thơ Bến Hẹn – Huế, CLB thơ Tam Giang. Tất cả tạo nên một không gian giao lưu, kết nối những tiếng vọng thơ nồng nàn trong đêm xuân rằm tháng Giêng...

  • Hàng chục năm qua, ngư dân ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) đã gắn bó với nghề “theo đuôi tôm, cá” trên phá Tam Giang. Nhờ cần mẫn mưu sinh và sự dám nghĩ, dám làm mà trong thôn xuất hiện nhiều “triệu phú” với thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng... 

  • Nằm phía Đông Nam Kinh thành Huế, khu phố cổ Gia Hội là nơi tập trung nhiều địa điểm tâm linh độc đáo của Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ tìm lại được sự thanh thản, sự tĩnh lặng cần thiết để quên đi phần nào những xô bồ của cuộc sống hiện đại.

  • Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ XII, tối ngày 13/02 (14 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), tại Nghinh Lương Đình (Huế) đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Mùa xuân - Tuổi trẻ và Tổ quốc.

  • Ngày 9/2, chúng tôi gồm bốn người, đăng ký xe lên tham quan vườn tại Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).

  • Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc (đại diện tại Thừa Thiên – Huế) cho biết, hoàng tử Vĩnh Diêu, vị hoàng tử cuối cùng của triều Nguyễn qua đời tại Houston, bang Texas, Mỹ lúc 12 giờ (giờ Việt Nam) ngày 12-2.