Kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mở đầu cho số báo này là bài viết: “Cuộc gặp gỡ giữa hai danh nhân văn hóa”, nêu sự kiện trở thành dấu son của lịch sử nước nhà: Trước lúc lên đường sang Paris với vai trò là thượng khách của chính phủ Pháp, Hồ Chủ tịch đã tin tưởng ủy thác, giao Quyền Chủ tịch Nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng gánh vác với phương châm xử thế “dĩ bất biến ứng vạn biến” giữa thời đoạn đất nước trước hiểm họa “ngàn cân treo sợi tóc”... Điều đáng lưu ý nữa là nhân trong bài viết này, tác giả Dương Phước Thu đã sưu tầm được tác phẩm cuối cùng của nhà báo, liệt sĩ Thúc Tề đăng trên tờ Quyết Thắng số 56 ra ngày 20/7/1946, nhan đề BUỔI DIỆN KIẾN ĐẦU TIÊN GIỮA CỤ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG. Sông Hương giới thiệu nguyên văn bài báo quan trọng này đến bạn đọc.
Mảng văn xuôi, thơ và nghiên cứu với sự góp mặt của các cây bút uy tín, những cộng tác viên luôn dành cho Sông Hương những sáng tác nóng hổi và hay nhất của mình; bên cạnh đó là sự “ra mắt” ấn tượng của các tác giả mới như là dòng chảy trong sự đa dạng của sáng tạo song cùng hướng đến một chiều hướng nhân văn bao dung nhân thế.
Lễ Vu Lan đã trở thành truyền thống đầy tính nhân văn, nhắc thức mỗi người lấy Hiếu đễ làm đầu, tận tâm tận lực báo hiếu cha mẹ kể cả lúc cha mẹ đã khuất. Bài viết “Từ Thập giới cô hồn quốc ngữ văn đến văn tế thập loại chúng sinh” liên quan trực tiếp đến lễ cúng thập loại chúng sanh nhân rằm tháng Bảy, tác giả Lê Quang Thái đã dẫn từ sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa thu, tháng 7, năm Giáp Dần, niên hiệu Thiệu Bình thứ 1 (1434); Ngày 15, mở hội Vu Lan, tha tù tội nhẹ 50 người, cho ai sử dụng kinh 220 quan tiền”. Như thế thì ít nhất lễ Vu Lan đã trở thành quốc lễ của nước ta khoảng 580 năm.
Vu Lan là ngày lễ hướng con người trở về nguồn cội tâm thức. Trong số này Sông Hương giới thiệu đến bạn đọc truyện ngắn Mẹ về trong gió heo may của tác giả Nguyễn Thị Duyên Sanh ở Huế là dòng xúc cảm miên man về một gia đình đỗ vỡ từ cội gốc hiếu nghĩa. Hai mẹ con vùng mình chạy khỏi “bóng ma” của ngôi nhà dẫu phía ngoài là bầu trời tăm tối. Nhưng cơ duyên khiến họ được một ngôi chùa cưu mang. Đứa trẻ lớn lên trong tình thương của các sư cô; nhưng rồi người mẹ mang trọng bệnh đã lặng lẽ ra đi như ngọn đèn tắt lịm trong khuya! Sư cô trở thành ngọn nến soi rạng khoảng trời phía trước, và đứa trẻ đã gượng dậy sau nỗi đau để cảm nhận một tình thương tràn đầy mang hơi ấm hồ như người mẹ hiền thầm lặng. Những câu thơ của Nguyễn Thiền Nghi da diết niềm nhớ mẹ qua hình ảnh thẳm sâu: “Thời gian không sao chép bóng/ Tháng Bảy buồn nám mặt trời”; tác giả Nguyên Hào nhìn nỗi đau của mẹ qua di ảnh cha - một ánh nhìn trĩu buồn… và nhiều sáng tác văn, thơ, nhạc, phê bình.
Kính chúc quý bạn đọc nhiều niềm vui trong dịp lễ trọng Quốc khánh và hạnh phúc Mùa Hiếu Hạnh thắm nghĩa mẹ cha.
BAN BIÊN TẬP
Dưới đây là MỤC LỤC:
Thư Tòa soạn
- CUỘC GẶP GỠ GIỮA HAI DANH NHÂN VĂN HÓA - Dương Phước Thu
VĂN:
- MẸ VỀ TRONG GIÓ HEO MAY - Nguyễn Thị Duyên Sanh
- NHỮNG MẢNH ĐẠN HỒN NHIÊN - Nguyên Sỹ
- CHIM SẺ XANH - Tru Sa
THƠ:
TRẦN PHƯƠNG KỲ - NGUYỄN THIỀN NGHI - NGUYÊN HÀO - NGUYỄN ĐỨC TÙNG - LÊ THÀNH NGHỊ - LÊ HOÀNG THẢO - TRẦN TỊNH YÊN -PHAN ĐẠO - ĐỖ TẤN ĐẠT - TRẦN VĂN THIÊN - NHẬT CHIÊU - TRẦN THỊ HUÊ - VŨ DY - HOÀNG THU PHỐ - TRẦN THU HÀ - ĐỨC SƠN
NHẠC:
- CON VỀ BÊN MẸ - Nhạc: Trịnh Thùy Mỹ & Thơ: Ngọc Tho
- NGƯỜI DÂN HỌ HỒ - LÀM THEO LỜI BÁC - Sáng Tác: Trầm Tích & Dịch lời Pa Cô: Huyền Minh - Bìa 4
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- CÔNG DÂN MẪU MỰC - W.S. Peiris - Vũ Văn Song Toàn dịch
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- VỀ HÚY, TỰ, HIỆU CỦA DANH NHÂN NGUYỄN CƯ TRINH - Võ Vinh Quang
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- HÀN MẶC TỬ - THI SĨ THIÊN TÀI CỦA “LOÀI THI SĨ” - Nguyễn Trọng Tạo
- YẾU TỐ BẤT NGỜ TRONG BÀI THƠ BÔNG HỒNG CHO MẸ - Nguyễn Thị Tịnh Thy
- TỪ THẬP GIỚI CÔ HỒN QUỐC NGỮ VĂN ĐẾN VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH - Lê Quang Thái
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- CÁC QUYỀN LỰC THIÊNG TRONG VĂN HÓA - VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI VÀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA NÓ TRONG TRUYỆN NÔM BÁC HỌC - Nguyễn Quang Huy
- ĐẦU NON CUỐI BÃI - SỰ THĂNG HOA CỦA CẢM THỨC LƯU ĐÀY - Nguyễn Hữu Tấn
- Ý NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG HIẾN SINH VÀ PHỤC SINH TRONG TRUYỆN CỔ BRU - VÂN KIỀU - Đàm Nghĩa Hiếu
Thư tín Sông Hương
Bìa 1: Tác phẩm “VÓ NGỰA QUANG TRUNG” (Sơn dầu) của họa sĩ Trương Bé
Phụ bản: NGHỆ THUẬT ĐỘNG LỰC - Khả Hân
Những khoảnh khắc đẹp: HOÀNG THÀNH HUẾ - Ảnh: Nguyễn Xuân Hữu Tâm
Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
TG. (Tổng hợp)
Sáng 8/1, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm thiết kế thời trang với chủ đề “Chắp cánh đam mê”. Triển lãm nhằm chào mừng kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2022).
Ngày 30/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 407/KH-UBND tổ chức các hoạt động Festival Huế 2022 gắn với định hướng Festival bốn mùa nhằm tổ chức chuỗi các hoạt động lễ hội trải dài trong năm nhằm tôn vinh quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng đất, khai thác thế mạnh về danh thắng, du lịch tâm linh, thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội, để Huế thực sự trở thành Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Tất cả các sự kiện sẽ được Sở Y tế xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo công tác y tế, phòng chống dịch bệnh.
Chiều ngày 30/12, tại Hội trường Sở Văn hóa và Thể thao đã diễn ra Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán - Nôm ở Thừa Thiên Huế”.
Sáng 30/12, UBND tỉnh tổ chức Lễ Trao giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ lần thứ IV năm 2021. Đến dự có ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở ban ngành và các tác giả đạt giải.
Sáng ngày 28/12, Tại tượng đài Quang Trung, Núi Bân, Phường An Tây, Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 233 năm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân) và xuất binh đại phá quân Thanh.
Phố đêm Hoàng Thành Huế dự kiến lễ khai trương sẽ tổ chức vào tối 31/12/2021, nhưng do tình hình dịch bệnh diễn ra khá phức tạp, UBND TP Huế đã ban hành văn bản tạm dừng khai trương.
Sáng 23/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức tổng kết cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2021.
Chiều ngày 21/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh các văn nghệ sĩ, trao Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2021. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng, cùng các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế.
Chiều 16-12, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố đề án phố đêm Hoàng thành Huế.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch 8226 về Tổ chức Hội Xuân và Chợ Hoa Tết Nhâm Dần – năm 2022.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Triển lãm Mỹ Thuật Online mừng ngày truyền thống.
Ngày 09/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định cho phép hoạt động Bảo tàng Gốm Sông Hương của Giáo sư, Tiến sĩ Thái Kim Lan.
Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới cho biết, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử địa điểm chiến thắng đồi A Bia tại thôn Lê Lộc, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới.
Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản, tại hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản diễn ra sáng nay (25/11), đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và Công ty TNHH AEON MALL Việt Nam đã trao Văn kiện Bản ghi nhớ về Quyết định đầu tư Trung tâm thương mại tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 23/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã trao giải B giải thưởng Sách quốc gia đễn gia đình nhà thơ Trần Vàng Sao.
Sáng 23/11, Trong khuôn khổ lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Hệ thống Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm giới thiệu về Hệ thống di tích quốc gia đặc biệt lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế với chủ đề “Về nơi lưu dấu tuổi thơ Người”.
Sáng 23/11, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế.