Thừa Thiên Huế là một miền di sản, trong nỗ lực để được công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cần phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo tồn những giá trị quý hiếm. Bộ Chính trị nhận thấy điều này và đã nêu ra rằng, các tiêu chí xét công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cho Thừa Thiên Huế như hiện nay là không còn phù hợp, cần có thêm những Nghị quyết mới song hành. Lãnh đạo Tỉnh đã hướng đến phát triển Huế trở thành “Thành phố Di sản” quốc gia theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Bài viết “Thừa Thiên Huế: Phía trước là ‘Thành phố di sản’” sẽ phân tích tình hình kế hoạch của tỉnh cũng như tiềm năng cần phát huy của Huế trong tương lai.
Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019), bài viết “Thổn thức ký ức Trường Sơn” là dòng hồi ức cảm động về đơn vị thanh niên xung phong N297, từng có giai đoạn làm nhiệm vụ mở rộng đường 14 thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Những con người luôn đối mặt với hiểm nguy từng giờ. Đó là người con gái nết na, dịu hiền, chăm chỉ Nguyễn Thị Thanh cầm đèn soi đường dưới sự dò tìm của máy bay địch, trong một lần soi rót dầu vào xe đã bị bén lửa và dẫu đã được đưa đến bệnh viện dã chiến vẫn không qua khỏi. Hay đó là anh Nguyễn Văn Tuyến trở thành ngọn đuốc khi thùng phuy dầu bén lửa dữ dội…
Truyện ngắn “Dì Ba chẻ chữ” viết về những người dân bình thường yêu thương đùm bọc nhau trong gian khó của chiến tranh; đó là tình yêu, là tấm lòng những người cán bộ nằm vùng lặng lẽ đến già và chính họ đã thức tỉnh những người lỡ lầm theo giặc hại dân. Những người xem ra rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày song dũng cảm và quyết định đúng đắn, kể cả cái chết để một lòng bảo vệ cho an nguy của cách mạng. Ghi chép “Nam Đông không xa”. Những hình ảnh tươi mới về một Nam Đông nhiều tiềm năng du lịch trong sự phát triển hài hòa với tự nhiên được kể ra trong câu chuyện của những người đến đây trải nghiệm và khảo sát đầu tư, cho thấy du lịch vùng miền núi cần được hướng đến sẽ khiến cho Huế trở nên hấp dẫn hơn với tiềm năng thiên nhiên sẵn có. Bài viết “Góp thêm tư liệu về lễ tế Nam Giao năm 1936”, thông tin trên báo Tràng An cho thấy lễ tế vào năm 1936 được triều đình tổ chức rất quy cũ, với đầy đủ nghi trượng, tàn, lọng, lỗ bộ, cờ xí. Lễ tế Giao này tiêu biểu cho lễ tế quan trọng bậc nhất dưới thời nhà Nguyễn, sẽ là nguồn tư liệu quý cho giới nghiên cứu cũng như việc phục dựng lễ ngày nay.
Mục thơ văn còn nhiều bài hay mang lại xúc cảm nghệ thuật hướng đến tính nhân bản, và điều này khiến chúng ta vững tâm hơn trong cuộc sống nhiều biến động khôn lường.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC:
- THỪA THIÊN HUẾ: PHÍA TRƯỚC LÀ “THÀNH PHỐ DI SẢN” - Võ Triều Sơn
+ Ảnh VĂN ĐÌNH HUY
- Thổn thức ký ức Trường Sơn - PHẠM THUẬN THÀNH
- Nam Đông không xa - HỮU THU
Văn xuôi
- Dì Ba chẻ chữ - TRẦN BẢO ĐỊNH
- Tóc vàng sợi nhỏ - NGUYỄN ĐỨC TÙNG
- Nước mắm - ĐỖ QUÝ DÂN
- Những điều hư thực - PHẠM THỊ ANH NGA
Thơ
- PHẠM ĐÌNH ÂN:
+ Nhà trên biển Đông
+ Lá trầu cay
- NGUYỄN TƯỜNG THUẬT
+ Khói bếp
- TRẦN THANH THOA
+ Khúc ru vành nón
- SƠN TRẦN
+ Về thương lại những cánh cò
+ Tự vấn
- PHẠM TẤN DŨNG
+ Tháng chạp
- NGUYÊN HÀO
- Đối bóng
- Bên mẹ ngày thu
- NGUYỄN HẢI THẢO
+ Khúc bi
+ Tiền kiếp
- TRẦN QUANG PHONG
+ Ám ảnh tôi…
+ Tuổi thơ tôi
- TỊNH BÌNH
+ Độc thoại mưa
- NGUYỄN LOAN
+ Thơ viết trên giường bệnh
- TRẦN VĂN THIÊN
+ Trầm
- LƯU XÔNG PHA
+ Đất vân tay
- LÊ HƯNG TIẾN (Chùm tản thơ)
+ Riêng những ngả lẻ; Cái nháy mắt; Vậy thôi; Dấu ảo
Nhạc
- Nhớ mưa Huế - Nhạc và lời: ĐOÀN LAN HƯƠNG
- Muôn vạn quả tim đau - Nhạc: Kiều Tấn; Thơ: NGUYỄN HƯNG HẢI
Chuyện mấy lối
- Đường đến lớp - NGÔ THỊ Ý NHI
- Ngất ngưởng - PHẠM THỊ CÚC
Cửa sổ nhìn ra văn học thế giới đương đại
- Sợi dây rối rắm khó lần - JEAN D'ORMESSON - LÊ TRỌNG SÂM dịch
- Ba nhà thơ Việt ở Mỹ - ĐỖ QUYÊN
Tác giả - tác phẩm
- Thi pháp lục bát Ngô Minh - HỒ THẾ HÀ
+ Ảnh trong bài: Phóng viên PHƯƠNG ANH
- Sự thật của nhà thơ - NGUYỄN QUANG THIỀU
Huế - dòng chảy văn hóa
- Góp thêm tư liệu về lễ tế Nam Giao năm 1936 - ĐỖ MINH ĐIỀN
Nghiên cứu - lý luận - phê bình
- Mối quan hệ giữa lòng bản và bài bản - DƯƠNG BÍCH HÀ
- Cơ chế dân gian trong hoạt động truyền thông ở các thôn bản người dân tộc thiểu số - NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG - TRẦN HỮU SƠN
- Sắp xếp lại ý thức viết - VÕ CÔNG LIÊM
Đọc sách
- “Miền thương nhớ” của Hà - TRẦN THÙY MAI
- Âm nhạc kết nối “triệu triệu trái tim” - NGUYỄN CÔNG HẢO
- Bìa 1: Tác phẩm “Trầm tích biển” (Acrylic, 120 x 120 cm) của họa sĩ NGUYỄN THIỆN ĐỨC
- Bìa 2 & 3: Từ tâm thức lãng mạn - LINH PHƯƠNG
* Minh họa: Họa sĩ ĐẶNG MẬU TỰU, họa sĩ NGÔ LAN HƯƠNG, họa sĩ TÔ TRẦN BÍCH THÚY
* Vinhet: 3 vinh nhet của Hs TÔ TRẦN BÍCH THÚ
BAN BIÊN TẬP
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.
Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?
Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).
Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.
Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.
Đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, lần đầu tiên tại Huế, cũng là lần đầu tiên ở nước ta, có một tổ chức giáo dục đã nêu rõ quan điểm, lập trường, bảo vệ quyền của người phụ nữ: trường Nữ Công học hội.