CHUYÊN ĐỀ NĂNG LƯỢNG TRẺ
Với ý hướng tạo ra một cuộc gặp gỡ của người trẻ, Sông Hương số Xuân 2019 xin giới thiệu đến quý bạn đọc một vài gương mặt tiêu biểu trong văn chương trẻ ở Việt Nam hiện nay. Từ cuộc gặp gỡ này, chúng ta thấy được bản lĩnh và ý hướng của họ trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu phê bình.
Bìa Tạp chí Sông Hương số 359, tháng 1/2019
Về sáng tác, đó là sự góp mặt của các nhà thơ như: Nguyễn Thụy Vân Anh, Lâm Hạ, Mẫu Đơn, Lê Minh Chánh, Đặng Thanh Bình, Trương Trọng Nghĩa, Ngô Thanh Vân, Trần Hạ Vi,… Đó là thế giới đa sắc trong tâm thức của người trẻ, là những trăn trở về sự tồn tại, về những điều phi lý, về tình yêu và về lòng trắc ẩn. Sự hòa trộn bút pháp phi lý, huyền ảo và hiện thực trong hai truyện ngắn của Tru Sa và Đinh Phương đã đưa ra những cấu hình riêng về ngôn ngữ, về cấu trúc và cách thức tư duy truyện ngắn hiện đại. Truyện ngắn của Tru Sa thường đặt nhân vật trong những trạng huống, không gian ma mị, lời văn bí hiểm. Truyện ngắn của Đinh Phương hướng tới xô lệch thể loại, diễn ngôn của thơ, có độ mờ nhòe trong ranh giới của các yếu tố cấu nên truyện. Bút pháp siêu hư cấu càng đẩy biên giới của sự tưởng tượng đi xa hơn.
Vũ Hiệp, qua tiểu luận của mình lại thể hiện một phương pháp nghiên cứu mỹ học bài bản, kết hợp giữa cái nhìn trực cảm phương Đông và lý tính phương Tây để tiếp cận và nắm bắt đối tượng. Diễn giải đối tượng bằng nhiều góc cạnh, nhiều hệ lý thuyết cùng nhau soi chiếu đối tượng, buộc đối tượng trình ra những ẩn số mỹ học của chúng. Phương pháp nghiên cứu liên ngành là phương pháp chủ đạo đã được Nguyễn Mạnh Tiến sử dụng trong những công trình nghiêu cứu công phu gần đây. Nguyễn Mạnh Tiến là một nhà dân tộc học uy tín ở Việt Nam hiện nay, đã đạt được nhiều thành tựu lớn bởi anh có một tâm thế nhập cuộc vững vàng, có phương pháp nghiên cứu hợp lý, khoa học, có những mô hình độc đáo với kiến văn sâu rộng. Năng lượng trẻ trong số báo này còn đến từ sự góp mặt của các nhà nghiên cứu phê bình như: Phan Tuấn Anh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Đình Minh Khuê,... Họ là những người tuy trẻ về tuổi đời nhưng có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Trong một số báo có hạn định về dung lượng, nói lên được toàn bộ sức mạnh trong sáng tác, trong nghiên cứu khoa học của người trẻ hiện nay là một tham vọng bất khả. Chúng tôi chỉ hy vọng qua số báo mở đầu cho năm 2019, một lần nữa chúng ta thấy được phần lấp lánh trong suối nguồn tươi trẻ đang tuôn chảy ở một thế hệ thực sự để người đọc tin tưởng, kỳ vọng và chờ đợi.
DƯỚI ĐÂY LÀ MỤC LỤC
THƠ:
- NGUYỄN THỤY VÂN ANH
+ Kí ức những cánh rừng
- LÊ MINH CHÁNH
+ Yên ắng
+ Rashomon
- NGÔ THANH VÂN
+ Tàn cuộc
+ Thưa mẹ
- MY TIÊN
+ Người đàn bà bên kia bức tường
+ Thơ
- TRẦN HẠ VI (Chùm thơ giới thiệu)
+ Phiên bản lỗi
+ Em và chữ
+ Độc thoại về cái chết
VĂN
- Trên tầng áp mái - ĐINH PHƯƠNG
+ Minh họa: HS NGUYỄN THIỆN ĐỨC
- Bản âm - TRU SA
+ Minh họa: HS PHAN THANH BÌNH
THƠ:
- TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA
+ Bên đồng chiều
+ Cơn ác mộng
- KHẢ LÔI VIỆT VƯƠNG
+ Con đường trăng
+ Sẹo không màu
- MẪU ĐƠN
+ Cũ
+ Ngôi nhà có cả thế giới
- ĐẶNG THANH BÌNH
+ Tháng tám của riêng em
+ Những cơn mưa úp ngược
NHẠC:
- Mưa Huế - Nhạc: THU THỦY; Thơ: TRẦN HỮU HOÀNG
- Bạn ơ biết không - Nhạc và lời: TRIỆU VĂN TRỌNG
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- Văn đàn Việt 2018 và những cuộc trở lại - NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
- Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiến trình tiếp nhận văn học phương Tây ở Việt Nam - PHAN TUẤN ANH
- Đường bay của chữ - VĂN THÀNH LÊ
- Những chuyển động không gian văn học Việt Nam đương đại - NGUYỄN VĂN HÙNG
- Về tính độc đáo tập thể trong nghệ thuật - VŨ HIỆP
- Vấn đề dân sinh: một bản chương trình (Lập trường Phong Hóa về xã hội nông thôn) - NGUYỄN MẠNH TIẾN
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Đôi giày NASSAR IBRAHIM - VÕ HÒANG MINH dịch
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Dấu ấn nữ thần Trảo Trảo phu nhân qua một số đạo sắc phong - ĐỖ MINH ĐIỀN
* Bìa 1: Tác phẩm “Thoáng xuân thì” của họa sĩ Nguyễn Thiện Đức.
(Chất liệu Computer Graphic; Kích thước: 100 x 100 cm. Sáng tác 12/2018).
* Bìa 2: Hội họa của Trương Thế Linh - VŨ PHƯƠNG
- Vi nhét: HS NGUYỄN THIỆN ĐỨC
BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG
Chiều ngày 20/4, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch
Sáng ngày 20/4, tại di tích Lầu Tàng Thơ, thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ Khai mạc ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy – Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định.
Sáng ngày 20/4, Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức Trao giải cho cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế”.
Ủy ban nhân dân Thành Phố Huế vừ có thông báo về việc chính thức khai trương Phố đêm Hoàng thành Huế lúc 20 giờ 00 tối ngày 22/4/2022 tại quảng trường Ngọ Môn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 3673/UBND-VH cho phép mở cửa miễn phí tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực, thành phố Huế).
Chiều 18/4, tại Làng cổ Phước Tích – Huyện Phong Điền đã diễn ra lễ Bế mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề "Giấc mơ Phong Điền" năm 2022.
Sáng 17/4, Bảo tàng gốm cổ sông Hương (địa chỉ số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức đi vào hoạt động và mở cửa đón du khách, người dân đến tham quan.
Chiều 16/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tổ chức Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất năm 2022, đồng thời, tổ chức lễ ra mắt 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế.
Sáng ngày 17/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tiếp nhận cổ vật đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện Trưng bày Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Tối ngày 16/4, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Âm sắc Huế”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2022 và hướng đến chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiều 15/4 tại UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ, tham gia quảng bá thương hiệu với danh vị Nhà tài trợ Vàng.
Sáng 16/4, tại công viên Tứ Tượng, TP Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức khai mạc lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam”.
Sáng ngày 13/4 tại Nhà sáng tác Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác VHNT Đại Lải năm 2022.
Chiều 12/4, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm “Spraying Board Vietnam”. Triển lãm là thành quả hợp tác giữa Viện Pháp tại Việt Nam và Hội Superposition tại Lyon, Pháp nhằm giới thiệu sự giao thoa giữa trượt ván và nghệ thuật đường phố.
Sáng ngày 12/04, Nhân kỷ niệm 85 năm ngày tuần báo Nhành Lúa (15/01/1937 – 15/01/2022) và tuần báo Kinh tế Tân văn ra số đầu tiên (9/01/1937 – 9/01/2022), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học “ Vai trò chủ đạo của báo Nhành Lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) ở Thừa Thiên Huế”.
Ủy ban Nhân dân thành phố Huế vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Thuận An Biển gọi năm 2022.
Ngày 05/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế” giai đoạn 2022-2025.
Ngày 01/4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã ký văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận hai cổ vật: Mũ quan Triều Nguyễn và Áo Nhật Bình do Tập đoàn Sunshine đấu giá thành công ở Tây Ban Nha hiến tặng cho tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 132/KH-UBND tổ chức Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2022.