Tối ngày 15/2 (rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần), trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival Huế bốn mùa và Ngày thơ Việt Nam năm 2022, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Múa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình Festival Thơ Huế năm 2022 với chủ đề “ Thơ Huế và Di sản”.
Mở đầu chương trình Festival Thơ Huế, Nghệ sĩ Bạch Hạc ngâm bài thơ "Nguyên Tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đến dự chương trình có ông Hoàng Khánh Hùng - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ông Nguyễn Thanh Bình - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế và bạn yêu thơ.
Festival Thơ Huế là một chương trình thi ca của thi sĩ xứ Huế qua các kỳ Festival Huế, hình thành từ năm 2004 đến nay đã 18 năm và để lại nhiều dấu ấn trong lòng người yêu thơ.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế phát biểu tại chương trình |
Phát biểu tại chương trình, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Thơ Huế và di sản từ lâu đã là mối liên lạc hỗ tương. Huế có một di sản thi ca thật đặc biệt đó là Thơ trên kiến trúc cung đình Huế. Thơ xuất hiện trên di tích Huế, trên Hoàng Thành, là hơi thở cảm xúc quyện hòa giữa bao thế hệ thi nhân với bao trầm tích văn hóa Huế.
![]() |
Nhạc phẩm " Mùa xuân nho nhỏ" góp phần tạo nên không khí vui tươi tại chương trình Festival Thơ Huế |
Bên cạnh những di sản vật thể do con người sáng tạo nên với hài hòa tuyệt đối với thiên nhiên là chủ đích tuyệt vời, thì di sản phi vật thể, cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa của miền sông Hương núi Ngự; với không gian văn hóa Huế còn gìn giữ trong tà áo dài, trong chiếc nón bài thơ, trong lời ăn tiếng nói, trong giọng Huế dạ thưa, trong các món ẩm thực Huế như cơm hến, bánh bèo… với những dấu ấn của một Huế hiện đại bên cạnh sự cổ kính kinh kỳ một thưở...; tất cả đã gợi niềm cảm hứng cho các thi nhân sáng tác.
Một khối lượng đồ sộ các thi phẩm của các thế hệ thi sĩ với hàng trăm tác giả, hàng trăm bài thơ sáng tác về Huế, về di sản Huế đã tạo ra một hiện tượng hiếm thấy trong kho tàng thi ca Việt Nam.
![]() |
Thơ xuất hiện trên di tích Huế, trên Hoàng Thành, là hơi thở cảm xúc quyện hòa giữa bao thế hệ thi nhân |
Chương trình thơ đã đem đến nhiều cảm xúc cho khán giả với bài thơ Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thu chí của Đại thi hào Nguyễn Du, 3 bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt chạm khắc trong nội thất điện Thái Hòa viết về chủ đề mùa xuân qua bản dịch thơ của nhà thơ Nguyễn Phước Hải Trung, Tết của mẹ tôi của thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính, Trong đôi mắt Huế của nhà thơ Đông Hồ, Chiều Hương Giang của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Địa chỉ buồn của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Mưa Huế của nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh, Xứ sở dịu dàng của nhà thơ Phạm Tấn Hầu, Tản mạn Huế của nhà thơ Lê Tấn Quỳnh...
![]() |
Lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế chụp hình lưu niệm cùng các văn nghệ sĩ |
Bên cạnh đó, chương trình còn có các nhạc phẩm sôi động, vui tươi như bài Mùa Xuân nho nhỏ (thơ Thanh Hải, nhạc Trần Hoàn), Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao, Cơm Hến (Thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, nhạc Trầm Tích). Thơ và nhạc hòa quyện tạo nên một đêm thơ giàu cảm xúc, đầy sức xuân và đậm chất Huế.
Thi ca luôn có sức hút kỳ diệu với cuộc sống và cuộc sống lại hiện diện trong thi ca với tất cả những gì đầy cảm xúc nhất và tinh tuý nhất.... Ở đâu con người tồn tại, thi ca luôn ở đó, thi ca sinh ra từ cuộc sống nhưng cao hơn cuộc sống vì nó là những phút thăng hoa cảm xúc của con người thổi hồn vào hiện thực, phản ảnh cuộc sống tươi đẹp và hấp dẫn hơn.
![]() |
![]() |
![]() |
|
![]() |
![]() |
![]() |
Phương Anh
Đến 19h30 hôm nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn Sở chỉ huy tiền phương Quân khu 4 đã tìm thấy thi thể 13 thành viên trong đoàn công tác gặp nạn tại Trạm bảo vệ rừng 67.
Trong chiều 14 đến sáng 15-10, tại hiện trường vụ sạt lở núi ở thủy điện Rào Trăng 3, và Trạm bảo vệ rừng 67 (thuộc sơn phận xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), hàng trăm cán bộ, chiến sĩ vẫn đang được huy động tăng cường để nỗ lực đào bới, tìm kiếm người mất tích.
Thi thể nạn nhân đầu tiên trong số 17 công nhân gặp nạn tại công trình thủy điện Rào Trăng 3 đã được lực lượng chức năng đưa ra khỏi hiện trường bằng đường sông.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa thông tin về việc triển khai triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Chiều ngày 13/10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế để kiểm tra tình hình mưa lũ và công tác cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng 11/10, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; TUV, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng đã đi kiểm tra tình hình ứng phó với mưa lũ tại điểm thấp trũng của huyện Phong Điền.
Sáng 12/10, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các sở, ban, ngành, địa phương về công tác ứng phó lũ lụt trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tiếp tục chỉ đạo các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ kéo dài, tuyệt đối không để một ai bị thiếu đói, tính mạng của người dân phải được đặt lên hàng đầu.
Ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hoạt động sản xuất.
Trước tình hình mưa lớn khiến địa bàn tỉnh ngập lụt trên diện rộng, trong đó nhiều vùng thấp trũng ngập sâu trong lũ, chiều ngày 11/10, Đoàn cứu trợ gồm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định; Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh và các lực lượng chức năng đã đến thăm và trao lương thực cứu trợ cho người dân vùng lũ.
Sáng ngày 08/10, tại UBND tỉnh, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức hội thảo khoa học “Hà Nội- Huế- Sài Gòn: Dòng sinh mệnh dân tộc- nhìn từ các đô thị văn hiến”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 60 năm kết nghĩa của ba thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn.
- Về xây dựng văn hóa trong chính trị - Nguyễn Thái Sơn
- Hội Văn nghệ kháng chiến Thừa Thiên - Dương Phước Thu
- Ảnh hưởng thơ Tố Hữu đến đời thơ của tôi - Lê Tuấn Lộc
Ngày 5 tháng 10, Facebook cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khởi động chương trình hợp tác “Ứng dụng kinh tế nền tảng số trong phát huy tiềm lực đô thị di sản và đổi mới sáng tạo”.
Sáng ngày 3/10, Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo " Văn hoá Huế: nhận diện giá trị bản sắc và hướng phát triển".
Chiều 2/10, tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học: “Đồng chí Tố Hữu với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu (4/10/1920 - 4/10/2020).
Sáng ngày 02/10, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020).
Sáng 02/10, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Lễ phát hành bộ tem bưu chính đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020).
Sáng ngày 02/10, Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), tỉnh Thừa Thiên Huế trang trọng tổ chức buổi lễ Khánh thành Công viên văn hóa và Khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu tại thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ - huyện Quảng Điền.
Chiều ngày 1/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đặng Huy Trứ tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “ Việt Nam quê hương tôi”.
Chiều ngày 27/9, tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch). Tham dự có Nhà thơ lê Tấn Quỳnh – Phó chủ tịch thường trực Liên Hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Sáng 23/9, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tạ Quang Đông đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 năm 2021.