Bài viết mở đầu cho số báo Tết “Nhớ mùa xuân năm ấy” là góc suy tưởng nhân văn khơi gợi lòng tri ân với những cống hiến của lớp người mở lối cho hòa bình: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968 đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau niềm tự hào sâu sắc”. Đây cũng là dịp chúng ta ngẫm lại những bài thơ chúc Tết hào sảng của Bác Hồ, vang lên trong thời khắc cần hơn cả một sự hối thúc giành lại mùa xuân cho đất nước.
Bìa Sông Hương Số 348
“Chuông quả lắc trong nhà rung lên hồi báo sang giờ mới, lanh canh như cuốc xe đạp chở hoa xuân đi chợ sớm. 0 giờ. Giao thừa điểm. Năm mới đến. Điều gì đó vừa lướt qua trong chúng ta, những hạt mầm của một thực tại mới nảy nở trong cái hình hài vừa được cộng thêm tuổi”. Cùng với dòng tâm cảm miêm man xuôi theo dòng thời gian miên viễn, Sông Hương mừng Tết Mậu Tuất sẽ là bức tranh xuân rực sáng, phảng phất thoáng buồn len trên những khuôn mặt thiếu vắng bóng hình người thương, hay đó là chút tiếc nuối ký ức tuổi thơ với những em nhỏ quẩn quanh trước cái nia xếp đầy tò he ngộ nghĩnh sặc sỡ trên đường làng xuân sớm. Là dòng hồi ức từ trang sử cũ về một góc phố bên kia sông, lẫn giữa người buôn kẻ bán lấm màu áo tết chân quê là sắc phục lộng lẫy của các công tử, công nữ cùng nô bộc hòa vào cuộc vui của trò chơi dân gian, gợi về bóng dáng vàng son của Phủ đệ Huế xưa.
Ngày Tết cũng là mùa nương rẫy bung hoa trên các triền đồi xa xanh. Đồng bào phía Tây Thừa Thiên Huế lại tưng bừng nhảy múa vui chơi sau một mùa nương rẫy lao nhọc. Lên với bà con vào giữa mùa xuân đương độ, khách dưới xuôn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn được chế biến từ nguyên liệu núi rừng, dậy lên thứ hương vị đặc trưng làng bản giữa một không gian khó tả hết nỗi niềm. “Mùa xuân cám dỗ như trái cấm”. Những dòng thơ xuân trong Sông Hương Tết cũng hây hây má đỏ như thiếu nữ vừa đa mang giấu diếm bí mật đầu đời. “Những ký tự lá nhắc ta xuân đã lên cành”…
Năm Tuất nói chuyện chó, là chuyên trang dành cho con giáp gần gũi và thân quen nhất đối với người dân Việt từ xa xưa. Trên thế giới, con chó cũng để lại ấn tượng sâu sắc và nhiều lúc thật sự chạm đến nơi thẳm sâu tình người. Hình ảnh con chó ngồi trong ngõ sâu xao xác lá rụng vào những ngày cuối năm; tiếng chó sủa trong đêm vắng dội vào miền vô thức; hay đó là tiếng chó theo sau dấu chân đạp đất sáng mồng một tết dưới ánh nắng nhắc thức cánh mai rung rinh níu lại ánh sương sau thời khắc chuyển mùa rạo rực.
Tết Nguyên Đán đang về, Ban Biên tập chúc quý tác giả và bạn đọc đã đồng hành cùng Sông Hương nhiều sáng tạo, một mùa xuân an lạc.
Dưới đây là Mục Lục:
- Thư Tòa soạn
- NHỚ MÙA XUÂN NĂM ẤY - Hòa Ái
- SẮC MÀU TẾT CŨ - Nguyễn Thị Duyên Sanh
- XUÂN SANG TRẨY HỘI - Lê Vũ Trường Giang
- TẾT XƯA TRONG CÁC PHỦ ĐỆ HUẾ - Trần Tôn Nữ
- ĂN TẾT TRÊN DÃY TRƯỜNG SƠN - Lê Anh Tuấn
- BÀN THÊM VỀ BÀI CHÒI - Phùng Tấn Đông
THƠ:
TRẦN TỊNH YÊN - LƯƠNG DUY CƯỜNG - ĐỨC SƠN - ĐÔNG HÀ - TRẦN THỊ TƯỜNG VY - THẠCH QUỲ - TẦN HOÀI DẠ VŨ - ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG HỒNG VINH - TRẦN HUY MINH PHƯƠNG - NGÀN THƯƠNG - VĂN CÔNG HÙNG SƠN TRẦN - PHÙNG HIỆU - TRƯỜNG THẮNG - NGUYỄN HỮU PHÚ - P.N.THƯỜNG ĐOAN- NGUYỄN DUY TỪ - LÊ HUY QUANG - NGUYỄN HƯNG HẢI NGUYỄN VĂN QUANG - PHẠM BÁ THỊNH - HOÀNG VÂN KHÁNH - NGUYỄN NGUYÊN PHƯỢNG - PHAN LỆ DUNG - CHÂU THU HÀ - VÕ QUÊ - LÊ VIẾT XUÂN - NGUYEN SU TU - ĐÀO DUY ANH - LÊ TẤN QUỲNH - NGUYỄN ĐẠT - NGUYỄN NGỌC HẠNH - TRỊNH BỬU HOÀI - VĨNH NGUYÊN - MAI VĂN HOAN - NGUYỄN MAN KIM
NHẠC:
- MÃI LÀ MÙA XUÂN - Nhạc & Lời: Kim Hùng
- ĐIỆP KHÚC XUÂN - Nhạc: Nguyễn Văn Thiết & Thơ: Ngàn Thương
- NĂM TUẤT NÓI CHUYỆN CHÓ:
- TIẾNG CHÓ SỦA BÊN KIA SÔNG - Trần Bảo Định
- CON CHÓ KHÓC ĐỨNG KHÓC NGỒI - Nguyễn Dư
- CHÓ - TỪ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA ĐẾN HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC ĐỘC ĐÁO - Nguyễn Văn Hùng
- CON CHÓ TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CƯ DÂN THỪA THIÊN HUẾ - Trần Nguyễn Khánh Phong
VĂN:
- BẾN MÊ - Nguyễn Thị Lê Na
- NẮNG XUÂN VÀNG PHAI - Bùi Kim Chi
TRANG THIẾU NHI:
- NÓI VỚI GIẤC MƠ - Thanh Như
Thơ: NGUYỄN VĂN THANH - NGUYỄN MINH KHIÊM
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUÂN:
- TẾT HUẾ TRONG TẢN VĂN THÁI KIM LAN - Nguyên Hương
- Thư tín Sông Hương
- Bìa 1: Tác phẩm “HOA GIẤY, NGHÊ ĐÁ VÀ XUÂN" (Acrylic - 01/2018) của họa sỹ Nguyễn Thiện Đức
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Phan Ngọc Minh, Nhím
BAN BIÊN TẬP
“Ngài” rùa đá được xem như một trong hai linh vật để trấn yểm vùng đất Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế), trên đầu “ngài” còn có một chữ Vương.
Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.
Lối kiến trúc độc đáo thuộc hệ phái thevarada (Nam tông) tạo cho chùa Thiền Lâm một nét đẹp khác biệt so với các cổ tự đất cố đô.
Cố đô Huế bây giờ không còn trầm mặc, phong cảnh về đêm thật quyến rũ bởi việc chiếu sáng nghệ thuật cầu Trường Tiền.
Sáng 10-3, Sở VHTT&DL tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới đã tổ chức lễ hội Ariêu Car_một trong những lễ hội văn hóa truyền thống lớn với sự tham gia đông đảo cộng đồng người dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy đang sinh sống ở địa bàn vùng cao huyện A Lưới .
Nhà vườn An Hiên, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn, Xuân Viên Tiểu Cung... là những nhà vườn đẹp bậc nhất xứ Huế. Hệ thống kiến trúc dân gian này là một điểm nhấn trong khám phá nét đẹp văn hóa Cố đô.
Lễ hội A riêu Car là dịp để các dân tộc hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Là món ăn có cái tên khiến nhiều người phải ngẩn ra vì nghe quá lạ, canh chột nưa chinh phục thực khách bởi hương vị đậm chất quê và cái tình của người dân Huế.
SHO - Sáng ngày 21/2 (14 Tháng Giêng năm Bính Thân), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất . Đây là năm thứ tám văn nghệ sĩ Cố đô Huế tổ chức đi viếng mộ thi nhân vào dịp Tết Nguyên tiêu.
Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.
Là kinh đô xưa cổ còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ, Tết ở Huế tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại.
Cặp rắn này chỉ xuất hiện tại chùa vào các ngày sóc vọng (các ngày 1, 15, 30 hàng tháng) và trú lại qua đêm trong hang cây da cổ thụ rồi lặng lẽ bỏ đi. Thấy chuyện lạ, một số người cho rằng đây là đôi rắn “có chân tu” nên mới về chùa để “nghe giảng giải kinh Phật”...
Bấy lâu nay, nhiều người dân, du khách vẫn thường nhắc đến con rùa khổng lồ thi thoảng xuất hiện trên dòng sông Hương, đoạn trước mặt điện Hòn Chén (thuộc thôn Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế). Người dân địa phương gọi đó là “rùa thần”.
Có thể nói, trong số hàng trăm sản phẩm bằng tre của các nghệ nhân làng Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) tạo nên, chúng tôi ấn tượng nhất là đèn lồng các loại. Từ đèn ú, đèn lục giác, bát giác… Tuy khác nhau về mẫu mã, hình dáng nhưng tất cả đều chan chứa tâm tình, gửi gắm “cái hồn” của làng nghề nơi đây.
Bên cạnh lớp nghệ nhân "vàng", lớp những nghệ sỹ "măng non" - nghệ sỹ trẻ là thế hệ mới sẽ đồng hành cùng nghệ thuật Ca Huế trên con đường phát huy giá trị di sản này ra cộng đồng, tiến tới hội nhập di sản quốc tế. Do đó, việc làm sao để truyền lại vẹn nguyên bản sắc, đúng cái "chất" của Ca Huế cho lớp nghệ sỹ trẻ kế tục cũng đang là vấn đề được các ban, ngành quan tâm.
Chuyên đề trọng điểm của số báo này, dành nhiều trang về Hoàng Phủ Ngọc Tường - nhà văn, nhà văn hóa Huế. Những trang văn của ông, như chiếc đũa thần, thức dậy những vỉa tầng văn hóa Huế. Một điều khác, ông cùng bạn bè thuở ấy, với một hệ mỹ cảm khác biệt, đã tạc vào văn nghệ Huế, Việt Nam những giá trị trường cửu.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Với những giá trị mà cổ vật cung đình Huế vốn có, và với “quê hương” nó được sinh ra, cố đô Huế xứng đáng đón nhận lại những cổ vật quan trọng một thời của cha ông.
Tại Huế, toàn bộ các ấn quý bằng vàng, bạc, ngọc hay còn gọi là Kim Ngọc Bảo Tỷ đến nay không còn một chiếc nào. Có lẽ thật sự đây là điều đáng tiếc nhất khi xuất xứ những chiếc ấn quý đó đều từ Huế mà ra.
Những biến cố của lịch sử đã khiến cho một lượng cổ vật lớn và quý hiếm đã “biến mất” khỏi cố đô Huế. Hãy cùng lật lại những điểm mốc ấy.