Sông Hương số Đặc biệt kỳ này góp phần ghi lại dấu ấn ở những dấu mốc lịch sử của đất nước cũng như tôn vinh kịp thời những giá trị kinh tế văn hóa của tỉnh nhà. Đó là Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019); Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6; Kỷ niệm 10 năm Vịnh Lăng Cô được kết nạp vào Câu lạc bộ Các vịnh Đẹp nhất Thế giới, v.v.
Bài viết “Chút ‘duyên nợ’ với vị ‘tướng Trường Sơn’”, qua những câu chuyện của một người lính năm xưa sau này trở thành nhà văn với nhiều tác phẩm viết về một thời khói lửa trên tuyến đường này; và với chút duyên nợ với Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, vị chỉ huy nổi tiếng xông xáo, bám sát hiện trường trọng điểm Trường Sơn, không những gợi lại sự khắc nghiệt ở chiến trường và của những người đã hy sinh cho hòa bình hôm nay, mà trước hết nó toát lên vẻ đẹp của một vị tướng tài ba, gần gũi. Chính điều này đã truyền cảm hứng lao động và chiến đấu vì lẽ phải cho các thế hệ. Bài viết “Báo Dân với nhà thơ Tố Hữu”, gợi mở nhiều kỷ niệm mang tính cội nguồn trên con đường hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu qua dòng thơ chân chất, xoáy sâu vào thân phận người dân bị tước mất tự do và hướng đến sự phản kháng để giành lại hòa bình và ấm no trên quê hương.
Kỷ niệm 10 năm Vịnh Lăng Cô được kết nạp vào Câu lạc bộ Các vịnh Đẹp nhất Thế giới, Sông Hương số Đặc biệt thực hiện Chuyên đề LĂNG CÔ - VỊNH ĐẸP THẾ GIỚI, bật lên giá trị kinh tế văn hóa và văn nghệ nơi này. Vịnh Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam sau vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang được công nhận vịnh đẹp nhất thế giới. 10 năm qua, bây giờ Lăng Cô đã trở thành một điểm đến đầy cuốn hút với bãi biển xanh mát trong một tổng thể thiên nhiên thơ mộng đến kỳ ảo. Để phục vụ nhu cầu của du khách, nhiều dự án nghỉ dưỡng bao gồm ăn uống, vui chơi, giải trí đẳng cấp quốc tế đã hoạt động và đang được đầu tư thi công, Lăng Cô vẫn không mất đi vẻ quyến rũ giữa biển trời mênh mang. Dĩ nhiên đây cũng là một yếu tố cần tính kỹ trong tương lai về sự hài hòa giữa thiên nhiên và các khu nghỉ dưỡng ngày một nhiều. Bên cạnh tương lai phồn thịnh về mặt kinh tế, Lăng Cô còn là điểm đến của giới văn nghệ sĩ để sáng tạo nên những tác phẩm giá trị. Một nơi với những bờ cong trác tuyệt, với dòng gương như ngọc bích; với đoàn thuyền vươn khơi khi ánh nắng chiều tỏa rạng mặt đầm vời vợi. Nơi của khói sương bồng bềnh, của những cánh cò đậu xuống như giấc mơ tự thuở biển hồng hoang… Những bài viết về kinh tế, tùy bút thơ mộng tràn trề ký ức vùng biển xưa trong ngày trở lại, cùng nhiều tác phẩm bao gồm thơ, nhạc, truyện ngắn, mỹ thuật, nhiếp ảnh đặc tả và phiêu phóng về một Lăng Cô rực rỡ và huyền nhiệm là tiềm năng bất tận của cái đẹp mãi về sau.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC:
- LĂNG CÔ - KHU DU LỊCH QUỐC GIA SÔI ĐỘNG ĐANG HÌNH THÀNH - Phước An
+ Ảnh của NSNA Nguyễn Trung Thành
+ Ảnh của NSNA Nguyễn Đăng Hạnh
+ Ảnh của NSNA Đặng Việt Hùng
- LĂNG CÔ - “VẺ ĐẸP GIẾT CHẾT THI SĨ” - Hạ Nguyên
+ Ảnh của tác giả Nguyễn Ngọc Anh
+ Ảnh của NSNA Phạm Bá Thịnh
- VỊNH CỦA NHỮNG GIẤC MƠ - Lê Vũ Trường Giang
+ Ảnh của NSNA Phạm Bá Thịnh
+ Ảnh của NSNA Hoàng Xuân Sáu
+ Ảnh của tác giả BTH
- TRĂNG BIỂN - Truyện ngắn của Phạm Ngọc Túy
+ Minh họa: NHÍM
* Thơ:
- NGUYỄN LOAN
+ Lăng Cô - bài thơ thiên nhiên độc đáo
+ Ghi nhận ở biển
+ Về Lăng Cô không lời hẹn trước
- NGUYÊN QUÂN
+ Ngày ở làng chài Lăng Cô
- LÊ TẤN QUỲNH
+ Ngày Lăng Cô chợt nhớ
- THIỆP ĐÁNG
+ Vẻ đẹp Lăng Cô
- NGUYỄN THIỀN NGHI
+ Làng cò mùa chim di
+ Một thoáng tình Lăng Cô
+ Đến và đi với nụ cười
- TRIỆU NGUYÊN PHONG
+ Lăng Cô - Vịnh Cửa Trời
+ Bước qua màu nhớ
- ĐỖ VĂN KHOÁI
+ Lên Hải Vân Quan
+ Chiều qua Hói Dừa
- NGÔ CÔNG TẤN
+ Mẹ ơi! Lăng Cô
+ Đầm
- TRƯỜNG THẮNG
+ Viên ngọc bích - Lăng Cô
+ Lăng Cô - vươn giữa đại dương
+ Mộng làng cò
- NGÀN THƯƠNG
+ Lăng Cô trao tình
+ Giấc mơ của biển
- ĐẶNG VĂN SỬ
+ Những vòng cong Lăng Cô
+ Chiều Loan Lý
+ Têm bóng lên thềm
* Nhạc:
- MẸ ƠI! LĂNG CÔ - Nhạc: Đoàn Phương Hải; Thơ: Ngô Công Tấn
- VỀ VỚI LĂNG CÔ - Nhạc: Phạm Phước Nghĩa; Thơ: Triệu Nguyên Phong
- CHÚT TÌNH LĂNG CÔ - Nhạc: Trần Tôn; Thơ: Nguyễn Thiền Nghi
- PHÚ LỘC YÊU THƯƠNG - Nhạc và lời: Lê Hồng Lĩnh
*
- THƯ NGỎ CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH PHAN NGỌC THỌ GỬI NHÂN DÂN THỪA THIÊN HUẾ về Ngày Chủ nhật Xanh
*
Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2019):
- CHÚT “DUYÊN NỢ” VỚI VỊ “TƯỚNG TRƯỜNG SƠN” - Nguyễn Khắc Phê
Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21 - 6
- BÁO DÂN VỚI NHÀ THƠ TỐ HỮU - Nguyễn Xuân Hải
VĂN
- Người đàn ông ở ngã tư đường – NGUYỄN ĐẶNG THÙY TRANG
+ Minh họa: NHÍM
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Người đàn bà và con mèo - MARCEL PREVOST - Võ Hoàng Minh dịch
+ Minh họa: NHÍM
33 năm đổi mới trong Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế
VĂN HỌC HUẾ - MỘT QUÃNG ĐƯỜNG NHÌN LẠI - Đông Hà
TÁC GIẢ - TẤC PHẨM & DƯ LUẬN
- THƠ NGUYỄN QUANG HÀ HAY LÀ CUỘC SỐNG VÀ TÌNH YÊU VI VU GIỮA VŨ TRỤ SINH THÀNH - Hồ Thế Hà
LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN
- Nguyễn Du khóc… Tố Như ? - NGUYỄN DƯ
CHUYỆN MẤY LỐI
- Lời cầu hôn trên đỉnh tháp Phước Duyên – NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
+ Tranh xé giấy của tác giả Nguyễn Thượng Hiền
- Một vùng văn hóa Ô Lâu - NGUYỄN THẾ
*
- Sự đọc lại - UÔNG TRIỀU
- Vàng trên biển đá đen - ELENA PUCILLO TRUONG - Trương Văn Dân dịch
- Nước Mỹ và chuyến phượt thân gái dặm trường - THUẬN AN
COFFEE. COM
- Bay đêm - NGUYỄN ĐỨC TÙNG
+ Minh họa: NHÍM
* Bìa 1: Tác phẩm “Toàn cảnh vịnh đẹp Lăng Cô” của NSNA Nông Thanh Toàn
* Bìa 2: Những gam màu Lăng Cô:
+ Tác phẩm “Chiều Lăng Cô” của HS ĐẶNG MẬU TRIẾT
+ Tác phẩm “Lăng Cô 1” của HS LÊ VĂN NHƯỜNG
Bìa 3: - HUYỀN THOẠI LĂNG CÔ - Tp sắp đặt của HS ĐINH KHẮC THỊNH
Bìa 3: Những khoảnh khắc Lăng Cô:
+ Tác phẩm “Thị trấn Lăng Cô 2” của NSNA Nguyễn Xuân Hữu Tâm
+ Tác phẩm “Lăng Cô 19” của NSNA Võ Đông Bảy
- Vi nhét: NHÍM
BAN BIÊN TẬP
Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh cũng là lúc ở Việt Nam, các thế lực bước vào một cuộc chạy đua nước rút để nắm quyền định đoạt tương lai nước này sau 80 năm là thuộc địa Pháp.
Khải Định đã tìm được một thế đất dường như “sinh ra để làm nơi ngả lưng cho một linh hồn quyền quý”…
Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.
Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.
Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.
Ngày 25-6, WWF và Microsoft tổ chức hội thảo chia sẻ thành công của dự án “Tăng cường rừng ngập mặn nhằm góp phần thích ứng biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”, đồng thời công bố tiếp tục hỗ trợ dự án với phương pháp tiếp cận tích hợp hơn.
Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế vừa mới cùng với Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh về tại Đình làng Thủ Lễ thực hiện đề tài “nghiên cứu, sưu tầm, số hóa Hán Nôm”.
Cho rằng chủ tịch xã đã xúc phạm “thần linh” nên người dân đòi “xử” chủ tịch xã để bảo vệ miếu cổ. Câu chuyện lạ này xảy ra tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
SHO - Chiều 14/4, Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu tập thơ “Phục hưng tôi & em” của nhà thơ Từ Hoài Tấn tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
SHO - Chào mừng Festival Huế 2014, vào chiều ngày 11/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh "Về về lại" tại trụ sở Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
Vịnh Lăng Cô thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế là 1 trong 10 vịnh đẹp của Việt Nam, thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng nhiệt đới rộng lớn và biển cả trong xanh bao la.
Làng quê Việt Nam hiếm nơi nào như làng Phước Tích (thuộc xã Phong Hòa, H. Phong Điền, TT-Huế) có con sông Ô Lâu hiền hòa chảy bao quanh như dải lụa mềm ôm ấp cuộc sống thanh bình, yên ả của người dân. Trải qua 544 năm, nơi đây còn lưu giữ nguyên vẹn dáng dấp một ngôi làng cổ Việt Nam với những đặc trưng kiến trúc, văn hóa, và tín ngưỡng..., được Bộ VH-TT&DL công nhận di tích quốc gia...
Ngày 1/4 và 2/4, Lễ hội Điện Huệ Nam (hay còn gọi Điện Hòn Chén)đã diễn ra với lượng du khách rất đông đến từ các tỉnh trong cả nước.
Buổi sáng, đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền, những dòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa về bên kia, bên này... Và những gánh hàng rong cũng theo đó rảo bước nhanh, nhịp nhàng đôi quang gánh về phố cho kịp phục vụ người ăn sáng.
Có thể nói, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa - một thuở vàng son nay đã trở thành ký ức.
"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi/Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt/ Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt/Rọi suốt trăm năm một cõi đi về" Tôi vẫn nhớ như in cái không gian cách đây gần hai mươi năm về trước, trong một quán cà phê lụp xụp, mái lợp tranh ở đường Đặng Thái Thân, Huế, lần đầu tiên được nghe ca khúc Một cõi đi về.
Cuộc thi do Báo Thừa Thiên Huế phát động từ giữa năm 2013. Hơn 500 tác phẩm của 30 tác giả gửi về dự thi. Qua tuyển chọn, 59 tác phẩm của 14 tác giả đã lọt vào vòng chung khảo.
Tranh làng Sình xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên- Huế vốn là dòng tranh dân gian nức tiếng. Nhưng cũng có lúc tranh làng Sình mai một. Tuy nhiên, nhờ những nghệ nhân tâm huyết mà nay dòng tranh này đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc triều Nguyễn (còn gọi là Nhã nhạc Huế) - Âm nhạc cung đình Việt