Đang là những ngày hướng đến kỷ niệm dấu ấn giá trị văn hóa của một tờ báo lừng lẫy, Sông Hương tổ chức chuyên đề “100 năm Nam Phong tạp chí”. Chuyên đề nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa, những đóng góp lớn của Nam Phong tạp chí vào sự chuyển hướng văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ: cổ súy cho nền văn học mới từ bước khởi đầu; đóng góp về mặt ngôn ngữ trong khai triển ý niệm tiếp nhận văn minh phương Tây, trong nghiên cứu khoa học… qua sự phổ biến và sáng tạo thêm chữ quốc ngữ, đẩy tới một bước mới sự tiến bộ của câu văn xuôi tiếng Việt - văn xuôi nghệ thuật và văn xuôi nghị luận, tranh biện…
Bìa số 341 - Tháng 07.2017
Bi kịch của bạo lực gia đình là câu chuyện muôn thuở. Và hiện tại, trong những tháng ngày con người bị cuốn vào guồng quay tít mù của lối sống hiện đại, bị chi phối một cách toàn triệt bởi sự tôn thờ vật chất, thì bi kịch gia đình xuất hiện ngày càng nhiều hơn, với vô vàn hình thức vi tế hơn. Có lẽ chưa bao giờ, từ trong các mái nhà lại rền vang những tiếng kêu cứu nhức nhối như hiện nay. “Tổ ấm”, nơi chở che cho những thân phận con người nhỏ bé, trong trạng huống bi đát này lại trở thành nỗi buồn, nỗi sợ hãi, thậm chí là sự đau đớn, nỗi tủi nhục. Văn chương là thứ cứu rỗi tâm hồn con người khỏi cơn ngập ngụa bi kịch cuộc đời. Truyện ngắn “Những nụ cười bị đánh cắp” trong số báo này, với thủ pháp nghệ thuật khá đặc biệt, đã vừa cảnh tỉnh những kẻ bạo hành, vừa chia sẻ nỗi đau cùng những nạn nhân bé nhỏ trong các ngôi nhà, đang tỏ ra là những trang chữ cứu rỗi đó.
Đang là những ngày hướng đến kỷ niệm dấu ấn giá trị văn hóa của một tờ báo lừng lẫy, Sông Hương tổ chức chuyên đề “100 năm Nam Phong tạp chí”. Chuyên đề nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa, những đóng góp lớn của Nam Phong tạp chí vào sự chuyển hướng văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ: cổ súy cho nền văn học mới từ bước khởi đầu; đóng góp về mặt ngôn ngữ trong khai triển ý niệm tiếp nhận văn minh phương Tây, trong nghiên cứu khoa học… qua sự phổ biến và sáng tạo thêm chữ quốc ngữ, đẩy tới một bước mới sự tiến bộ của câu văn xuôi tiếng Việt - văn xuôi nghệ thuật và văn xuôi nghị luận, tranh biện… Những đóng góp ấy đối với nền văn học mới và nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học và các lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác, là không nhỏ. Vì vậy, nhiều ý kiến đã đề xuất “Đã đến lúc cần tổng kết, đánh giá đúng mức vị thế Nam Phong tạp chí trong lịch sử báo chí và quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc những năm đầu thế kỷ XX”.
Nói về Nam Phong tạp chí không thể không nhắc đến nhà văn hóa Phạm Quỳnh với câu nói nổi tiếng “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Qua Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh đã cùng với giới trí thức bấy giờ xây dựng nền quốc văn mới, sáng tạo thêm ngôn ngữ và phổ biến tri thức nhân loại: “Nhờ đọc Nam Phong mà có được cái trí thức phổ thông về văn chương và học thuật Đông Tây” (Thiếu Sơn)… Đến hôm nay, vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều về ông; nhưng trên địa hạt văn hóa, không ai có thể phủ nhận những đóng góp của ông.
Mới hay dâu bể muôn trùng, những gì tô điểm cho văn hóa là điều người ta nhớ mãi. Kính chúc bạn đọc những ngày hè vui và ý nghĩa.
Dưới đây là Mục lục
- Thư Tòa soạn
VĂN:
- NHỮNG NỤ CƯỜI BỊ ĐÁNH CẮP - Lê Thị Kim Sơn
- VÉN MÂY QUÁ HẢI VÂN QUAN - Lê Vũ Trường Giang
- CHỐN XƯA - Đức Ban
- K8 - BẢN HÙNG CA - Do Yên
THƠ:
PHAN VĂN CHƯƠNG - HỒ TẤN PHONG - NGUYỄN LOAN - HÀ NHẬT -
NGUYỄN MINH KHIÊM - TRẦN QUỐC TOÀN - BẠCH DIỆP - NGÀN THƯƠNG -
PHAN LỆ DUNG - NGUYỄN HỚI THỌ - LÊ VIẾT XUÂN -
NGUYỄN THIỀN NGHI - ĐẶNG THIÊN SƠN
NHẠC:
- ĐÊM SÔNG HƯƠNG - Nhạc: Nguyễn Việt & Thơ: Phạm Bá Thịnh
- LỜI NGUYỆN TỪ CÔN ĐẢO - Nhạc: An Phương & Thơ: Phan Văn Hòa - Bìa 4
- CHUYÊN ĐỀ 100 NĂM NAM PHONG TẠP CHÍ:
- NHẬN DIỆN LẠI NAM PHONG TẠP CHÍ - Phạm Phú Phong
- KHÁI LƯỢC TƯƠNG QUAN CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HỌC QUA TRƯỜNG HỢP NAM PHONG TẠP CHÍ - Nguyễn Hữu Sơn
- THI VĂN CHỮ HÁN TRÊN MỤC VĂN UYỂN CỦA NAM PHONG TẠP CHÍ - Phạm Văn Khoái
- ĐÔI NÉT VỀ THỂ TÀI DU KÝ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ - Trần Thị Tú Nhi - Trần Thị Ái Nhi - PHẠM QUỲNH
- NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba
- NƠI YÊN NGHỈ CỦA CỤ CHỦ BÚT NAM PHONG TẠP CHÍ - Thanh Tùng
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- GIẢ VƯƠNG NHẬP CẬN - MỘT NHÂN VẬT KHÁC - Nguyễn Đình Đính - Võ Vinh Quang
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- SỰ [TÁI] KIẾN TẠO: “SIÊU VIỆT” SIÊU HIỆN ĐẠI VÀ BƯỚC TRỞ LẠI VỚI HUYỀN THOẠI - Brendan Dempsey - Tuệ Đan chuyển ngữ
- Bìa 1: Tác phẩm “ĐỐM NHÀ” của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận
- Phụ bản: CẢM THỨC GIÀY VÒ HAY NỖI ÁM ẢNH VỀ CÁI CHẾT - Khả Hân
- Những khoảnh khắc đẹp: MÙA CHIM TRỞ LẠI - Ảnh: Phạm Bá Thịnh
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
Sáng ngày 9-9, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức khánh thành và bàn giao công trình“Thắp sáng đường biên - phòng chống dịch bệnh Covid-19” cho 18 chốt phòng, chống dịch trên tuyến biên giới huyện A Lưới.
Sáng 05/9, tại trường THPT chuyên Quốc Học Huế đã long trọng diễn ra buổi lễ Khai giảng năm học 2021 – 2022. Đây là buổi khai giảng đặc biệt do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên được tổ chức chung cho toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (TRT) và các nền tảng Công nghệ thông tin khác.
Sáng ngày 1/9, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức triển lãm " Bác Hồ- kết tinh hồn dân tộc". Triển lãm nhân kỷ niệm 76 năm Quốc Khánh nước CHXHCN Việt Nam (1945-2021) và 52 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sáng 26/8, Thường trực HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất. Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định thông qua các nội dung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh 5 năm, giai đoạn 2021-2025; đồng thời, quyết định 16 nội dung chuyên đề quan trọng khác.
Năm 1990, trả lời phỏng vấn nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow, phóng viên tờ New York Times, tác giả cuốn sách “Vietnam: A history”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Nếu không trở thành người lính, có lẽ tôi vẫn là một thầy giáo, có thể dạy môn Triết học hoặc Lịch sử”…
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm trực tuyến “Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại”, nhằm ôn lại truyền thống cách mạng hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam gắn với vị tướng huyền thoại.
Ngày 22/8/2021, đồng chí Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh viết thư kêu gọi ủng hộ bà con đồng hương Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
Ngày 19/8, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2065/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương Đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định phê duyệt tiếp nhận viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức dự án “Bảo tồn, trùng tu và giáo dục tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế, giai đoạn 2021-2026”.
Chiều ngày 15/8, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ khai mạc trại sang tác VHNT về đề tài phòng chống dịch bệnh COVID-19 năm 2021.
Cả cuộc đời đồng chí Võ Văn Tần: “luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nước, vì dân, luôn kiên định niềm tin son sắt vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, không ngừng trau dồi bản chất cách mạng của người cộng sản, phát huy hết trí tuệ sáng tạo, gắn bó máu thịt với nhân dân, tận trung với nước, với Đảng, thủy chung với đồng chí, đồng bào” (1). Đó là những đánh giá đúng với tầm vóc, công lao của đòn chí Võ Văn Tần, một nhà cách mạng thuộc lớp những người “mở đường” trong lịch sử đương đại Việt Nam, nhất là từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Cục Điện ảnh cho biết Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII sẽ lùi lại vào tháng 11/2021.
Chiều 3/8, tại Thế Miếu – Đại Nội Huế, Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức lễ dâng hương và tưởng niệm vua Hàm Nghi nhân 150 năm ngày sinh của ông (3/8/1871-3/8/2021).
Sáng ngày 3/8, tại Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao TP Huế, Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức cuộc Toạ đàm khoa học " Hàm Nghi - Nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh vua Hàm Nghi (3/8/1871 _ 3/8/2021).
Nhân kỷ niệm 74 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021), sáng nay 27/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Huế đã long trọng tổ chức lễ viếng, dâng hoa và thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế.
Họp phiên toàn thể tại Hội trường vào chiều 26/7, với 100% (479/479) đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (từ tháng 4/2021) giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau khi được Quốc hội khóa XV bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp.
Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh liệt sĩ, chiều ngày 22/7, đoàn Bộ tư lệnh Quân khu 4, UBND tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ 13 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại tiểu khu 67. Tham dự buổi lễ có thiếu tướng Lê Tất Thắng, Phó Tư lệnh Quân khu; UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng các cán bộ chiến sĩ, thân nhân liệt sĩ.