Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018), Sông Hương giới thiệu 3 bài viết với góc nhìn khác nhau về những sự kiện lịch sử gắn với thân thế và sự nghiệp hoạt động của đồng chí Nguyễn Chí Diểu. Những câu chuyện từ thời niên thiếu, từ một học sinh trung học cho đến thời gian Nguyễn Chí Diểu thoát ly trở thành một đảng viên mẫu mực, một chiến sĩ cách mạng kiên trung đưa lại nhiều cảm xúc về sự mạnh mẽ dũng khí trong tranh đấu vì lý tưởng và chan hòa tình cảm trong đời thường, làm sáng lên nhân cách cao đẹp một con người trọn đời cống hiến vì sự nghiệp chung.
Bìa số 358 tháng 12-2018
Cùng quý bạn đọc thân mến.
Hai truyện ngắn trong số báo này là sự hòa quyện giữa câu chuyện lịch sử, cổ tích và lối viết hiện đại. Lời hứa hoa cỏ may, câu chuyện về nàng Giừng sống một mình dưới chân núi Vệ đẹp hồn nhiên như cây lúa Giao Chỉ “mang thai trăng” để rồi sinh hạ đứa bé đặt tên là Gióng. Một hơi thở mới thổi vào câu chuyện cổ tích được kể từ ngôi làng có loài cỏ may tím nôn nao bám hoài trên áo và bám vào cả giấc mơ làm minh chứng cho lời hứa tình duyên… Mênh mang miền biên ải - là dòng lịch sử miên man từ sông La Vỹ xa xôi đến tận vùng sông nước Cửu Long, về những con người đã ngã xuống dòng kênh Vĩnh Tế vẫn còn trông theo cuộc đời tuần hoàn bất diệt, chan chứa nước mắt lưu dân hòa cùng nỗi u hoài của người xưa vương víu những chiến tích xen trong cảnh tình luyến ái bị chia cắt bởi loạn ly thời thế. Tác giả rất khéo sắp đặt và đồng hiện những trường đoạn xưa nay, một cách tư duy lịch sử theo lối văn chương đẫm ướt như âm ba của khúc nghê thường ngân nga giữa mênh mông trăng nước.
Mục Nghiên cứu và bình luận với bài dịch “Michael Riffaterre liên văn bản chưa được xác định”. Michael Riffaterre là một nhà phê bình và nhà lý luận văn học có ảnh hưởng của Pháp. Ở bài viết này, ông đưa ra quan niệm liên văn bản phải được hiểu trong việc kết hợp với sự tiếp nhận của người đọc, để tác phẩm văn học vừa phát huy năng lực tạo nghĩa khi tương tác với đối tượng được nhắm đến và hướng về “một vũ trụ phi ngôn ngữ” trong sự đối ứng linh hoạt với các thế hệ người đọc mới xuất hiện.
Bài viết “Bích Khê - Nhà thơ tiền chiến qua phê bình đồng sáng tạo của Hoàng Diệp”; thông qua công trình “Bích Khê, Nhà thơ tiền chiến” của Hoàng Diệp, bạn đọc sẽ nhận diện rõ hơn về giá trị thơ ca và ngôn ngữ một tên tuổi lớn trong giai đoạn thơ mới 32 - 45.
Trong số báo tháng 12 này, cùng với Số đặc biệt đang được thực hiện, Sông Hương đã khép lại một năm nhiều khởi sắc với nhiều tác phẩm và bài viết chất lượng; đặc biệt là sự mới đến của một số tác giả ở thể loại truyện ngắn, thơ. Ban Biên tập chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác với những tác phẩm tâm huyết nhất của bạn viết khắp mọi miền đất nước.
Dưới đây là mục lục:
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 2018):
- ĐỒNG CHÍ NGUYỄN CHÍ DIỂU - Nguyễn Khoa Điềm
VĂN
- Mênh mang miền biên ải - TRƯƠNG THỊ THANH HIỀN
+ Minh họa: HS Đặng Mậu Tựu
- Lời hứa hoa cỏ may TRIỀU LA VỸ
+ Minh họa: HS Tô Trần Bích Thúy
THƠ:
- PHAN VĂN CHƯƠNG
+ Trở lại làng Vây
- LÊ THÀNH VĂN
+ Những bức tường hoang liêu Tam Đảo
- PHẠM NGUYÊN TƯỜNG
+ Sâu trong đồng
+ Đám lá tối trời
- VŨ DY
+ Hàm ngôn mùa đông
- ĐỖ TẤN ĐẠT
+ Dòng sông cũ và người gác cổng tình yêu
- TRẦN THU HÀ
+ Mùa cười
+ Người đã khóc dưới vòm đêm không sao
- PHAN LỆ DUNG
+ Người đi qua em
- HUỲNH THÚY KIỀU
+ Dư âm
- TRẦN ĐỨC TÍN
+ Chiếc lá gieo mầm trên tường bệnh viện
+ Ru
– LÊ CÁT TƯỜNG
+ Có ai xưa ấy
- LÊ VIẾT XUÂN
+ Đêm Pleiku
- TRẦN VĂN QUYẾT
+ Chùm thơ Haiku
NHẠC:
- Nhớ Huế - Nhạc: Nguyễn Văn Thiết & Thơ: Trường Thắng
- Nhớ mùa hoa cải vàng - Nhạc: Trương Nhất Vương & Thơ: Đỗ Văn Khoái (Bìa 4)
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- PAULO COELHO, NHÀ VĂN CÓ TÁC PHẨM ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI - Việt Phương dịch
+ Minh họa: HS Nguyễn Duy Linh
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN CHÍ DIỂU VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG DÂN CHỦ (1936 - 1939) Ở HUẾ - Nguyễn Thái Sơn
- NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN CHÍ DIỂU TRÊN LĨNH VỰC BÁO CHÍ TRONG CAO TRÀO DÂN CHỦ 1936 - 1939 - Đỗ Xuân Tuất
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- BÍCH KHÊ - NHÀ THƠ TIỀN CHIẾN QUA PHÊ BÌNH ĐỒNG SÁNG TẠO CỦA HOÀNG DIỆP - Hồ Thế Hà
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- MICHAEL RIFFATERRE LIÊN VĂN BẢN CHƯA ĐƯỢC XÁC ĐỊNH - Phạm Tấn Xuân Cao dịch
* Những khoảnh khắc đẹp (Bìa 3):
- “Đôi bạn” - Ảnh: NSNA BÙI VĂN CHUNG
* Bìa 2: Sắc màu của sự ngây thơ - TRẦN PHƯƠNG ĐÔNG
* Bìa 1: Tác phẩm “Tình quân dân” (Sơn mài, 80cm x 100cm) của họa sĩ NGUYỄN ĐĂNG SƠN
* Vi nhét: NGUYỄN THIỆN ĐỨC
Chiều ngày 20/06, tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức họp báo giới thiệu, công bố chính thức các chương trình, hoạt động của tuần lễ Festival Huế 2022.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo về việc thay đổi giờ tham quan và mở cửa ban đêm Đại Nội.
Sáng ngày 18/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, tổ chức lễ dâng hương chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng ngày 18/06, tại Văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra Lễ trao giải Báo chí Hải Triều lần thứ III năm 2022. Đến dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Chiều ngày 17/6, Viện Pháp tại Huế phối hợp với Công ty CP sách Thái Hà tổ chức buổi ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Kho báu Kinh thành Huế sau ngày thất thủ Kinh đô” của François Thierry.
Chiều ngày 17/6, tại Bia quốc Học Huế, Sở Văn hóa và Thể thao phát động Ngày hội áo dài dành cho cộng đồng 2022.
Ngày16/6, UBND tỉnh vừa công bố Kế hoạch tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời”
Tuần Phim Đan Mạch 2022 sẽ diễn ra tại Huế từ ngày 1/7/2022 đến ngày 6/7/2022 tại rạp CineStar với 6 bộ phim hấp dẫn và truyền cảm hứng từ các nhà làm phim nổi tiếng Đan Mạch.
Sáng ngày 17/6, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế tổ chức trưng bày chuyên đề: “Một số tư liệu áo dài Huế - xưa và nay”.
Sáng ngày 15/8, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bảo tàng gốm cổ sông Hương tổ chức trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông”.
Ngày hội Áo dài cộng đồng Huế năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 17/6-23/6/2022 do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức với nhiều chương trình và hoạt động cộng đồng.
Chiều ngày 10/6, tại Lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn (Đại Nội - Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nghệ nhân nhân dân Trần Độ tổ chức khai mạc triển lãm “Phiên bản Kim Ấn triều Nguyễn”.
Chiều 10/6, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức buổi ra mắt sách “Đưa em về nhận mặt quê hương” và những bài thơ tìm lại của nhà thơ Lê Viết Tường.
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế vừa khởi động tổ chức Cuộc thi viết “Huế - Kinh đô ẩm thực.
Chiều ngày 09/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, tiến hành tổ chức khai mạc triển lãm “Thuật trị quốc của Hoàng đế Minh Mạng qua Di sản Tư liệu Châu bản triều Nguyễn”. Triển lãm diễn ra nhằm hưởng ứng Festival Huế 2022, chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Tối ngày 08/6, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức chương trình nghệ thuật “Hành trình theo bước chân Cụ Đồ Chiểu”.
Quý bạn đọc thân mến.
Từ số 397 (3/2022), Tạp chí Sông Hương được cấp giấy phép mới, thực hiện Thông tư 41/2020/TT-BTTTT ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông phải thêm chữ “Tạp chí” ở phía trước măng sét. Từ tháng 6 này, chào mừng số 400, Tạp chí Sông Hương thay đổi hình thức trình bày song vẫn giữ nguyên logo và măng sét truyền thống của Tạp chí những ngày đầu thành lập.
Sáng ngày 07/6, tại Bia Quốc học Huế, Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức sự kiện “Đạp xe – Câu chuyện về lộ trình xanh” và Khai mạc triển lãm “Copenhagen – Thành phố đáng sống – Thành phố xe đạp”.
Chiều ngày 06/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã trao Quyết định số 1325 /QĐ-UBND cho phép hoạt động đối với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Sáng 5/6, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế phối hợp với với Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) và các đơn vị liên quan chính thức đưa vào hoạt động mô hình xe đạp chia sẻ công cộng.