Bài viết mở đầu cho số báo Tết “Nhớ mùa xuân năm ấy” là góc suy tưởng nhân văn khơi gợi lòng tri ân với những cống hiến của lớp người mở lối cho hòa bình: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968 đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau niềm tự hào sâu sắc”. Đây cũng là dịp chúng ta ngẫm lại những bài thơ chúc Tết hào sảng của Bác Hồ, vang lên trong thời khắc cần hơn cả một sự hối thúc giành lại mùa xuân cho đất nước.
Bìa Sông Hương Số 348
“Chuông quả lắc trong nhà rung lên hồi báo sang giờ mới, lanh canh như cuốc xe đạp chở hoa xuân đi chợ sớm. 0 giờ. Giao thừa điểm. Năm mới đến. Điều gì đó vừa lướt qua trong chúng ta, những hạt mầm của một thực tại mới nảy nở trong cái hình hài vừa được cộng thêm tuổi”. Cùng với dòng tâm cảm miêm man xuôi theo dòng thời gian miên viễn, Sông Hương mừng Tết Mậu Tuất sẽ là bức tranh xuân rực sáng, phảng phất thoáng buồn len trên những khuôn mặt thiếu vắng bóng hình người thương, hay đó là chút tiếc nuối ký ức tuổi thơ với những em nhỏ quẩn quanh trước cái nia xếp đầy tò he ngộ nghĩnh sặc sỡ trên đường làng xuân sớm. Là dòng hồi ức từ trang sử cũ về một góc phố bên kia sông, lẫn giữa người buôn kẻ bán lấm màu áo tết chân quê là sắc phục lộng lẫy của các công tử, công nữ cùng nô bộc hòa vào cuộc vui của trò chơi dân gian, gợi về bóng dáng vàng son của Phủ đệ Huế xưa.
Ngày Tết cũng là mùa nương rẫy bung hoa trên các triền đồi xa xanh. Đồng bào phía Tây Thừa Thiên Huế lại tưng bừng nhảy múa vui chơi sau một mùa nương rẫy lao nhọc. Lên với bà con vào giữa mùa xuân đương độ, khách dưới xuôn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn được chế biến từ nguyên liệu núi rừng, dậy lên thứ hương vị đặc trưng làng bản giữa một không gian khó tả hết nỗi niềm. “Mùa xuân cám dỗ như trái cấm”. Những dòng thơ xuân trong Sông Hương Tết cũng hây hây má đỏ như thiếu nữ vừa đa mang giấu diếm bí mật đầu đời. “Những ký tự lá nhắc ta xuân đã lên cành”…
Năm Tuất nói chuyện chó, là chuyên trang dành cho con giáp gần gũi và thân quen nhất đối với người dân Việt từ xa xưa. Trên thế giới, con chó cũng để lại ấn tượng sâu sắc và nhiều lúc thật sự chạm đến nơi thẳm sâu tình người. Hình ảnh con chó ngồi trong ngõ sâu xao xác lá rụng vào những ngày cuối năm; tiếng chó sủa trong đêm vắng dội vào miền vô thức; hay đó là tiếng chó theo sau dấu chân đạp đất sáng mồng một tết dưới ánh nắng nhắc thức cánh mai rung rinh níu lại ánh sương sau thời khắc chuyển mùa rạo rực.
Tết Nguyên Đán đang về, Ban Biên tập chúc quý tác giả và bạn đọc đã đồng hành cùng Sông Hương nhiều sáng tạo, một mùa xuân an lạc.
Dưới đây là Mục Lục:
- Thư Tòa soạn
- NHỚ MÙA XUÂN NĂM ẤY - Hòa Ái
- SẮC MÀU TẾT CŨ - Nguyễn Thị Duyên Sanh
- XUÂN SANG TRẨY HỘI - Lê Vũ Trường Giang
- TẾT XƯA TRONG CÁC PHỦ ĐỆ HUẾ - Trần Tôn Nữ
- ĂN TẾT TRÊN DÃY TRƯỜNG SƠN - Lê Anh Tuấn
- BÀN THÊM VỀ BÀI CHÒI - Phùng Tấn Đông
THƠ:
TRẦN TỊNH YÊN - LƯƠNG DUY CƯỜNG - ĐỨC SƠN - ĐÔNG HÀ - TRẦN THỊ TƯỜNG VY - THẠCH QUỲ - TẦN HOÀI DẠ VŨ - ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG HỒNG VINH - TRẦN HUY MINH PHƯƠNG - NGÀN THƯƠNG - VĂN CÔNG HÙNG SƠN TRẦN - PHÙNG HIỆU - TRƯỜNG THẮNG - NGUYỄN HỮU PHÚ - P.N.THƯỜNG ĐOAN- NGUYỄN DUY TỪ - LÊ HUY QUANG - NGUYỄN HƯNG HẢI NGUYỄN VĂN QUANG - PHẠM BÁ THỊNH - HOÀNG VÂN KHÁNH - NGUYỄN NGUYÊN PHƯỢNG - PHAN LỆ DUNG - CHÂU THU HÀ - VÕ QUÊ - LÊ VIẾT XUÂN - NGUYEN SU TU - ĐÀO DUY ANH - LÊ TẤN QUỲNH - NGUYỄN ĐẠT - NGUYỄN NGỌC HẠNH - TRỊNH BỬU HOÀI - VĨNH NGUYÊN - MAI VĂN HOAN - NGUYỄN MAN KIM
NHẠC:
- MÃI LÀ MÙA XUÂN - Nhạc & Lời: Kim Hùng
- ĐIỆP KHÚC XUÂN - Nhạc: Nguyễn Văn Thiết & Thơ: Ngàn Thương
- NĂM TUẤT NÓI CHUYỆN CHÓ:
- TIẾNG CHÓ SỦA BÊN KIA SÔNG - Trần Bảo Định
- CON CHÓ KHÓC ĐỨNG KHÓC NGỒI - Nguyễn Dư
- CHÓ - TỪ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA ĐẾN HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC ĐỘC ĐÁO - Nguyễn Văn Hùng
- CON CHÓ TRONG ĐỜI SỐNG CỦA CƯ DÂN THỪA THIÊN HUẾ - Trần Nguyễn Khánh Phong
VĂN:
- BẾN MÊ - Nguyễn Thị Lê Na
- NẮNG XUÂN VÀNG PHAI - Bùi Kim Chi
TRANG THIẾU NHI:
- NÓI VỚI GIẤC MƠ - Thanh Như
Thơ: NGUYỄN VĂN THANH - NGUYỄN MINH KHIÊM
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUÂN:
- TẾT HUẾ TRONG TẢN VĂN THÁI KIM LAN - Nguyên Hương
- Thư tín Sông Hương
- Bìa 1: Tác phẩm “HOA GIẤY, NGHÊ ĐÁ VÀ XUÂN" (Acrylic - 01/2018) của họa sỹ Nguyễn Thiện Đức
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Phan Ngọc Minh, Nhím
BAN BIÊN TẬP
Chiều 20/10, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Chân dung phụ nữ”.
Trại sáng tác "Văn hóa và con người A Lưới" năm 2021 vừa vế mạc sáng 19/10 sau gần 10 ngày diễn ra.
Chiều 19/10, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra hoạt động “Ra mắt không gian đọc - tổ chức chương trình truyền cảm hứng đọc sách cho các em Thiếu nhi”.
Chiều ngày 14/10/2021, Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII đã tổ chức buổi họp để rà soát các công việc để tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII tại Huế trong tình hình mới.
Sáng 15/10, tại hội trường Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức Lễ Khai mạc trại sáng tác VHNT chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tham dự có ông Hoàng Khánh Hùng - UVTV, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Trong những ngày tháng 10 lịch sử, cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 - 23/10/2021), chúng tôi tìm về nhà bác Phan Nhạn, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên là Máy trưởng của Đoàn tàu không số năm xưa.
Các đề tài đạt giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XI, năm 2021 vừa được công danh sách theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
Chiều ngày 12/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác “Văn hóa và con người A Lưới 2021”.
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 24 tháng 5 năm 2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Chiều ngày 5/10, Học viện âm nhạc Huế phối hợp với Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế tổ chức chương trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhạc sĩ Phạm Duy với chủ đề “Phạm Duy với Huế”.
Chiều ngày 30/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật về đề tài “phòng chống dich bệnh Covid-19” năm 2021.
Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 22 sẽ được tổ chức với hình thức kết hợp truyền tải trực tuyếndo tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
“BV TW Huế sẵn sàng cơ sở vật chất và nhân lực để tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch tại khu vực miền Trung khi dịch bệnh diễn biến dịch phức tạp…”
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Cải tạo, sửa chữa Rạp Đông Ba.
Sáng 20/9, học sinh tại các vùng đảm bảo an toàn phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh đã đến trường trong điều kiện bình thường mới.
Nhằm tổ chức việc nghiên cứu, học tập và tuyên truyền sâu rộng nghị quyết đại hội Đảng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với tình hình mới, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII” .
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2281/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 phê duyệt Đề án “Phát triển văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Qua đó, tiếp tục đưa sự nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển lên một tầm cao mới, đóng góp tích cực cho đời sống văn hoá tinh thần của Nhân dân, vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Ngày 15/9, Sở Văn hóa & Thể thao tổ chức triển lãm online “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” trên trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa & Thể thao và các trang mạng xã hội.