Tối ngày 15/2 (rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần), trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival Huế bốn mùa và Ngày thơ Việt Nam năm 2022, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Múa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình Festival Thơ Huế năm 2022 với chủ đề “ Thơ Huế và Di sản”.
Mở đầu chương trình Festival Thơ Huế, Nghệ sĩ Bạch Hạc ngâm bài thơ "Nguyên Tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đến dự chương trình có ông Hoàng Khánh Hùng - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Nguyễn Thanh Bình - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế và bạn yêu thơ.
Festival Thơ Huế là một chương trình thi ca của thi sĩ xứ Huế qua các kỳ Festival Huế, hình thành từ năm 2004 đến nay đã 18 năm và để lại nhiều dấu ấn trong lòng người yêu thơ.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phát biểu tại chương trình |
Phát biểu tại chương trình, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Thơ Huế và di sản từ lâu đã là mối liên lạc hỗ tương. Huế có một di sản thi ca thật đặc biệt đó là Thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Thơ xuất hiện trên di tích Huế, trên Hoàng Thành, là hơi thở cảm xúc quyện hòa giữa bao thế hệ thi nhân với bao trầm tích văn hóa Huế.
![]() |
Nhạc phẩm " Mùa xuân nho nhỏ" góp phần tạo nên không khí vui tươi tại chương trình Festival Thơ Huế |
Bên cạnh những di sản vật thể do con người sáng tạo nên với hài hòa tuyệt đối với thiên nhiên là chủ đích tuyệt vời, thì di sản phi vật thể, cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa của miền sông Hương núi Ngự; với không gian văn hóa Huế còn gìn giữ trong tà áo dài, trong chiếc nón bài thơ, trong lời ăn tiếng nói, trong giọng Huế dạ thưa, trong các món ẩm thực Huế như cơm hến, bánh bèo… với những dấu ấn của một Huế hiện đại bên cạnh sự cổ kính kinh kỳ một thưở...; tất cả đã gợi niềm cảm hứng cho các thi nhân sáng tác.
Một khối lượng đồ sộ các thi phẩm của các thế hệ thi sĩ với hàng trăm tác giả, hàng trăm bài thơ sáng tác về Huế, về di sản Huế đã tạo ra một hiện tượng hiếm thấy trong kho tàng thi ca Việt Nam.
![]() |
Thơ xuất hiện trên di tích Huế, trên Hoàng Thành, là hơi thở cảm xúc quyện hòa giữa bao thế hệ thi nhân |
Chương trình thơ đã đem đến nhiều cảm xúc cho khán giả với bài thơ Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thu chí của Đại thi hào Nguyễn Du, 3 bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chạm khắc trong nội thất điện Thái Hòa viết về chủ đề mùa xuân qua bản dịch thơ của nhà thơ Nguyễn Phước Hải Trung, Tết của mẹ tôi của thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính, Trong đôi mắt Huế của nhà thơ Đông Hồ, Chiều Hương Giang của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Địa chỉ buồn của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Mưa Huế của nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh, Xứ sở dịu dàng của nhà thơ Phạm Tấn Hầu, Tản mạn Huế của nhà thơ Lê Tấn Quỳnh...
![]() |
Lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế chụp hình lưu niệm cùng các văn nghệ sĩ |
Bên cạnh đó, chương trình còn có các nhạc phẩm sôi động, vui tươi như bài Mùa Xuân nho nhỏ (thơ Thanh Hải, nhạc Trần Hoàn), Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao, Cơm Hến (Thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, nhạc Trầm Tích). Thơ và nhạc hòa quyện tạo nên một đêm thơ giàu cảm xúc, đầy sức xuân và đậm chất Huế.
Thi ca luôn có sức hút kỳ diệu với cuộc sống và cuộc sống lại hiện diện trong thi ca với tất cả những gì đầy cảm xúc nhất và tinh tuý nhất.... Ở đâu con người tồn tại, thi ca luôn ở đó, thi ca sinh ra từ cuộc sống nhưng cao hơn cuộc sống vì nó là những phút thăng hoa cảm xúc của con người thổi hồn vào hiện thực, phản ảnh cuộc sống tươi đẹp và hấp dẫn hơn.
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
![]() |
![]() |
Phương Anh
Năm nay, cả nước long trọng tổ chức Kỷ niệm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố lần đầu tiên và 50 năm ngày Bác đi xa; mở đầu cho số báo tháng 8 này, Sông Hương giới thiệu bài viết: “Bác Hồ viết Di chúc, ‘để lại muôn vàn tình thương yêu’”. Bác Hồ viết Di chúc bắt đầu ngày 10/5/1965; trong 4 năm kế tiếp Bác luôn suy nghĩ, sữa chữa thêm bớt và hoàn thiện bản Di chúc lịch sử vào ngày 10/5/1969. Từ việc làm trong sáng Đảng trên tình yêu thương đồng chí, hơn ai hết Bác Hồ hiểu đó là yếu tố quyết định cho mọi thắng lợi trong thời chiến cũng như công việc tái thiết đất nước sau chiến tranh và gìn giữ hòa bình mai sau; đến việc chăm lo đời sống từng tầng lớp trong xã hội, cho thấy một tình thương bao la Bác gửi lại cho nhân dân.
Chiều 31/7, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ đã chức lễ khai mạc triển lãm Mỹ thuật “Sắc thu” 2019.
Tối ngày 28/7/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019.
Sáng ngày 29/7, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp với chủ đề “Nông nghiệp Thừa Thiên Huế phát triển bền vững, an toàn, ứng dụng công nghệ cao”.
Chiều ngày 26/7, Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019), Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thao đoàn viên Công đoàn và người lao động tỉnhThừa Thiên Huế năm 2019.
Sáng ngày 26/7, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019).
Chiều 25/7, tại Trung tâm VHTT Tỉnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnhThừa Thiên Huế đã tổ chức trao giải cuộc thi ảnh “Nét đẹp Công đoàn và người lao động” và hội thi báo tường chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019).
Chiều ngày 25/7, UBND TP Huế đã tổ chức buổi họp báo tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
Sáng 25/7, tại hội trường khách sạn Century, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò văn hóa trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Chiều 23/7, UBND Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và trao tặng “Huân chương Độc lập” cho các gia đình liệt sĩ đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chiều 23/7, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Nam Đông tổ chức bế mạc trại sáng tác “Văn hóa và con người Nam Đông”.
Chiều ngày 23/7, UBND tỉnh tổ chức họp báo Công bố Chuỗi sự kiện Công nghệ thông tin và Hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 22/7, Bảo tàng văn hóa Huế phối hợp với Chi hội Khoa học Lịch sử thành phố Huế tổ chức Buổi nói chuyện chuyên đề " Một số kết quả nghiên cứu mới về thời Chúa Nguyễn" của nhà nghiên cứu, bác sĩ Nguyễn Anh Huy.
Sáng ngày 22/7, tại Bảo tàng Văn hoá Huế, Liên đoàn Lao động thành phố Huế đã tổ chức Triển lãm và trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật chủ đề “Công Đoàn với cuộc sống của Đoàn viên và người lao động”. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Công Đoàn Việt Nam.
Chiều ngày 20/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Về Huế”.
Chiều 19/7, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Liên lạc trường Thanh niên tiền tuyến Huế tổ chức kỷ niệm 74 năm ngày thành lập trường.
Chiều ngày 18/07, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin Thị xã Hương Trà, Ủy ban nhân dân xã Hương Thọ tổ chức bế mạc trại sáng tác Trại sáng tác Văn học Hương Thọ năm 2019.
Chiều 17/7, tại Viện Pháp tại Huế (01 Lê Hồng Phong) đã diễn ra triển lãm “Bước đi” của họa sĩ Hoàng Thị Ngọc Ấn.
Chiều ngày 17/7, tại tư gia của gia đình cố họa sĩ Vĩnh Phối (12 Bạch Đằng, TP. Huế ), gia đình họa sĩ đã tổ chức buổi buổi khai trương phòng tranh của họa sĩ Vĩnh Phối nhân kỷ niệm 2 năm ngày mất của ông.
Chiều 12/7, tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) Thừa Thiên Huế năm 2019