Tháng 7, những dòng văn viết về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 như nghẹn lại, nhói lòng người đọc bằng những “câu thơ đắp cho linh hồn ngang dọc”. Tháng 7 nhớ về các chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại Trường Sơn, hay Trường Sa với những ngôi mộ gió quanh các bãi bờ. Những người bị vùi tuổi xuân nơi địa ngục trần gian Côn Đảo, và hôm nay lớp con cháu cầm ký ức của cha ông nơi đã trở thành chứng tích cho lòng quả cảm anh hùng, để cảm nhận những người tù chính trị ngày trước vẫn như còn ấm từng dấu nằm và lời thì thầm trao truyền niềm tin vào một ngày mai ánh bình minh xuyên vào hốc tối đau thương.
Bìa tạp chí số 353 - tháng 07/2018
Mảng truyện ngắn trong số báo này, tác phẩm Giấc mộng của bạn viết lần đầu đến với Sông Hương, là sự bí ẩn đa chiều, nó thánh thiện lương tâm và tối mờ, mọi thứ mới lạ như mặt hồ không còn gương mà cồn lên từng đợt sóng, và lòng người cồn lên những ám ảnh… Ở truyện ngắn Nhạc hoa. Những mẩu đời thường của những cô sinh viên quê mùa, mê dụ thú ăn chơi nơi phồn hoa đô thị đã sớm mắc lưới tình. Cho đến một ngày nỗi nhớ quê, nhớ mẹ cha trỗi dậy. Song về quê cưới chồng rồi thì cơn đau từ chính thân phận và hậu họa từng gây ra phía trước vẫn không buông tha như một định mệnh.
Mục Tác giả - Tác phẩm, bài “Nguyễn Văn Bổng - Từ thuở dưới đáy Sông Hương…” phác họa một chân dung khá đầy đặn cùng những phân tích mới mẻ về nhà văn một thời từng ra Huế học cao đẳng tiểu học và tú tài tại trường Quốc Học rồi dạy dạy trường tư thục Thuận Hóa, Huế; một nhà văn chiến sĩ cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng thông qua quá trình hoạt động với cá tính mạnh mẽ, bản lĩnh quyết liệt và đặc biệt là tư tưởng trong tác phẩm của mình như Con trâu, Rừng U Minh.
Một đề tài lâu lắm rồi Sông Hương mới quay lại - đó là tiểu thuyết trinh thám ở Việt Nam những năm 1920 - 1930, mà trong đó nhà văn Phú Đức được xem là người đặt nền móng và cũng là cái tên được “săn đón” nhiều nhất ở Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX, với tác phẩm tiêu biểu nổi danh như Châu về Hiệp Phố. Tiểu thuyết trinh thám Phú Đức tạo được phong cách riêng trong dòng chảy chung bằng lối xoắn quyện thiện ác đã khiến tác giả vượt ra ngoài khuôn khổ của mô típ trinh thám khuôn thước, ghi dấu tính cách nhân vật của xã hội nước ta, ít chịu sự ảnh hưởng chi phối từ các tác phẩm kinh điển nước ngoài. Mời quý độc giả đọc bài nghiên cứu “Tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Phú Đức trong dòng chảy tiểu thuyết trinh thám Việt Nam đầu thế kỷ XX”.
Phần 2 của bài viết đăng từ số báo trước, “Mực in dần dần biến mất: thơ vào cuối thời văn hóa in ấn”, tác giả Dana Gioia thể hiện cây bút tiểu luận sâu sắc đầy tính dự báo: “Miễn là khi nhân loại còn đối mặt với cái chết và dùng ngôn ngữ để miêu tả sự hiện hữu của mình, thơ sẽ mãi còn là một trong những căn nguồn tinh thần chủ yếu của nó. Thơ là một nghệ thuật đến trước chữ viết, và nó sẽ sống sót sau truyền hình và trò chơi điện tử”.
Dưới đây là phần Mục lục
VĂN:
- NẮNG THÁNG TƯ CÔN ĐẢO - Bùi Xuân Hòa
- GIẤC MỘNG - Bảo Thương
+ Minh họa: Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức
- NHẠC HOA - Nguyễn Văn Học
+ Minh họa: Họa sĩ Đặng Mậu Tựu
THƠ:
- ĐINH HẠ
+ Vọng khúc biển
- VŨ TƯ
+ Liệt sĩ vô danh
- NGUYỄN HƯNG HẢI:
+ Dưới vòng đa yên tĩnh
+ Tự sự dã tràng
- ĐỖ TẤN ĐẠT
+ Tattoo gió
- NGUYỄN MINH KHIÊM
+ Một góc phù sa
+ Những ngón tay của mẹ
- NGUYỄN HOÀN THỌ
+ Đêm thức
- HOA NGUYÊN
+ Khâu…
- TRẦN ĐỨC TÍN
+ Ngày của hôm nay
- NGUYỄN LOAN
+ Tiếng thời gian
- NGUYỄN VĂN THANH
+ Nửa vầng trăng
- MAI DIỆP VĂN
+ Tháng năm đằng đẵng phận sông
- TRẦN QUỐC TOÀN
+ Giấc mơ cánh đồng
+ Chiếc lá từ bi
- LƯU XÔNG PHA
+ Về chơi với núi
- Giới thiệu thơ TRẦN THỊ HUÊ
+ Một lời khác của tình yêu
+ Nhớ Huế
+ Người đàn ông của chị
NHẠC:
- LỜI RU QUÁ KHỨ - Quánh Ngọc Hiếu
- NẾU NHƯ CHẲNG CÓ DÒNG HƯƠNG - Nhạc: Chí Linh & Lời: phỏng thơ Huy Tập
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- ANH CHÀNG ZIEGLER - Hermann Hesse - Phạm Đức Hùng dịch
+ Minh họa: Nhím
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- TIỂU THUYẾT TRINH THÁM CỦA NHÀ VĂN PHÚ ĐỨC TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT TRINH THÁM VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – Diệp Thị Thanh Thúy
- MỰC IN DẦN DẦN BIẾN MẤT: THƠ VÀO CUỐI THỜI VĂN HÓA IN ẤN (Phần 2) - Dana Gioia - Điểm Thọ dịch
- MOON PALACE CỦA PAUL AUSTER: TỪ TỰ SỰ SIÊU HƯ CẤU ĐẾN DỤ NGÔN VỀ KẺ KHÁC - Nguyễn Đình Minh Khuê
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- GIÁC VƯƠNG NỘI VIỆN THỜI MINH VƯƠNG NGUYỄN PHÚC CHU Ở ĐÂU? - Trần Viết Điền
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:
- NGUYỄN VĂN BỔNG - TỪ THUỞ DƯỚI ĐÁY SÔNG HƯƠNG… - Phạm Phú Uyên Châu
- ĐUNG ĐƯA TRÊN NHỮNG ĐÁM MÂY - NHỮNG GIẤC MƠ VỤN VỠ - Nguyễn Thành Nhân
Bìa 1: Tác phẩm “BẤT TẬN” của họa sĩ Đức Phạm
Bìa 2 & 3: Họa sĩ Nguyễn Đại Giang với bức tranh được chọn vào hợp tuyển các tác phẩm sáng tạo độc đáo nhất của ArtQuench Magazine - KHẢ HÂN
BAN BIÊN TẬP
Đã từ lâu, chùa Thiên Mụ (TP. Huế) nổi tiếng với 108 tiếng chuông ngày ngày giữ nhịp thời gian, mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ. ấy vậy mà, nơi chốn cửa phật từ bi này còn được gán một lời nguyền nghiệt ngã.
Ngày 12/1, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan này đang lập hồ sơ thơ văn chữ Hán trên hệ thống công trình kiến trúc cung đình Huế để trình UNESCO công nhận là Di sản Ký ức thế giới.
Là một ngôi chùa gắn liền với những di tích và danh lam thắng cảnh của cố đô Huế, chùa Thiên Mụ nổi tiếng và thu hút du khách bốn phương không chỉ bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, mà còn một vẻ đẹp cổ kính thâm nghiêm, cộng với sự bình yên thơ mộng..
Cá voi được xem như một phúc thần cho cư dân vùng biển, vì vậy khi bắt gặp cá ông voi chết, ngư dân biển ở các tỉnh Quảng Bình cho đến mũi Cà Mau sẽ cử hành nghi lễ đám tang rất trọng thể. Sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc một nghi lễ tiêu biểu tại làng Phú Tân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Chiều 26/12, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết hoạt động năm 2014 và bàn phương hướng hoạt động năm 2015.
Dưới chân phần mộ nhà cách mạng Phan Bội Châu ở khu lưu niệm mang tên ông tại TP Huế có 2 phần mộ khác rất đặc biệt.
Khác với sư tử đá Trung Quốc, con nghê thuần Việt được tạo hình mềm mại hơn, có nhiều răng, đuôi xòe như ngọn lửa...
Xin những bậc chuộng sách vở từ chương đừng mất công dở sử sách Nhà Nguyễn để tìm địa danh này vì nó không phải là cái tên chính thức do vua đặt ra; may ra chỉ có cụ già Léopold Cadière nặng lòng với Huế nên đưa cái tên Nam Đài vào tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue) mà thôi...
Như một thói quen, một sự tò mò khó lý giải cứ vào những đêm trăng sáng, nhiều người lại đến khu phế tích Tháp Đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) để xem vàng hiển linh.
Đây là một dinh thự 2 tầng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, khác với các tòa nhà mang phong cách truyền thống trong Tử Cấm Thành.
Đây không phải là sản phẩm gì quá xa hoa mà chỉ là một vật dụng rất quen thuộc của người Việt xưa...
Trước khi có sự biến mất hoàn toàn các dấu tích cuối cùng của cửa “quan ải An-nam” trên đỉnh đèo Hải Vân, địa điểm cao nhất của đường cái quan nối liền Huế với Đà Nẵng, tôi thiết nghĩ cần hồi phục các kỷ niệm của nó bằng cách đưa ra các bức ảnh cho thấy tình trạng hiện nay, cũng như đưa ra một số lời giải thích ngắn gọn liên quan đến cửa ải xưa chưa đầy một thế kỷ này; nhưng hiện nay hoàn toàn bị phế bỏ và đang lần hồi mai một do ảnh hưởng tác hại của mưa nắng, của các loài cây cỏ bám cứng.
Phạm Duy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hơn một phần ba cuộc đời ông sống ở Sài Gòn, hơn một phần ba sống ở ngoại quốc. Ông đi nhiều, yêu và được yêu cũng nhiều, kể cả người Pháp. Nhưng rồi qua trải nghiệm ông thấy người con gái Huế ông yêu là đẹp nhất, sâu sắc nhất...
Huyền Không Sơn Thượng hay còn gọi là chùa Huyền Không 2 cách cố đô Huế chừng 14 km về hướng Tây, thuộc thôn Đồng Chầm (Hòn Vượn), xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Không chỉ cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Huế trước đây còn là kinh đô của nhà Nguyễn hàng trăm năm, nên đã hội tụ văn hoá nhiều miền của đất nước, tạo nên một di sản văn hoá đồ sộ, trong đó có CA DAO.
Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, xây rồi phá, phá rồi xây nhưng vẻ đẹp trong lối kiến trúc của nhà thờ chính tòa Phủ Cam vẫn luôn hiện hữu, thách thức với thời gian.
“Tứ thú” xưa gồm ăn trầu, uống trà, hút thuốc, uống rượu được các bậc cha ông chơi và đạt đến một trình độ đẳng cấp.
Trải dòng lịch sử bi tráng của nước Việt, Hải Vân không chỉ là cung đèo kỳ vĩ mà còn đẫm máu xương vệ quốc.
Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Trải qua thời gian với những biến cố lăng đã trở nên đổ nát.
Vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật, 1847 - 1883) là một trong những vị vua có số phận buồn nhất lịch sử Việt