Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), Sông Hương giới thiệu bài viết “Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người”. Bác Hồ đã ở lại giữa lòng dân tộc bằng tình nhân văn, sự khiêm tốn và tấm lòng vì lợi ích chung. Một đức tính đã được hình thành từ nhỏ.
“Từ Tín hiệu một vì sao đến Hẹn gặp lại Sài Gòn” chia sẻ nhiều kỷ niệm khó quên về đoàn làm phim trong thời gian quay ở Huế gắn với nội dung phim, về một gia đình nề nếp đạo lý và một con người đặc biệt từ nhỏ đã hướng tâm thái mình về vận mệnh của đất nước. Để thấy rõ hơn quãng đời tuổi trẻ của Bác Hồ trên đất Huế thực sự là nền tảng của lòng yêu nước, gây dựng ý chí giải phóng áp bức và phát xuất con đường cứu nước mới mẻ đầy thực tiễn.
Thế giới vẫn chưa qua cơn khốn đốn từ đại dịch siêu hình virus corona, nhân loại nỗ lực vượt lên nguy biến và cơ bản đã có độ lùi nhìn xa hơn về sự sinh tồn của con người cũng như nơi cư trú Địa Cầu. Nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn khi thế giới chưa tìm ra vacine, nhưng ở nguyên lý song hành với khoa học lượng tử là: Ý niệm thiện lành, tôn trọng “mẹ tự nhiên” sẽ mang đến lợi ích thiết thực, để có thể “tự kháng” với những loại virus khác. Bài viết “Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly” đã tìm đến nơi an trú bình yên - đó là “ngôi chùa nội tâm”. Như là sự nhắc thức hòa nhập vào cõi thanh nhiên. Như một bến đợi cho sự quay về lẽ nhi nhiên của tánh không bất tuyệt, về khởi thủy “miền-có-không” cũng là hạnh phúc lấp lánh ở cuối nguồn.
Mục văn xuôi, truyện ngắn “Mầm xanh trong kẽ đá”. Không gian núi rừng mênh mông nhưng éo le trong tình duyên, cuộc sống chật vật, khắc nghiệt trước đại ngàn và những cám dỗ đời thường đã kéo họ về nhiều ngả. Những khuôn mặt hiền như nắng trước hoàng hôn vẫn ở lại ngóng chờ người trở về từ lầm lỗi và từ cõi siêu linh như một niềm sống vô hình. Tiếp đó là truyện ngắn “Vị thần trên nóc nhà rông” mang hơi thở thần thoại, song trước hết là sự thật của những cuộc săn nghiệt ngã. Trong tiến trình săn voi và thuần hóa để trở thành loài hữu ích cho con người, bao nhiêu nước mắt và máu hòa lẫn trong niềm hoan ca và đâu đó là nỗi lặng im của thần linh. Câu chuyện vang vang như tiếng tù và lúc chiều xuống đêm về giữa rừng thẳm với loài thú kiêu hùng đang tiếc nuối một thời xanh.
“Đọc Kafka” để thấy ông đã phá rào cái thực tại này để dung thông vào những thực tại khác, có cả hiện hữu của cái chết và hư vô. Và cả niềm hoài nghi, hẳn nó thuộc về người đọc khi tự nhốt mình trong ngục tù của ngôn ngữ và e sợ nhìn về những “miền tối siêu linh”. Mục “Huế dòng chảy văn hóa” giới thiệu bài viết về lễ Sách lập Đông cung cho vị Hoàng thái tử cuối cùng của nền quân chủ Việt Nam, “tuy tuổi còn thơ, ấy mà đã biểu lộ ra cái khác thường”. Nhưng thế cuộc đổi thay, danh phận là người kế nhiệm vua Bảo Đại sau này của Hoàng thái tử Bảo Long cũng biến đổi.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC:
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)
- Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người - VÕ VÂN ĐÌNH
- Từ “Tín hiệu một vì sao” đến “Hẹn gặp lại Sài Gòn” - PHẠM HỮU
*
VĂN
- Mầm xanh trong kẽ đá - NGUYỄN LUÂN
- Ngôi chùa tự tại giữa cõi cách ly - TRẦN KIÊM ĐOÀN
- Chiếc cầu ghế gỗ An Bang - LỮ MAI - TRẦN THÀNH
- Vị thần trên nóc nhà rông - ĐỖ TIẾN THỤY
THƠ:
- PHAN TRUNG HIẾU:
+ Tự cảm
+ Trước tuổi mình
- LÊ HÒA
+ Dưới tàn cây độ lượng
- ĐÔNG TRIỀU
+ Buổi sáng trong bốn mét vuông
+ D’ran chiều mưa
- NGUYỄN THANH HẢI
+ Tìm đâu hạt mưa nguyên
+ Độc hành trên la lả tiếng chim
- LỆ HẰNG
+ Tiếng hót cuối cùng
- TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
+ Trên bàn mổ
+ Một lần nữa
+ Tô Thùy Yên
- HẢI TRUNG
+ vần cũ 3. Kiều
+ vần cũ 2. từ iphon
+ vần cũ 1. ca Huế trên sông
- HOÀNG VŨ THUẬT
+ Đêm oải hương
+ Thiếu nữ
- NP PHAN
+ E rằng...
+ Một ngày chợt đến
- ĐỖ QUYÊN
+ Thế thôi
+ Chiếc gối
- NGHIÊM QUỐC THANH
+ Đoản khúc trầm
+ Ta nào đâu bất biến
NHẠC:
- Ký ức gọi tên - Nhạc: NGUYỄN VĂN VŨ; Thơ: TRẦN HOÀNG PHỐ
- Hoa bằng lăng - Nhạc: HUY CHU; Lời: LÊ PHƯỚC QUYỀN
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- Phạm Thiên Thư, có ngần ấy thôi - NGUYỄN ĐỨC TÙNG
- Đọc Kafka - MAURICE BLANCHOT - ĐOÀN HUYỀN dịch
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Lễ Sách lập Đông cung Hoàng thái tử Bảo Long - MIÊN ĐÌNH
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- Từ Hoài Tấn: Thơ buổi giao mùa - HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
- Bản thể đàn bà và bản lĩnh nhà văn - NGUYỄN KHẮC PHÊ
* Bìa 1: Tác phẩm “Hương đêm” (Sơn dầu, 80cm x 150 cm) của họa sĩ Lê Đức Tùng
* Bìa 2: Tác phẩm “Sương về phố” và “Bình yên một sớm” của NSNA Văn Đình Huy
* Bìa 3: Tác phẩm “Sương sớm chùa Thiên Mụ” của NSNA Nguyễn Văn Trực; Tác phẩm “Mùa phượng nở” của NSNA Xuân Mai
- Minh họa: Họa sĩ Phan Thanh Bình; họa sĩ Đặng Mậu Tựu
- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy.
Ban Biên tập
Ít người biết tượng “ông già Bến Ngự” Phan Bội Châu bên bờ sông Hương (Huế) lại có liên quan đến nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.
Chiều ngày 19/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi giới thiệu hai cuốn sách “Em còn gì sau chiến tranh” và “Biến cố 182010” của nhà văn Hà Khánh Linh.
Ngày kinh đô Huế thất thủ (5/7/1885), không những hàng vạn thần dân bị sát hại mà vô số cổ vật triều đình cũng bị cướp đi, kể cả ống đựng tăm xỉa răng.
Sau hơn 140 năm tồn tại, nhà Nguyễn đã để lại cả kho tàng cổ vật, làm nên phần hồn của di sản văn hóa Huế ngày nay.
Chuyên đề Phê bình Nữ quyền là một cố gắng của Ban biên tập nhằm giới thiệu những nét phác thảo ban đầu: “Người viết nữ, giới tính và trang giấy trắng” (Đoàn Huyến) đề cập Cái bẫy giới tính - giới tính như một cái bẫy êm ái - đã làm hạn chế sức sáng tạo; vậy phải thoát khỏi cái bẫy đó như thế nào? Và có đủ cam đảm để tự “khánh thành mình” như một trang giấy trắng, mà ở đó cô đơn và tự do là những xung lực lạ kỳ để chủ thể sáng tạo có thể thăng hoa? “Những khúc quành của văn học nữ Việt Nam đương đại” (Đoàn Ánh Dương) dẫn dắt bạn đọc đi theo hành trình văn học nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay; xác định những khúc quành: từ sự quy chiếu của diễn ngôn dân tộc qua diễn ngôn dân sự đến diễn ngôn đặt nền tảng ở nhìn nhận về tính cá thể.
Trong hành trình tìm kiếm và quảng bá những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam, bằng những phương pháp so sánh, đối chiếu và bình chọn của các đơn vị du lịch, cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam, du khách trong cả nước. Vừa qua, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã công bố Top 45 điểm đến hấp dẫn nhất ở Việt Nam, trong đó Thừa Thiên Huế vinh dự có 6/45 điểm đến du lịch hấp dẫn được bình chọn.
Huế đã trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Ca Huế không chỉ phản ánh dòng chảy lịch sử, di sản này còn là quá trình tinh chế vốn văn hóa dân gian có nguồn gốc từ cội nguồn dân tộc Việt hỗn dung với văn hóa bản địa tạo nên một âm sắc Huế, rất riêng.
Với sự tham gia của ĐẶNG MẬU TỰU * LÊ VĂN LÂN * ĐINH CƯỜNG * PHẠM THỊ ANH NGA * LÊ HUỲNH LÂM * TÔN PHONG * MAI VĂN PHẤN * PHẠM ĐỨC MẠNH * HỒNG VINH * NGUYÊN NGỌC - TÔN NỮ MINH CHÂU * NGUYỄN XUÂN SANG * NGUYỄN ĐỨC TÙNG * ALICIA OSTRIKER * JEAN VALENTINE * TIM SUERMONDT * NHẬT CHIÊU * PHI TÂN * VÕ NGỌC LAN * PHƯƠNG ANH * NGUYỄN DƯ HOÀI MỤC * ĐỖ XUÂN CẨM * QUẾ HƯƠNG * NGUYỄN KHOA QUẢ * HOÀNG DIỆP LẠC * LÊ MINH PHONG * NGÔ ĐÌNH HẢI * NGÔ MINH
Sông Hương số đặc biệt tháng 9/2105 trân trọng gửi đến quý bạn đọc.
Số báo này xuất bản cũng nhằm vào những ngày Liên hiệp Hội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập. Bài “70 năm, một dòng chảy văn học nghệ thuật nối tiếp văn mạch của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa sẽ điểm lại diễn trình 70 năm đáng tự hào của văn nghệ xứ Huế.
Hiếm có làng nào lại quy định rõ ràng về việc dọn thức ăn trong ma chay như làng Mỹ Phú (xã Phong Chương, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế).
Ở không ít làng quê xứ Huế ngày nay, lệ làng vẫn tồn tại với nhiều quy định khắt khe, chặt chẽ.
Tháng 8 năm này, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (18/8/1920). Một bài viết trong số này, đã nhắc lại “cuộc hóa thân của đất đá” trong sự nghiệp lừng lẫy của bà. Các truyện ngắn được chọn đăng, vừa có những thử nghiệm bút pháp mới, vừa sâu thẳm tính nhân văn; và một lần nữa, trách nhiệm cụ thể của nhà văn được khơi mở: Làm sao vừa có những sáng tạo đầy bứt phá về nghệ thuật, vừa có thể gắn chặt với thực tại? Làm sao để những biến ảo kỳ diệu của tâm thức đời sống, của tiềm thức con người, của “cái bóng” đa nhân cách cuộc đời không dễ nắm bắt… có thể đi vào văn học nghệ thuật? Tất cả lại là những vấn đề muôn thuở của văn học
Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là chùa “Thái giám” nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân (TP.Huế). Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này. Nơi đây có một nghĩa trang của những con người mang thân phận không phải đàn ông mà cũng chẳng phải đàn bà...
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến.
Hệ thống thơ văn trên di tích Huế có một phần rất lớn là Ngự chế thi của vua Minh Mạng, trong đó, đặc biệt tại Hiếu Lăng (lăng vua Minh Mạng) là nơi có nhiều thơ của nhà vua được chạm khắc, trang trí để lưu truyền cho hậu thế.
Từ ngày 17 đến 23 tháng 7 năm 2015, trại sáng tác văn học Phong Điền năm 2015 đã diễn ra tại vùng Ngũ Điền do Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức.
Câu chuyện này lại có liên quan đến một sự kiện diễn ra cách nay đúng một 150 năm, đó là câu chuyện sứ đoàn đầu tiên của nước ta sang Pháp (1863 - 1864)...
Trên các đền đài, lăng tẩm, cung điện triều Nguyễn tại cố đô Huế xuất hiện hàng ngàn bài thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán. Hệ thống di sản tư liệu độc đáo này vừa được giải mã để đề nghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới.
Chỉ cần nhìn làn da bất chấp tuổi tác của những người phụ nữ trong gia đình này, bạn sẽ thấy bí quyết làm đẹp từ hoàng cung mà họ được truyền lại qua mấy đời thực sự diệu kỳ đến thế nào. Đó là bí mật để làm ra những viên phấn nụ, dưới công thức của các ngự y triều Nguyễn, chỉ dành cho những giai nhân ở chốn cấm cung.
Nét khác biệt của lăng Hoàng Cô gắn liền với câu chuyện cảm động về cuộc đời tiết hạnh của Công chúa Long Thành - người chị ruột của vua Gia Long.