Mở đầu cho số báo Chào Xuân 2020, Sông Hương giới thiệu bài viết “Nhà thơ Tố Hữu với địa danh Lao Bảo”, đây là niềm tri ân công lao người đã góp công lớn vào những mùa xuân cho thế hệ mai sau. Lao Bảo ngày xưa với Tố Hữu chỉ là hình ảnh ngục tù, nhưng đó cũng là trường học cách mạng thật sự quan trọng để hun đúc phẩm giá làm người. Tinh thần vì tự do cho mình và cho người đã khiến người tù trở thành chiến sĩ cách mạng, chiến thắng chính nỗi tham sân của mình để góp phần cho chiến thắng chung của cách mạng. Bài viết đã cho thấy rằng, cuộc chiến chống lại sự hà khắc của kẻ thù xâm lược đồng thời cũng là cuộc đấu tranh nội tâm rất dễ thương vong. Đây cũng là bài học quý đối với người lãnh đạo và cán bộ trong sự nghiệp làm cách mạng vì lợi ích chung của đất nước và của nhân dân.
Bìa Sông Hương số 371
Số báo Xuân sẽ là dòng ý niệm dung dị, nhẹ nhàng song vẫn hướng đến tính nghệ thuật. Đó là sự hội tụ sức xuân ở thơ và văn xuôi của các tác giả trên cả nước. Một cuộc gặp gỡ nhiều sức sống, nhiều điểm nhìn và điều này phần nào cho thấy tâm tư đời sống văn chương của giới trẻ giàu nội lực. Những bài thơ mang cảm thức xuân tươi mới. Đó là ước muốn trở về với làng quê tràn nắng, với con đò tĩnh lặng dưới mưa phùn với tuổi thơ trong veo, là cuộc tái sinh lấm lem những gam màu sặc sỡ vàng nhung hồng đỏ, mùa xuân tràn về như mộng; là khúc hát dành tặng mười hai tháng trôi về miền khác; là cơn gió lạ như thiên sứ bồng bềnh ban những điều ước; là lễ hội của ý tưởng hiến dâng và nguyện cho bình an trần thế như ngọn gió từ bi thoảng mát lành rồi phiêu du miên viễn; là tiếng chim vút lên giữa núi rừng yên tĩnh thức dậy tình yêu và lòng vị tha khiến vạn vật gần nhau hơn…
Truyện ngắn là những cuộc du hành trong trong thế giới tưởng tượng phong phú để mở thêm góc nhìn về bí ẩn thấp thoáng đâu đó trong đời sống thường tục này. “Ngài Yến và kẻ du hành”, như niềm mơ về sự hòa nhập giữa con người và huyền thoại và điều này khiến những hoài niệm trở nên đẹp lạ lùng. Hiện thực như là mơ và mơ như là hiện thực, ở không gian nào con người cũng tự tạo dựng lên đời sống và sắm vai trên hành trình đi tìm thêm những điều ẩn ngữ, những diệu âm.
Mùa xuân cũng là chuyến ngược nguồn đến với những thân thương bị bỏ quên bên đời. Mục văn học nước ngoài giới thiệu truyện dịch “Những đứa trẻ bị bỏ quên”. Câu chuyện về một gia đình không thể day dứt hơn dẫu thực tế từ góc độ người đọc, không thể khẳng định đây là hư cấu hay sự thật, mà đúng hơn là số phận đã hư cấu ra cuộc sống của họ như một dạng kiểu mẫu cho biến động tâm thức vô hình tạo nên những êm ả cùng bao khắc nghiệt hiện hữu trong đời. Truyện ngắn này không những mang lại cảm xúc nhân văn, sâu sắc về nghệ thuật xây dựng những nhân vật thật như nó vốn vậy, còn là cảm hứng mở ra trước mắt người đọc những chân trời chưa được khám phá đằng sau số phận của những nhân vật đang còn tiếp diễn.
Đầu xuân năm mới, Ban Biên tập kính chúc mọi người nhiều năng lượng, chúc bạn viết đầy cảm hứng và hướng ngòi bút về những những góc đời, những không gian còn mờ sáng mà đó có thể là nơi dung chứa điều màu nhiệm.
Dưới đây là mục lục:
- NHÀ THƠ TỐ HỮU VỚI ĐỊA DANH LAO BẢO - Phạm Xuân Dũng
THƠ:
- LÊ VI THỦY
+ Ngày tái sinh
+ Lấp lánh xuân
- NGUYỄN HỒNG VÂN
+ Khúc mười hai
- TRẦN QUỐC TOÀN
+ Những chiếc lá từ bi
+ Giấc mơ cây bông gòn
- TRẦN HUY MINH PHƯƠNG
+ Lõm
+ Hát sen
+ Kính quê
- HUỲNH NGỌC PHƯỚC
+ Tuổi thơ - muốn được trở về
+ Câu thơ xuôi vàm kinh
- NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
+ Tuyệt ngữ
+ Thiên sứ
- TRẦN ĐỨC TÍN
+ Halloween
- PHAN TRUNG THÀNH
+ Viết lên chỗ không lưu
+ Buổi sáng. Xe rác và sự công bằng
- TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG
+ Tiểu khúc cho những ngày tàn mộng
- VŨ THỊ TUYẾT NHUNG
+ Lá thư rừng núi
- ĐẶNG VĂN SỬ
+ Quảng Ngạn, phía triền têm
- HUỲNH THÚY KIỀU
+ Hoàng hôn màu lá úa
- LÊ THỊ ĐÁNG (giới thiệu chùm thơ)
+ Bên kia sông
+ Chị
VĂN
- Ngài Yến và kẻ du hành - PHẠM GIAI QUỲNH
- Nhất chi mai - ĐÀO QUỐC MINH
- Đỗ Quyên - NGÔ ĐÌNH HẢI
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Những đứa trẻ bị bỏ quên - CHITRA BANERJEE DIVAKARUNI - Trần Ngọc Hồ Trường dịch
- Thơ ODYSSSEUS ELYTIS (Thi sĩ Hy Lạp, Nobel Văn chương năm 1979) - TRẦN PHƯƠNG KỲ gới thiệu và dịch
THƠ:
- ĐỨC SƠN
+ Tiếng con chim hót trên vùng đầm phá
+ Đoản khúc ban mai
- PHAN ĐẠO
+ Huyền âm màu nhiệm
+ Sinh khúc
- MAI TUYẾT
+ Tháng giêng non
+ Mặt trời mọc trên nhánh xuân non
- NGUYỄN HƯNG HẢI
+ Đôi cánh mùa xuân
- NGUYỄN NGỌC HƯNG
+ Những mẩu xuân rời
- ĐÀO DUY ANH
+ Ngồi trong im lặng
+ Pho tượng
- HỒ MINH TÂM
+ “Cha cái thằng mùa đông”
+ Mùa Tam Đảo
- NGUYỄN VIỆT CHIẾN
+ Ta chưa gặp lại sâm cầm
- NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
+ Một mình trăng
+ Tĩnh mặc
+ Sông tĩnh
- MAI THÌN
+ Tràng hạt hạnh phúc
+ Khuôn mặt em một nửa
- NGUYỄN NHÃ TIÊN
+ Thuyền trăng
+ Những âm thanh bên bờ sông lấp
- NGUYEN SU TU
+ Cơn đêm gãy
NHẠC:
- Đồng hương - Nhạc: VÕ TÁ HÂN; Thơ: ĐỖ HỒNG NGỌC
- Để lại Huế mùa xuân - Nhạc và lời: HOÀNG HƯƠNG TRANG
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu ở Huế - PHAN THUẬN THẢO
***
- Tranh bìa 1: Tác phẩm NẮNG XUÂN MAI HỊCH (Sơn dầu, 100cm x 100cm, 2018) của họa sĩ Đặng Tiến
- Bìa 2 & 3: Tặng thưởng tác phẩm xuất sắc năm 2019 - Trường Giang
- Minh họa: Họa sĩ Đặng Mậu Tựu, họa sĩ Phan Thanh Bình, họa sĩ Ngô Lan Hương, họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
* Vinhet: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
BAN BIÊN TẬP
Tình cờ, chúng tôi được chứng kiến trọn lễ A Riêu Piing của người Pakô ở xã Hồng Trung, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là lễ hội lớn nhất của người Pakô, được tổ chức 5 năm, thậm chí 10 năm một lần.
Trong dịp ghé thăm Huế đầu năm 2014, họa sĩ Nguyễn Đại Giang, cha đẻ trường phái upsidedownism - đảo ngược (Từ đảo nghịch cuộc đời đến đảo nghịch hội họa, Tuổi Trẻ ngày 15-2-2009), đã có buổi vẽ tranh thú vị tại gác Trịnh - căn gác nơi Trịnh Công Sơn sống thời trai trẻ ở Huế.
Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.
Trong nghề đúc đồng, việc tạo mẫu có tính quyết định về nghệ thuật trong một tác phẩm. Là thế hệ thứ mười trong một gia đình có truyền thống làm nghề đúc đồng ở làng Dương Xuân xưa, nghệ nhân Nguyễn Văn Viện được tôn vinh là người thợ tài hoa, bởi khó có thể tìm thấy ở làng đúc đồng Huế người thứ hai có kĩ thuật điêu luyện và sức sáng tạo không ngừng như ông…
Ngày 8-1, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, nguyên Bí thư Ðảng đoàn, Tổng Thư ký Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Ủy viên Ban Thư ký Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, nhà trí thức yêu nước, người cộng sản kiên trung, người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế.
Ngựa là con vật được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh thời cổ. Hình ảnh ngựa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhiều dân tộc, gắn liền với các võ tướng trên nhiều trận chiến.
Mỗi lần đi ngang cầu Ca Cút đều có cái cảm giác “trời đất bao la, chìm đắm trong ta” cho dù buổi sáng, buổi chiều hay có khi về đêm. Cuối năm, khi ngọn giáo đông bắc còn căm căm, cảm giác đó chừng se sắt hơn...
Món xôi ống tưởng chừng như đơn giản này lại chứa đựng trong nó tất cả tinh hoa miền núi.
Được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1991, nhưng suốt nhiều năm qua, di tích Tuy Lý Vương nằm ở phường Đúc, TP Huế, bị nhiều hộ dân xâm hại một cách nghiêm trọng. Mặc dù các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vào cuộc, tuy nhiên, do cách xử lý “nửa vời”, thiếu cương quyết nên đến nay, khu di tích này vẫn ở trong tình trạng “kêu cứu” từng ngày...
Ngược lên thượng nguồn sông Hương vào một ngày đầu năm 2014, chúng tôi đến thăm cụ ông Nguyễn Lô (82 tuổi), ở thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, trong một căn chòi tạm bên cạnh lăng chúa Nguyễn Phúc Thái (Vị chúa thứ 5 của triều Nguyễn). Gần 40 năm qua, ông lão đã một thân một mình chống lại những kẻ đào trộm mộ để bảo vệ lăng chúa Nguyễn được vẹn toàn; đồng thời cũng khai hoang đất đồi phát triển kinh tế gia đình…
Kế Môn (Điền Môn, Phong Điền, TT- Huế) là quê hương của hàng ngàn người giàu có trên cả nước và thế giới. Bởi là quê quán của nhiều người giàu nên Kế Môn sở hữu lắm chuyện đặc biệt.
Năm 2010, tôi được về dự đêm thơ Quê Mẹ của nhà thơ Tố Hữu tổ chức tại TP Huế - quê mẹ của ông và có dịp được về thăm quê ông, một làng nhỏ bên dòng sông Bồ trong xanh. Thật thú vị vì đây cũng chính là quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính ủy Quân giải phóng miền Nam.
Những ngôi nhà vườn, nhà rường cổ ở Huế không chỉ có giá trị về mặt di sản kiến trúc mà còn thể hiện một cách sống động và chân thực nhất về đời sống của người Huế xưa. Nhưng vì nhiều lý do: tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, người dân thiếu tiền trong việc trùng tu bảo tồn …mà giờ đây, những ngôi nhà cổ nguyên bản đặc trưng xứ Huế đang mai một dần.
Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 1-1-1914, tên thật là Nguyễn Vịnh, là một nhà lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quân đội kiệt xuất; nhà chính trị, quân sự mưu lược, tài trí, dũng cảm, kiên quyết; một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế. Ðồng chí đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc.
Từ một địa phương không có bệnh viện tuyến tỉnh, mọi hoạt động trong lĩnh vực y tế chuyên sâu chủ yếu dựa vào Bệnh viện Trung ương Huế là chính nên thường xuyên gây ra vấn đề quá tải. Để khắc phục tình trạng trên, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung nhiều nguồn lực để xây mới 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Đến nay, sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, các bệnh viện này đã làm rất tốt công tác khám chữa bệnh, thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị.
Múa bao giờ cũng gắn kết với âm nhạc (nhạc đàn và nhạc hát), vì thế, người ta thường gọi tên là “Múa hát cung đình”. Múa hát cung đình của vua chúa Việt Nam không giống như hình thức vũ hội phương Tây. Nó chủ yếu phục vụ cho vua chúa, lễ lạc trong triều đình, mang hình thức lễ nghi phong kiến vương triều.
Hội đồng chung khảo Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ V đã lựa chọn được 40 tác phẩm, công trình (trong tổng số 45 tác phẩm, công trình do Hội đồng sơ khảo giới thiệu vào xét vòng chung khảo) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng A, B, C.
Bác sĩ Trương Thìn sinh năm 1940 tại Thừa Thiên Huế . Từ năm 1961 ông là sinh viên Trường đại học Y khoa Sài Gòn .Ông học giỏi, nhiệt tình tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước, là trưởng đoàn văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn trong phong trào đấu tranh “Hát cho dân tôi nghe” những năm trước giải phóng.
Với người Tà Ôi ở miền rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), từ xa xưa, những chuỗi mã não là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, sang trọng và có địa vị trong cộng đồng.
Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… Huế vẫn sừng sững nghiêng mình tồn tại với thời gian qua sự thăng trầm của lịch sử, với thời gian và sự chống trọ trong chiến tranh.