Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2019), Sông Hương giới thiệu tác phẩm nhạc: “Liên khúc màu cờ theo dấu chân Người”. “Màu cờ trong tim, những giọt máu thiêng, của những anh linh làm nên lịch sử”…
Sức sống cùng nhiệt huyết của tuổi trẻ và thế hệ sau luôn mong mỏi “viết tiếp trang sử ông cha nhuốm màu cờ hồng”; đó cũng là nhịp điệu của ca khúc trong tình yêu đất nước, giản dị như “yêu những cánh đồng rì rào hương lúa”. Tiếp đó, những dòng thơ về “Đá Vị Xuyên” và “Nhà giàn trên biển” cho chúng ta hình dung về niềm kiêu dũng của Tổ quốc. Những cội đá Vị Xuyên như linh thể sống trấn thủ biên cương, bao đời cùng với người lính dựng trời xanh. Hay đó là hình ảnh nhà dàn trên biển “ngực vạm vỡ trời mây”, “dáng con trai, trần lưng nơi hải đảo”, khát khao “vươn cánh bay” từ vùng trời bình yên về phía mênh mông biển trời.
Phần văn xuôi, truyện ngắn “Tình đắp nền”: Cuộc sống bình thường nhưng nhiều sóng gió trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Bộ ở Đồng Tháp Mười dâng cao. Những người dân nơi đây đã chung sức đào kênh cản tàu giặc và góp sức cho sự ra đời của “tiền đắp nền” - đồng tiền kháng chiến lưu thông góp công chống quân xâm lược. Để rồi từ “tiền” đắp nền có thêm “tình” đắp nền, là sự đùm bọc yêu thương nhau từ những mất mát khôn nguôi… Một truyện ngắn khác trong số báo mang tính hiện đại: “Ga hoang”, trôi như dòng hoài niệm của chuyến tàu ý niệm. Cuộc đời cũng là cuộc trôi xuôi nhưng tâm thức lại ngược về với những miền hoang sơ thanh lặng. Một sự cưỡng lại những ràng buộc do chính nhân vật dấn thân tuồng như đang thuộc về một thiên đường nhưng đã thấy thâm u và lạnh gáy. Sự dừng lại bất ngờ để chuyến tàu trôi theo nỗi hoang mê khiến cho bóng đêm cũng thở dài nhưng trời thì dẫu sao cũng sáng dần theo từng bước chân của một người lạc chốn ga hoang.
Ở chuyên mục “Huế dòng chảy văn hóa”, bài viết “Loại thể trong thơ trên kiến trúc cung đình Huế”, làm sáng thêm giá trị di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Đóng góp của tác giả phần nào cho thấy 1.087 bài thơ trên kiến trúc cung đình Huế gợi lên những khoảng thời gian thái bình thịnh trị nhờ chính sách của bậc minh quân luôn coi trọng đạo đức xã hội, ca ngợi công đức tiên đế, tán tụng thánh thần; là tấm lòng đau đáu của vua đối với mùa màng và đời sống muôn dân; là lời tuyên bố trang trọng trước trăm họ và lân bang về chủ quyền cùng niềm tin về sự phồn thịnh của đất nước. Bên cạnh đó là nỗi suy tư về sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ luôn chuyển động khôn lường, khiến cho chất thơ trên kiến trúc cung đình Huế trở nên sang trọng và mang tính hiện đại.
Một sự kiện nổi bật được dư luận đang quan tâm là Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VI của tỉnh Thừa Thiên Huế (2013 - 2018). Đây là một giải thưởng uy tín có sức ảnh hưởng lớn với nền văn học nghệ thuật cả nước. Giải thưởng nào cũng chưa thể đánh giá hết tài năng của tác giả, tuy nhiên nó khẳng định tâm huyết nghề nghiệp và đặc biệt là định hướng sáng tác và nhân cách của tác giả đối với vùng đất mình sinh sống cũng như tư duy và trách nhiệm trước xã hội. Mời độc giả đón đọc bài viết trong số báo này: “GIẢI THƯỞNG VHNT CỐ ĐÔ LẦN THỨ VI: Tỏa sáng giá trị nhân văn của nghệ thuật”.
VĂN
- Tình đắp nền - TRẦN BẢO ĐỊNH
- Ga hoang - TRU SA
THƠ:
- CHUNG TIẾN LỰC
+ Đá Vị Xuyên
+ Nhà dàn trên biển
- PHẠM KIM NHUNG
+ Phía thời gian
- NGUYỄN THANH MỪNG
+ Ngày tin học hoang dã
- THU SANG
+ Huế xưa
- PHÙNG TẤN ĐÔNG
+ Gọi
- PHẠM QUYÊN CHI
+ Thành phố chiều nay mưa
+ Tôi
- PHAN DUY
+ Thanh xuân
+ Thèm vệt khói buồn
- TỊNH BÌNH
+ Nơi không có mùa thu
+ Khẽ gọi thu vàng
- NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM
+ Miền quê ngòn ngọt tuổi thơ
NHẠC:
- Liên khúc màu cờ theo dấu chân Người - Nhạc và lời: PHẠM PHƯỚC NGHĨA
- Ca dao lớp Mười - Nhạc: TRẦM THIÊN THU; + Lời: TRẦN ĐÌNH THỌ
TRANG THIẾU NHI
* Cây bút tuổi hồng:
- Món quà kỳ diệu - NGUYỄN ĐÀO MAI KHÁNH
- Phần còn thiếu - LÊ THANH VÂN
Thơ:
- NGUYỄN THỊ THÙY LINH
+ Bên mộ nhớ mẹ
- NGUYỄN THU VY
+ Chia tay
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- GIẢI THƯỞNG VHNT CỐ ĐÔ LẦN THỨ VI: TỎA SÁNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN CỦA NGHỆ THUẬT - Hồ Đăng Thanh Ngọc
+ Kết quả giải thưởng VHNT Cố đô Thừa Thiên Huế lần thứ VI
- TRẦN VĂN HỘI - HỒN THƠ LẶNG LẼ - Phạm Phú Phong
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- LOẠI THỂ TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ - Nguyễn Phước Hải Trung
- Tác động của văn hóa đến hoạt động truyền thông đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hiện nay – NGUYỄN CHÍ QUANG
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- DU TỬ LÊ, MẸ VỀ BIỂN ĐÔNG - Nguyễn Đức Tùng
- TRÔI GIỮA HAI CHIỀU KÍCH THỜI GIAN - Yến Thanh
- VẤN ĐỀ VỀ CÁI KẾT Ở TRONG TRUYỆN - Joseph Hillis Miller - Phạm Tấn Xuân Cao dịch
* Thư đi tin lại - NGƯỜI SÔNG HƯƠNG
* Bìa 1: Tác phẩm “Môi trường” (Chất liệu giấy Dó; 60x80cm) của họa sĩ Nguyễn Thị Dư Dư
* Bìa 2 & Bìa 3: THẾ GIỚI CỦA KÝ ỨC - Lý Hữu Nguyên
- Minh họa: họa sĩ Phan Thanh Bình; họa sĩ Lê Văn Ba; họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
- Vi nhét: Họa sĩ Tô Trần Bích Thúy
BAN BIÊN TẬP
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.
Ba giờ sáng, tại Đàn Nam Giao (Thừa Thiên Huế), không còn nghe tiếng hô đức vua xa giá, chỉ có âm thanh rì rầm dội vào rừng thông và những ánh mắt hướng về linh vị đặt trên bàn thờ. Những người dân đến Đàn Nam Giao để nguyện xin sự viên mãn, gia đình bình an.
Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.