Sông Hương số Đặc biệt kỳ này góp phần ghi lại dấu ấn ở những dấu mốc lịch sử của đất nước cũng như tôn vinh kịp thời những giá trị kinh tế văn hóa của tỉnh nhà. Đó là Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019); Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6; Kỷ niệm 10 năm Vịnh Lăng Cô được kết nạp vào Câu lạc bộ Các vịnh Đẹp nhất Thế giới, v.v.
Bài viết “Chút ‘duyên nợ’ với vị ‘tướng Trường Sơn’”, qua những câu chuyện của một người lính năm xưa sau này trở thành nhà văn với nhiều tác phẩm viết về một thời khói lửa trên tuyến đường này; và với chút duyên nợ với Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, vị chỉ huy nổi tiếng xông xáo, bám sát hiện trường trọng điểm Trường Sơn, không những gợi lại sự khắc nghiệt ở chiến trường và của những người đã hy sinh cho hòa bình hôm nay, mà trước hết nó toát lên vẻ đẹp của một vị tướng tài ba, gần gũi. Chính điều này đã truyền cảm hứng lao động và chiến đấu vì lẽ phải cho các thế hệ. Bài viết “Báo Dân với nhà thơ Tố Hữu”, gợi mở nhiều kỷ niệm mang tính cội nguồn trên con đường hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu qua dòng thơ chân chất, xoáy sâu vào thân phận người dân bị tước mất tự do và hướng đến sự phản kháng để giành lại hòa bình và ấm no trên quê hương.
Kỷ niệm 10 năm Vịnh Lăng Cô được kết nạp vào Câu lạc bộ Các vịnh Đẹp nhất Thế giới, Sông Hương số Đặc biệt thực hiện Chuyên đề LĂNG CÔ - VỊNH ĐẸP THẾ GIỚI, bật lên giá trị kinh tế văn hóa và văn nghệ nơi này. Vịnh Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam sau vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang được công nhận vịnh đẹp nhất thế giới. 10 năm qua, bây giờ Lăng Cô đã trở thành một điểm đến đầy cuốn hút với bãi biển xanh mát trong một tổng thể thiên nhiên thơ mộng đến kỳ ảo. Để phục vụ nhu cầu của du khách, nhiều dự án nghỉ dưỡng bao gồm ăn uống, vui chơi, giải trí đẳng cấp quốc tế đã hoạt động và đang được đầu tư thi công, Lăng Cô vẫn không mất đi vẻ quyến rũ giữa biển trời mênh mang. Dĩ nhiên đây cũng là một yếu tố cần tính kỹ trong tương lai về sự hài hòa giữa thiên nhiên và các khu nghỉ dưỡng ngày một nhiều. Bên cạnh tương lai phồn thịnh về mặt kinh tế, Lăng Cô còn là điểm đến của giới văn nghệ sĩ để sáng tạo nên những tác phẩm giá trị. Một nơi với những bờ cong trác tuyệt, với dòng gương như ngọc bích; với đoàn thuyền vươn khơi khi ánh nắng chiều tỏa rạng mặt đầm vời vợi. Nơi của khói sương bồng bềnh, của những cánh cò đậu xuống như giấc mơ tự thuở biển hồng hoang… Những bài viết về kinh tế, tùy bút thơ mộng tràn trề ký ức vùng biển xưa trong ngày trở lại, cùng nhiều tác phẩm bao gồm thơ, nhạc, truyện ngắn, mỹ thuật, nhiếp ảnh đặc tả và phiêu phóng về một Lăng Cô rực rỡ và huyền nhiệm là tiềm năng bất tận của cái đẹp mãi về sau.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC:
- LĂNG CÔ - KHU DU LỊCH QUỐC GIA SÔI ĐỘNG ĐANG HÌNH THÀNH - Phước An
+ Ảnh của NSNA Nguyễn Trung Thành
+ Ảnh của NSNA Nguyễn Đăng Hạnh
+ Ảnh của NSNA Đặng Việt Hùng
- LĂNG CÔ - “VẺ ĐẸP GIẾT CHẾT THI SĨ” - Hạ Nguyên
+ Ảnh của tác giả Nguyễn Ngọc Anh
+ Ảnh của NSNA Phạm Bá Thịnh
- VỊNH CỦA NHỮNG GIẤC MƠ - Lê Vũ Trường Giang
+ Ảnh của NSNA Phạm Bá Thịnh
+ Ảnh của NSNA Hoàng Xuân Sáu
+ Ảnh của tác giả BTH
- TRĂNG BIỂN - Truyện ngắn của Phạm Ngọc Túy
+ Minh họa: NHÍM
* Thơ:
- NGUYỄN LOAN
+ Lăng Cô - bài thơ thiên nhiên độc đáo
+ Ghi nhận ở biển
+ Về Lăng Cô không lời hẹn trước
- NGUYÊN QUÂN
+ Ngày ở làng chài Lăng Cô
- LÊ TẤN QUỲNH
+ Ngày Lăng Cô chợt nhớ
- THIỆP ĐÁNG
+ Vẻ đẹp Lăng Cô
- NGUYỄN THIỀN NGHI
+ Làng cò mùa chim di
+ Một thoáng tình Lăng Cô
+ Đến và đi với nụ cười
- TRIỆU NGUYÊN PHONG
+ Lăng Cô - Vịnh Cửa Trời
+ Bước qua màu nhớ
- ĐỖ VĂN KHOÁI
+ Lên Hải Vân Quan
+ Chiều qua Hói Dừa
- NGÔ CÔNG TẤN
+ Mẹ ơi! Lăng Cô
+ Đầm
- TRƯỜNG THẮNG
+ Viên ngọc bích - Lăng Cô
+ Lăng Cô - vươn giữa đại dương
+ Mộng làng cò
- NGÀN THƯƠNG
+ Lăng Cô trao tình
+ Giấc mơ của biển
- ĐẶNG VĂN SỬ
+ Những vòng cong Lăng Cô
+ Chiều Loan Lý
+ Têm bóng lên thềm
* Nhạc:
- MẸ ƠI! LĂNG CÔ - Nhạc: Đoàn Phương Hải; Thơ: Ngô Công Tấn
- VỀ VỚI LĂNG CÔ - Nhạc: Phạm Phước Nghĩa; Thơ: Triệu Nguyên Phong
- CHÚT TÌNH LĂNG CÔ - Nhạc: Trần Tôn; Thơ: Nguyễn Thiền Nghi
- PHÚ LỘC YÊU THƯƠNG - Nhạc và lời: Lê Hồng Lĩnh
*
- THƯ NGỎ CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHAN NGỌC THỌ GỬI NHÂN DÂN THỪA THIÊN HUẾ về Ngày Chủ nhật Xanh
*
Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019):
- CHÚT “DUYÊN NỢ” VỚI VỊ “TƯỚNG TRƯỜNG SƠN” - Nguyễn Khắc Phê
Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21 - 6
- BÁO DÂN VỚI NHÀ THƠ TỐ HỮU - Nguyễn Xuân Hải
VĂN
- Người đàn ông ở ngã tư đường – NGUYỄN ĐẶNG THÙY TRANG
+ Minh họa: NHÍM
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Người đàn bà và con mèo - MARCEL PREVOST - Võ Hoàng Minh dịch
+ Minh họa: NHÍM
33 năm đổi mới trong Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế
VĂN HỌC HUẾ - MỘT QUÃNG ĐƯỜNG NHÌN LẠI - Đông Hà
TÁC GIẢ - TẤC PHẨM & DƯ LUẬN
- THƠ NGUYỄN QUANG HÀ HAY LÀ CUỘC SỐNG VÀ TÌNH YÊU VI VU GIỮA VŨ TRỤ SINH THÀNH - Hồ Thế Hà
LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN
- Nguyễn Du khóc… Tố Như ? - NGUYỄN DƯ
CHUYỆN MẤY LỐI
- Lời cầu hôn trên đỉnh tháp Phước Duyên – NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
+ Tranh xé giấy của tác giả Nguyễn Thượng Hiền
- Một vùng văn hóa Ô Lâu - NGUYỄN THẾ
*
- Sự đọc lại - UÔNG TRIỀU
- Vàng trên biển đá đen - ELENA PUCILLO TRUONG - Trương Văn Dân dịch
- Nước Mỹ và chuyến phượt thân gái dặm trường - THUẬN AN
COFFEE. COM
- Bay đêm - NGUYỄN ĐỨC TÙNG
+ Minh họa: NHÍM
* Bìa 1: Tác phẩm “Toàn cảnh vịnh đẹp Lăng Cô” của NSNA Nông Thanh Toàn
* Bìa 2: Những gam màu Lăng Cô:
+ Tác phẩm “Chiều Lăng Cô” của HS ĐẶNG MẬU TRIẾT
+ Tác phẩm “Lăng Cô 1” của HS LÊ VĂN NHƯỜNG
Bìa 3: - HUYỀN THOẠI LĂNG CÔ - Tp sắp đặt của HS ĐINH KHẮC THỊNH
Bìa 3: Những khoảnh khắc Lăng Cô:
+ Tác phẩm “Thị trấn Lăng Cô 2” của NSNA Nguyễn Xuân Hữu Tâm
+ Tác phẩm “Lăng Cô 19” của NSNA Võ Đông Bảy
- Vi nhét: NHÍM
BAN BIÊN TẬP
1. Nói tới Huế, không thể không nhắc tới sông Hương. Sông Hương, dòng sông mang cái tên dịu dàng ấy gắn liền miền đất cố đô, là một phần của Huế. Thật khó có thể tưởng tượng Huế không có sông Hương. Ấy là nói vậy thôi chứ đương nhiên sông Hương là dòng sông của Huế, sông Hương là một phần của Huế; và sông Hương cũng là Huế.
(SHO) - Chiều ngày 18/11, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 25 năm thành lập Hội (18/11/1988 - 18/11/2013).
Món ruốc sả với hương vị béo béo, bùi bùi, đậm đà và hơi cay đúng chất Huế rất bình dị và ngon miệng.
Trong lúc các ngành tiểu thủ công nghiệp ở Thừa Thiên – Huế đang gặp nhiều khó khăn thì ngôi chợ nón Huế truyền thống độc nhất vô nhị tại làng Dạ Lê vẫn thu hút rất đông bà con ở các làng nón nổi tiếng của Huế đến giao thương.
(SHO) - Vừa qua, toàn tỉnh đã có mưa rất to, gây ra một đợt lũ trên hệ thống các sông và vùng thấp trũng trong tỉnh, làm ngập nhiều nhà, sạt lở kênh mương, hư hỏng đường xá...
Nếu như ở các địa phương khác việc thờ cúng loài chó chỉ mang ý nghĩa là thần canh cổng, trông coi nhà cửa, giúp trừ tà, cầu phúc, thì việc thờ cúng "Thiên Cẩu" ở hai thôn Phổ Trung, phổ Đông, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế mang một ý nghĩa khác hẳn: Thờ chó đá gắn liền với những giai thoại ly kỳ về "linh khuyển" được trời ban xuống trần gian, được nhân dân trong thôn truyền miệng cho con cháu từ đời này sang đời khác.
Chùa xây xong chưa bao lâu thì có một con rùa khá lớn từ dưới sông Hương bò lên đồi Hà Khê. Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất rồng cuộn hổ ngồi (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…
Mặc dù có tổ bảo vệ trực ban đêm và có người ngủ lại ngay tại các điểm chính của di tích lăng Tự Đức - thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, nhưng kẻ trộm vẫn lẻn vào và “cuỗm” đi nhiều cổ vật có giá trị. Đây không phải là lần đầu tiên di tích Huế bị trộm khoắng cổ vật, mà trước đó đã có nhiều vụ tương tự.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng rõ nét trong những năm gần đây đã tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Với 12 di sản thế giới đã được UNESCO vinh danh, hơn 4 vạn di tích phân bố ở khắp mọi miền đất nước, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Việt Nam trước tác động BĐKH đang gặp những thách thức lớn.
Leo lên dốc cao dựng đứng, lội qua suối sâu vắt búng đầy dưới đôi dép cao su… chúng tôi theo lực lượng tuần tra song phương của Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Xê Kông từ tờ mờ sáng tới xế trưa mới chạm chân đến đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ…
Trong trí nhớ của tôi, làng trường thọ có nhiều ở phía Bắc. Thế nhưng, khi đến Huế cũng nghe chuyện này, tôi đã tức tốc đến làng Trúc Lâm (phường Hương Long, TP.Huế).
(SHO) - Festival Huế 2014 tổ chức các loại hình dịch vụ về đêm tại khu vực xung quanh Hoàng Thành Huế. Đó là kết luận UBND tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo kế hoạch cho Festival 2014 sắp tới.
(SHO) - Rạng sáng 8-11, lăng Tự Đức (nằm trên địa bàn P.Thủy Xuân, TP.Huế, Thừa Thiên – Huế) bị mất cổ vật quý.
(SHO) - Vào tối ngày 7/11, Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương, Tủ Sách Văn tuyển Sài Gòn tổ chức cuộc giao lưu, giới thiệu tập “Thơ Tình Nguyễn Miên Thảo” (2013) tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, 15 Lê Lợi, Huế.
(SHO) - Từ đêm đến sáng nay, do ảnh hưởng của nhiễu động gió đông trên cao kết hợp với hoàn lưu phía Bắc của áp thấp nhiệt đới, nên tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to cộng thêm việc xả lũ của các nhà máy thủy điện đã khiến cho nước sông ở một số nơi dâng cao, gây ta lũ lụt.
Tọa lạc tại địa chỉ 31 đường Nguyễn Chí Thanh (thuộc phường Phú Hiệp), thành phố Huế, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn được xây dựng vào năm 1921 dưới thời Khải Định.
Bạn có về kinh đô Huế với tôi, cùng mở trang sách 13 đời vua, 9 đời chúa, cùng đi thăm Đại Nội, và nhớ ra sân sau cố cung, mua một chiếc vé, rồi hóa trang khoác áo, mũ, đi hài, làm hoàng hậu chụp ảnh kỷ niệm. Rồi vẫn phải quay lại sân sau để xem đoàn tùy tùng đi “tuần”, trống không dong nhưng cờ mở.
Đằng sau lối sống xa hoa và những ngôi mộ hoành tráng bậc nhất Việt Nam của làng 'ăn xin' (An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên - Huế) là những câu chuyện 'cười ra nước mắt' không phải ai cũng biết
Bạch mai là 1 loại hoa lạ hiện xuất hiện rất ít tại Việt Nam, cả miền Trung, Nam, Bắc. Hoa nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay cái, có 5 cánh, thi thoảng mới có 6 cánh, nhụy màu trắng vàng. Đặc biệt, hương hoa thơm ngát, nếu hít thật sâu thì sẽ thơm buốt mũi. Ở dưới những tán cây bạch mai đang lúc ra bông, ta khoan thai vì hương thơm ngát toát ra từ cây.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có biết bao tấm gương anh dũng quả cảm của phụ nữ Việt Nam, 11 cô gái Sông Hương là một tập thể kiên cường chiến đấu, lập nên chiến công vang dội trong Chiến dịch Mậu Thân 1968. Các bà được Bác Hồ khen ngợi và được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân…