Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018), Sông Hương giới thiệu 3 bài viết với góc nhìn khác nhau về những sự kiện lịch sử gắn với thân thế và sự nghiệp hoạt động của đồng chí Nguyễn Chí Diểu. Những câu chuyện từ thời niên thiếu, từ một học sinh trung học cho đến thời gian Nguyễn Chí Diểu thoát ly trở thành một đảng viên mẫu mực, một chiến sĩ cách mạng kiên trung đưa lại nhiều cảm xúc về sự mạnh mẽ dũng khí trong tranh đấu vì lý tưởng và chan hòa tình cảm trong đời thường, làm sáng lên nhân cách cao đẹp một con người trọn đời cống hiến vì sự nghiệp chung.
Bìa số 358 tháng 12-2018
Cùng quý bạn đọc thân mến.
Hai truyện ngắn trong số báo này là sự hòa quyện giữa câu chuyện lịch sử, cổ tích và lối viết hiện đại. Lời hứa hoa cỏ may, câu chuyện về nàng Giừng sống một mình dưới chân núi Vệ đẹp hồn nhiên như cây lúa Giao Chỉ “mang thai trăng” để rồi sinh hạ đứa bé đặt tên là Gióng. Một hơi thở mới thổi vào câu chuyện cổ tích được kể từ ngôi làng có loài cỏ may tím nôn nao bám hoài trên áo và bám vào cả giấc mơ làm minh chứng cho lời hứa tình duyên… Mênh mang miền biên ải - là dòng lịch sử miên man từ sông La Vỹ xa xôi đến tận vùng sông nước Cửu Long, về những con người đã ngã xuống dòng kênh Vĩnh Tế vẫn còn trông theo cuộc đời tuần hoàn bất diệt, chan chứa nước mắt lưu dân hòa cùng nỗi u hoài của người xưa vương víu những chiến tích xen trong cảnh tình luyến ái bị chia cắt bởi loạn ly thời thế. Tác giả rất khéo sắp đặt và đồng hiện những trường đoạn xưa nay, một cách tư duy lịch sử theo lối văn chương đẫm ướt như âm ba của khúc nghê thường ngân nga giữa mênh mông trăng nước.
Mục Nghiên cứu và bình luận với bài dịch “Michael Riffaterre liên văn bản chưa được xác định”. Michael Riffaterre là một nhà phê bình và nhà lý luận văn học có ảnh hưởng của Pháp. Ở bài viết này, ông đưa ra quan niệm liên văn bản phải được hiểu trong việc kết hợp với sự tiếp nhận của người đọc, để tác phẩm văn học vừa phát huy năng lực tạo nghĩa khi tương tác với đối tượng được nhắm đến và hướng về “một vũ trụ phi ngôn ngữ” trong sự đối ứng linh hoạt với các thế hệ người đọc mới xuất hiện.
Bài viết “Bích Khê - Nhà thơ tiền chiến qua phê bình đồng sáng tạo của Hoàng Diệp”; thông qua công trình “Bích Khê, Nhà thơ tiền chiến” của Hoàng Diệp, bạn đọc sẽ nhận diện rõ hơn về giá trị thơ ca và ngôn ngữ một tên tuổi lớn trong giai đoạn thơ mới 32 - 45.
Trong số báo tháng 12 này, cùng với Số đặc biệt đang được thực hiện, Sông Hương đã khép lại một năm nhiều khởi sắc với nhiều tác phẩm và bài viết chất lượng; đặc biệt là sự mới đến của một số tác giả ở thể loại truyện ngắn, thơ. Ban Biên tập chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác với những tác phẩm tâm huyết nhất của bạn viết khắp mọi miền đất nước.
Dưới đây là mục lục:
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018):
- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN CHÍ DIỂU - Nguyễn Khoa Điềm
VĂN
- Mênh mang miền biên ải - TRƯƠNG THỊ THANH HIỀN
+ Minh họa: HS Đặng Mậu Tựu
- Lời hứa hoa cỏ may TRIỀU LA VỸ
+ Minh họa: HS Tô Trần Bích Thúy
THƠ:
- PHAN VĂN CHƯƠNG
+ Trở lại làng Vây
- LÊ THÀNH VĂN
+ Những bức tường hoang liêu Tam Đảo
- PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
+ Sâu trong đồng
+ Đám lá tối trời
- VŨ DY
+ Hàm ngôn mùa đông
- ĐỖ TẤN ĐẠT
+ Dòng sông cũ và người gác cổng tình yêu
- TRẦN THU HÀ
+ Mùa cười
+ Người đã khóc dưới vòm đêm không sao
- PHAN LỆ DUNG
+ Người đi qua em
- HUỲNH THÚY KIỀU
+ Dư âm
- TRẦN ĐỨC TÍN
+ Chiếc lá gieo mầm trên tường bệnh viện
+ Ru
– LÊ CÁT TƯỜNG
+ Có ai xưa ấy
- LÊ VIẾT XUÂN
+ Đêm Pleiku
- TRẦN VĂN QUYẾT
+ Chùm thơ Haiku
NHẠC:
- Nhớ Huế - Nhạc: Nguyễn Văn Thiết & Thơ: Trường Thắng
- Nhớ mùa hoa cải vàng - Nhạc: Trương Nhất Vương & Thơ: Đỗ Văn Khoái (Bìa 4)
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- PAULO COELHO, NHÀ VĂN CÓ TÁC PHẨM ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI - Việt Phương dịch
+ Minh họa: HS Nguyễn Duy Linh
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN CHÍ DIỂU VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG DÂN CHỦ (1936 - 1939) Ở HUẾ - Nguyễn Thái Sơn
- NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN CHÍ DIỂU TRÊN LĨNH VỰC BÁO CHÍ TRONG CAO TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939 - Đỗ Xuân Tuất
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- BÍCH KHÊ - NHÀ THƠ TIỀN CHIẾN QUA PHÊ BÌNH ĐỒNG SÁNG TẠO CỦA HOÀNG DIỆP - Hồ Thế Hà
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- MICHAEL RIFFATERRE LIÊN VĂN BẢN CHƯA ĐƯỢC XÁC ĐỊNH - Phạm Tấn Xuân Cao dịch
* Những khoảnh khắc đẹp (Bìa 3):
- “Đôi bạn” - Ảnh: NSNA BÙI VĂN CHUNG
* Bìa 2: Sắc màu của sự ngây thơ - TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG
* Bìa 1: Tác phẩm “Tình quân dân” (Sơn mài, 80cm x 100cm) của họa sĩ NGUYỄN ĐĂNG SƠN
* Vi nhét: NGUYỄN THIỆN ĐỨC
Lễ bái ở lăng Minh Mạng, lính canh ở lăng Gia Long... là hình ảnh sinh động về con người ở kinh thành Huế xưa.
Bài viết liên quan:
Cách đây gần 100 năm nhiều công trình kiến trúc ở Huế vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xuống cấp và đổ nát như bây giờ.
Nhiều hình ảnh quý giá về kinh thành Huế của nhà Nguyễn trong khoảng năm 1919-1926 đã được nhiếp ảnh gia Pháp ghi lại...
Trong khuôn viên lăng vua Minh Mạng ở Huế có một di tích độc đáo nhưng ít người biết đến, đó là Tả tùng phòng trên núi Tịnh Sơn. Điểm đặc biệt của công trình này là cánh cửa vòm cuốn đã bị một cây si cổ thụ "nuốt chửng". Đây là minh chứng cho sức mạnh tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với các công trình do con người xây dựng.
Một bà Hoàng con đại gia, vợ ông vua Nguyễn nổi tiếng, nhan sắc Việt
Người Huế vốn là người xứ kinh kỳ, nên lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử, đi lại cũng nhẹ nhàng, tri thức. Ẩm thực cung đình Huế cũng mang nhiều nét ảnh hưởng của cung cách hoàng gia: Ăn uống nhẹ nhàng, khoan thai, các món ăn ngoài khẩu vị ngon phải nhẹ và thanh, cách trình bày cũng phải đẹp, bắt mắt.
Ba giờ sáng, tại Đàn Nam Giao (Thừa Thiên Huế), không còn nghe tiếng hô đức vua xa giá, chỉ có âm thanh rì rầm dội vào rừng thông và những ánh mắt hướng về linh vị đặt trên bàn thờ. Những người dân đến Đàn Nam Giao để nguyện xin sự viên mãn, gia đình bình an.
Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Trấn Hải thành là công trình đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cuối thế kỷ 19.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Nhà rường Huế đã trở thành một di sản vô cùng quý báu của kiến trúc cổ Việt Nam. Tiếp nối kiểu nhà rường của người Việt tại quê cũ Hoan-Ái, cư dân Thuận Hóa với năng khiếu thẩm mỹ sáng tạo, đức tính cần cù và bàn tay khéo léo đã tạo cho nhà rường xứ Huế một bản sắc độc đáo.
Theo sử sách chép lại, không chỉ có triều vua Trần quy định việc anh - em - cô - cháu trong họ lấy nhau với mục đích không để họ ngoài lọt vào nhằm nhăm nhe ngôi báu, mà thời nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng xảy ra hiện tượng này.
Gần 150 năm giữ vai trò là kinh đô của cả nước, triều Nguyễn được nhận định là một triều đại quân chủ đặc biệt nhất trong tất cả các triều đại quân chủ ở nước ta. Riêng số lượng sách vở được biên soạn dưới triều này cũng nhiều hơn toàn bộ di sản của các triều đại khác cộng lại.
Từ Dụ Thái Hậu nổi tiếng là một bà hoàng yêu nước thương dân. Tiếc rằng lăng mộ của bà đã bị thời gian và con người hủy hoại...
Du lịch Huế, ngoài thăm quan những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, hệ thống lăng tẩm của các vua chúa triều Nguyễn,... thì Huế còn sở hữu nhiều điểm đến thú vị mà bạn chưa khám phá hết.
Ở Việt
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Gắn liền với một giai thoại từ thời mở làng, trải qua hàng trăm năm, người dân xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế truyền tai nhau những câu chuyện huyền bí về một hòn “đá lạ” ở điện Mẹ Nằm.
Với quyền lực cùng sự tàn nhẫn vô hạn, Ngô Đình Cẩn được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.