Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.
Số này, Sông Hương dành phần lớn số trang cho chuyên đề MỘT THOÁNG MỸ THUẬT HUẾ ĐƯƠNG ĐẠI. Mỹ thuật Huế có truyền thống hàng trăm năm với sự phong phú đa dạng rất mực của nó, từ dân gian cho đến cung đình, bác học và trong các chùa Huế… Thật ấn tượng khi mỹ thuật Huế có sự đóng góp, gắn bó của các họa sĩ như vua Hàm Nghi, họa sĩ cung đình Tôn Thất Sa gắn liền với bộ BAVH lừng danh, Lê Quang Duyệt với những bức tranh tường ở Cung An Định; thế hệ 1930 - 1945 có Nguyễn Khoa Toàn, Lê Văn Tùng, Nguyễn Văn Nhơn…; sau 1945 có Nguyễn Đỗ Cung, Tôn Thất Đào, Nguyễn Đức Nùng…; trong kháng chiến chống Mỹ có Lê Minh Trường, Lê Khánh Thông (ở rừng)…, trong phong trào đô thị Huế có Bửu Chỉ, Vĩnh Phối, Đặng Ngọc Lựu, Phan Hữu Lượng, Phan Thế Bính,
… cùng thời có những tên tuổi lớn như Tôn Thất Văn, Lê Thành Nhơn, Đinh Cường…; sau 1975 là hàng trăm tên tuổi nổi tiếng cả nước. Các thế hệ đã nối tiếp nhau tạo nên dòng chảy mỹ thuật Huế sinh động và luôn ắp đầy sáng tạo. Các họa sĩ đương đại Huế cũng đã tiếp tục khẳng định vị trí toàn quốc của mỹ thuật Huế.
Với một dòng chảy sâu và rộng của nền mỹ thuật Huế đương đại, khó lòng trong một chuyên đề của tạp chí có thể đề cập hết. Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là: đánh giá như thế nào cho đúng về mỹ thuật Huế đương đại; những trở lực thật sự của mỹ thuật Huế là gì?... Trong rất nhiều điều mà các họa sĩ Huế đang mong mỏi, có vấn đề đã được đặt ra từ lâu: làm sao để sớm có Bảo tàng Mỹ thuật Huế?
Những trao đổi nghiên cứu sẽ là những tư liệu hay trong kho tàng văn hóa Huế. Những sáng tác được chọn đăng trong số này là những chiêm nghiệm khởi đi từ cảm xúc đương đại của các nhà văn, nhà thơ đang hàng ngày rút ruột nhả tơ bất chấp đời sống xô bồ…
Tất cả để hy vọng được sự đồng cảm từ bạn đọc.
Dưới đây là mục lục
-Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6:
MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ HỒ CHỦ TỊCH VỚI BÁO GIỚI TRÊN BÁO QUYẾT CHIẾN CỦA HUẾ - PV
-Chuyện mấy lối: KÝ ỨC HOÀNG SA - PHI TÂN
-Huế - dòng chảy văn hóa: LỊCH SỬ XÂY DỰNG KINH THÀNH HUẾ QUA TÀI LIỆU MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN - DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI - CAO THỊ THƠM QUANG
-GÓP PHẦN GIẢI MÃ BỨC ẢNH VỀ NGỌ MÔN - TRẦN VĂN DŨNG
-MÀU VÀNG LỒNG LỘNG CHẢY TRÀN LÁ XANH - THANH TÙNG
-Thơ: HUỲNH VĂN DUNG * NGUYỄN TÂN DÂN* TRẦN ĐỨC TRÍ * HOÀNG THỤY ANH NGUYỄN VĂN LONG * HƯỜNG THANH * ĐÔNG HÀ
-Truyện ngắn: LINH MIÊU NHẢY VÀO HỐ THẲM - HỒ TRUNG LIÊN
-Tạp bút: BÌM BịP TIẾNG KÊU THƯƠNG! - TRẦN BẢO ĐỊNH
Chuyên đề: MỘT THOÁNG MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI HUẾ
-NHỮNG BƯỚC TRƯỞNG THÀNH VÀ TRỞ LỰC CỦA HỘI MỸ THUẬT - NGUYỄN THIỆN ĐỨC
-NỮ HỌA SĨ HUẾ VỚI MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI - TÔ TRẦN BÍCH THÚY
-MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI HUẾ - MỘT GÓC NHÌN - TUỆ NGỌC
-NHỮNG DẤU HỎI CHO MÌNH - ĐẶNG MẬU TỰU
-THỊ TRƯỜNG MỸ THUẬT Ở HUẾ NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG THĂNG TRẦM - TRẦN THANH BÌNH
-TÔN THẤT ĐÀO HỌA SĨ BẬC THẦY CỦA HUẾ - TRANH ĐẬM ĐÀ TÌNH NÚI NGỰ SÔNG HƯƠNG - ĐINH CƯỜNG
-HỌA SĨ TÔ BÍCH HẢI: ĐỌC VÀ HỌA THEO TỨ THƠ CỦA VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH - LÊ QUANG THÁI
-ĐIÊU KHẮC GIA LÊ THÀNH NHƠN: VŨ ĐIỆU MIỀN TÂM LINH - LÊ HUỲNH LÂM
-ĐỌC (HỘI HỌA) - KHẾ IÊM
-NHÀ THƠ VĨNH MAI VỚI HUẾ - HUẾ VỚI NHÀ THƠ VĨNH MAI - NHẤT LÂM
-Đọc sách: MINH TỰ - ĐẰM SÂU VỚI HUẾ - PHẠM XUÂN DŨNG
-CÂY HOA SữA, MƯờI NGƯờI THƯƠNG TRĂM NGƯỜI GHÉT - ĐỖ XUÂN CẨM
Tranh bìa: “KỊCH BẢN SỐ 4” của họa sĩ NGUYỄN THIỆN ĐỨC
Những khoảnh khắc đẹp:
-SEN - Ảnh HOÀNG HỮU TƯ
-TUNG CHÀI - Ảnh TRƯƠNG TẤN PHÁP
Minh họa; NHÍM
Ban Biên Tập
Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).
Ngày 31/01, tại Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc đã tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long (1820 - 2020) và khai mạc trưng bày về Hoàng đế Gia Long.
Chiều ngày 29/01/2021, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2020.
- Có một văn phong Hồ Chí Minh trong 50 năm sự nghiệp viết - Phong Lê
Sáng 07/01, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
VĂN
- Về một tuổi trẻ màu xanh - Trần Băng Khuê
- Ngọn nến - Trần Hoàng Vy
Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Chương trình sự kiện âm nhạc, đếm ngược chào năm mới Huế Countdown 2021 sẽ được tổ chức vào lúc 21h00 ngày 31/12/2020 và kết thúc lúc 00h30' ngày 01/01/2021 tại khu vực Ngã 6 đường Hà Nội - Đống Đa - Hùng Vương - Lê Quý Đôn - Bến Nghé.
Tối 29/12, tại nhà thi đấu Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Hà Huy Tập), Sở Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020.
Chiều 25/12 tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mộng mị một mình” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Tham dự khai mạc triển lãm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế.
Chiều 25/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2020.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT giai đoạn 2016 - 2020.
Sông Hương xin gửi đến quý bạn đọc mục lục số Đặc biệt, tháng 12 - 2020:
Sáng ngày 22/12, Bảo tàng lịch sử Huế đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích Lao Thừa Phủ.
Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã diễn ra buổi Bế mạc chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Tối 19/12, tại sân khấu Phố đi bộ Huế, Hội May – Thêu - Thời trang Huế đã tổ chức chương trình Thời Trang – Nghệ thuật “Huế- Kinh đô áo dài.
Tối ngày 18/12, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Huế) đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Chiều 18/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Văn hóa và con người xứ Huế” của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn.
Sáng 18/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phố Huế (23-25 Lê Lợi, TP Huế), Hội May – Thêu- thời trang Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Huế tổ chức khai mạc "Không gian trưng bày và thao diễn nghề may áo dài Huế".
Chiều 17/12, Omega+ kết hợp với Viện Pháp Huế tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp ra mắt tác phẩm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và Huyền thoại đen”.