Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 ở Huế đi vào lịch sử dân tộc như bản anh hùng ca. Cuộc Tổng tiến công mở ra một bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, Sông Hương giới thiệu những trang viết ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, đó vừa là những hồi ức khó quên, vừa góp thêm những tư liệu mới để hiểu sâu hơn về thế trận nhân dân.
Mùa xuân cũng là dịp nhắc đến những dự cảm phát triển. Quan điểm lãnh đạo tỉnh “luôn nhất quán là tuyệt đối không đánh đổi môi trường để lấy đầu tư, lấy phát triển kinh tế, gây ảnh hưởng đến nhân dân” là tư tưởng hợp lý cho Huế. “Dự cảm ngày mới” là một cái nhìn đầy hy vọng về việc xây dựng “một Huế sinh động về vẻ đẹp tri thức, phong phú nét tài hoa của nghệ thuật, bên cạnh giàu có vẻ đẹp thiên nhiên cảnh quan; đó là một Huế ắp đầy tính văn hóa - nhân văn thật sự”.
Những trang thơ đầu năm mới trên Sông Hương bao giờ cũng lấp lánh những sáng tạo mới đầy dấu ấn. Đầu năm 2018, những cây bút trẻ xuất hiện cũng đã nảy nở chồi lá sáng tạo mới. Đó là những câu thơ thoát đi từ những “hoài thai mơ mộng”, thi hóa “ký ức cứa vào mắt ướt”; là những câu thơ “như hoài vọng về nước mắt chảy buốt cõi hoang sơ”; là “những ghi chú rời rạc cuối ngày” song đó lại là những câu thơ “vượt qua thời khắc giao mùa, những dòng suối chảy trên hoa” gọi “những chồi non nhú lên”…
Những truyện ngắn trong số này, dẫu câu chuyện chân thực pha lẫn không gian huyền hoặc hay khả thể hư cấu, thì đó cũng là cách chuyển tải tâm thức đương thời của nhà văn lên trang viết. Một đoản khúc về Huế, như những di chỉ ký ức lang thang từng ngõ ngách lá xanh, khiến cho Huế thực đấy, mà như vừa đang trong một giấc mơ, khiến bước chân lối cũ song như thể lạc vào vùng đất lạ. Đó là một cách gợi nhắc thú vị về một “Huế luôn luôn mới”…
Cuối năm 2017, di sản Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên Huế, chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bài viết nghiên cứu về nghệ thuật bài chòi in trong số này, sẽ soi tỏ hơn nhiều góc cạnh về trò chơi dân gian truyền thống này trước cửa ngõ mùa xuân.
Huế là nơi lưu dấu nhiều dấu ấn của đại thi hào Nguyễn Du. Nhà thơ đặt chân đến Huế lần đầu tiên vào năm 1793, cách đây 225 năm. Huế hiện vẫn còn lưu giữ Cây hồng vườn An Hiên và nơi nguyên táng Nguyễn Du ở cánh đồng sau chùa Thiên Mụ. Bài viết “Đọc thơ xuân của Đại thi hào Nguyễn Du” in trong số này sẽ giúp chúng ta cảm nhận thấm thía hơn nỗi đau đời của Tố Như qua những bài thơ chữ Hán.
Với những dự cảm hy vọng nhân mùa xuân mới, Sông Hương xin kính chúc quý đọc giả, bạn viết một năm mới sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
- Thư Tòa soạn
- DỰ CẢM NGÀY MỚI - Trường An
KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968:
- NHỮNG TƯỢNG ĐÀI THIÊNG LIÊNG TRONG LÒNG DÂN QUẢNG ĐIỀN - Nguyễn Quang Hà
- HỒI ỨC VỀ MÙA XUÂN 68 - Sử Khuất
- ĐÔI DÒNG KỶ NIỆM - Nguyễn Tự Lập
THƠ:
LÊ QUANG TRẠNG - TRẦN QUỐC TOÀN - TRẦN DUY TRUNG - PHAPXA CHAN TRẦN THỊ HẰNG - NAM NGUYÊN - PHAN TRUNG THÀNH - NGUYỄN VIỆT CHIẾN BẠCH DIỆP - PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO - NGUYỄN LOAN - HUỲNH LÊ NHẬT TẤN - PHAN ĐẠO - PHAN NAM - NGUYÊN HÀO - NGUYỄN NGHĨA - HOÀNG VŨ THUẬT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT - NGUYỄN HOÀNG THỌ - NGUYỄN THANH HẢI
VĂN:
- BỨC TRANH VÀ ÔNG LÃO - Nguyễn Văn Toan
- CÕI MỘT - Nhật Phi
- NHỮNG NGÀY ĐI LẠC… - Nguyễn Trương Khánh Thi
- TẶNG THƯỞNG TÁC PHẨM HAY SÔNG HƯƠNG NĂM 2017
NHẠC:
- VÀO XUÂN - Nhạc: Lê Hưng Tiến & Thơ: Hoàng Cầm
- ANH CÓ VỀ VỚI HUẾ QUÊ EM KHÔNG - Nhạc: Ngọc Hiếu & Thơ: Ngân Hà
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- ROSE AGATHE - Henry James - Thái Thu Lan dịch
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- BÀI CHÒI - TỪ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG ĐẾN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI - Trần Văn Dũng
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUÂN:
- ĐỌC THƠ XUÂN CỦA ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
- NGUYỄN VỸ, NGƯỜI TRÍ THỨC NƯỚC VIỆT - Đỗ Hải Ninh
-Thư tín Sông Hương
- Bìa 1: Tác phẩm “KÝ ỨC ĐÊM GIAO THỪA HUẾ XUÂN 68” (sơn dầu) của họa sỹ Đặng Mậu Triết
- Bìa 2 - Những khoảnh khắc đẹp:
Tác phẩm “MẸ GÁNH XUÂN VỀ” (Ảnh) của NSNA Văn Đình Huy;
Tác phẩm “CHUYẾN ĐÒ XUÂN” (Ảnh) của NSNA Hồ Ngọc Sơn
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
BAN BIÊN TẬP
Chiều 18/3, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Hội Mỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế và Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội tổ chức buổi lễ phát động chương trình “Hành trình ký hoạ di sản Cố đô Huế 2022”.
Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức “Triển lãm trang phục truyền thống các nước ASEAN”.
Sáng sớm 16/3 (14/02 âm lịch), tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang trọng tổ chức Lễ tế Xã Tắc. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm theo đúng các nghi lễ truyền thống, tín ngưỡng tâm linh nhằm cầu cho Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh.
Chiều 15/3, tại số 01 Phan Bội Châu - TP Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Huế vào xuân” chào mừng 69 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953-15/3/2022).
Chiều 15/3, tại di tích Ngọ Môn - Đại Nội Huế, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức đón đoàn gần 600 du khách đến tham quan Di sản trong ngày chính thức mở cửa lại hoạt động du lịch.
Sáng 15/3, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ - ông tổ của nghề nhiếp ảnh Việt Nam.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND tổ chức Ngày hội Cố đô khởi nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022 – Techfest Hue.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Sáng ngày 7/3, Ban quản lý Dự án ODA Ý Đại học Huế và Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức lễ khởi công công trình tòa nhà Trung tâm Sản - Nhi kỹ thuật cao của Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược Huế, nguồn vốn ODA của Cộng hòa Ý và vốn đối ứng của phía Việt Nam.
Với mục tiêu bảo tồn di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặt biệt, di sản văn hóa thế giới. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có dự án Chiếu sáng mỹ thuật xung quanh Hoàng thành Huế.
Chiều ngày 04/03, Tại Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi Bút ký với chủ đề “ Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”.
Nhằm thực hiện Đề án Huế - Kinh đô áo dài và chào mừng 112 năm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 2040/UBND-VH ngày 3/3/2022 về việc miễn vé tham quan di tích đối với phụ nữ khi mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam.
Ngày 02/3, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Huế vừa tổ chức Cuộc thi sáng tác Video clip tuyên truyền “Phụ nữ với văn hóa truyền thống Huế” nhân dịp kỷ niệm 112 năm Ngày Quốc tế phụ nữ, 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, hướng đến kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 27/2, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ ra mắt tiểu đoàn Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu của Công an tỉnh. Đến dự lễ ra mắt có đồng chí Lê Trường Lưu – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó bí thư thường trực tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngày 22/02, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế đã ban hành Kế hoạch số về việc tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật về đêm phục vụ du lịch.
Sáng 22/02, tại xã Thuỷ Thanh (TX Hương Thuỷ, TT Huế) đã diễn ra khai mạc “Chợ quê ngày hội” và đua trải trên sông Như Ý. Đến dự có ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tiếp nối thành công của Hue Jogging lần thứ I, Thành Đoàn Huế cùng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tổ chức sự kiện “Hue Jogging - cùng chạy vì cộng đồng lần thứ II” – năm 2022.