Tiếng ve đã sôi trên các ngõ đường, Huế đang vào sâu mùa hạ giữa những chuỗi ngày biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Song mùa hạ bên sông Hương vẫn vời vợi mùa của hoa phượng nhắc nhở về những cuộc lục tìm dấu tích xa xưa, bởi một vùng đất khi đã bỏ quên ký ức, nó sẽ trở thành vùng đất chết.
Mùa hạ cũng nở trên những cánh sen trắng hồ Tĩnh Tâm gợi nhắc những giờ phút đối diện truy vấn lòng mình giữa cuộc thế mênh mang ngày một nặng nề nhuốm màu vật chất. Mùa hạ cũng đang trôi về kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, kịp ghi trên trang giấy thời gian về thời khắc 34 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2017). Vô hình chung, mùa hạ cũng nhắc Sông Hương soi mình trên một cánh sen. Cánh sen ấy là cõi văn chương nghệ thuật cao rộng, là cõi thi ca tinh túy của đất trời, là bao trầm tích văn hóa nhân loại mà Sông Hương có thể soi vào với tâm hồn trong sáng và trái tim đầy nhiệt huyết của mình.
Trang bìa số báo này, Sông Hương giới thiệu một trong những bức tranh của bộ tranh “Tiếng thét từ lòng đất” của cố họa sĩ Bửu Chỉ vừa được Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật năm 2016. Đó là bức tranh tố cáo chế độ “còng tay, bịt tai, khóa miệng” đối với tự do ngôn luận của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Sông Hương cũng dùng mẫu bìa tạp chí những ngày đầu để thể hiện bức tranh, như là một sự tri ân bậc đàn anh đi trước - Họa sĩ Bửu Chỉ nguyên là người trình bày bìa và minh họa Sông Hương những năm tháng đầu tiên.
Cũng trong số này, bạn đọc sẽ gặp lại những tên tuổi thân quen đã làm nên văn hiệu Sông Hương, những người đã từng chở thật nhiều vầng trăng thi ca trên chiếc thuyền Sông Hương, từ những tháng năm xưa ấy.
Cũng thật xúc động khi gần đến ngày kỷ niệm, anh chị em trong Ban Biên tập nhận được bài viết “Sông Hương huyền thoại” của người thầy đáng kính - nhà văn, dịch giả Bửu Ý. Bài viết ghi nhận sự “dấn thân” của tờ báo từ mấy chục năm qua; đồng thời cũng mong muốn Sông Hương hiện nay sẽ “phát huy thêm cái tâm cơ của mình cho đến tận cùng cái biên giới giữa làm được và không làm được để quan niệm rộng thêm rằng Sông Hương không chỉ là một cơ quan ngôn luận, không chỉ là một cơ quan văn hóa, mà nên hóa thân thành một trung tâm văn hóa có khả năng vừa kết hợp vừa lan tỏa những lực lượng trí thức của một không gian càng ngày càng rộng rãi thêm”. Sông Hương đăng bài viết ấy trong số này, như là một kỷ niệm đáng trân trọng và cũng xin hứa sẽ giữ ngọn lửa của tiền nhân truyền lại, tiếp tục thắp sáng trên hành trình phụng sự.
BAN BIÊN TẬP
- Thư Tòa soạn
Thơ: NGUYỄN KHOA ĐIỀM - LÂM THỊ MỸ DẠ - NGUYỄN KHẮC THẠCH
VĂN:
- NGỌN LỬA ARTEK - Phạm Duy Nghĩa
- TRÍ NHỚ BIỂN - Nguyên Quân
- HÀ NỘI, MỘT THOÁNG CUỐI XUÂN - Nguyễn Khắc Phê
- SÔNG HƯƠNG HUYỀN THOẠI - Bửu Ý
THƠ:
TRẦN VẠN GIÃ - HUỲNH MINH TÂM - ĐINH THỊ NHƯ THÚY - LÃNG HIỂN XUÂN HOÀNG THỤY ANH - NGUYỄN THỊ HẢI - TRẦN DUY TRUNG
LÊ TẤN QUỲNH - TRẦN BÁ ĐẠI DƯƠNG - TỪ NGUYỄN
NHẠC:
- CHIỀU TÍM - Nhạc: Võ Phương Anh Lợi & Lời thơ: Nguyễn Quang Hà
- DÃ QUỲ HOA – Nhạc & lời: Hồ Hoàng Vinh – Bìa 4
TRANG THIẾU NHI:
- ĐÀN VOI BIẾT ƠN - Thái Kim Lan
Thơ: NGUYỄN VĂN THANH - NGUYỄN NGỌC PHÚ
- MỘT SỚM… CHIỀU… KHUYA - Nguyễn Trương Khánh Thi -
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- PHÊ BÌNH TỪ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN SINH THÁI: SỰ KẾT HỢP GIỮA “CÁCH MẠNG GIỚI” VÀ “CÁCH MẠNG XANH” TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC - Nguyễn Thị Tịnh Thy
- THƠ HUẾ THỜI ĐỔI MỚI NHÌN TỪ HỆ HÌNH HẬU HIỆN ĐẠI - Phan Tuấn Anh - TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ HIỆN ĐẠI ĐẾN HẬU HIỆN ĐẠI - SỰ CHUYỂN ĐỔI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ THỰC TẠI (Phần cuối) - Nguyễn Hồng Dũng
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- VỀ MỘT CÂU TỤC NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BỐN LÀNG QUÊ XỨ HUẾ CÓ CÙNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC VỚI NHIỀU CÂU TỤC NGỮ Ở CÁC NƠI KHÁC - Triều Nguyên
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- MƯỜI NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA SIÊU HIỆN ĐẠI - Seth Abramson - Tuệ Đan chuyển ngữ
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- THI HOÀNG, BUỔI TRƯA TRONG THƠ - Nguyễn Đức Tùng
- Thư tín Sông Hương - 96
- Bìa 1: Tác phẩm “PHẬN NGƯỜI” (Bút sắt trên giấy) của họa sĩ Bửu Chỉ
- Phụ bản (Bìa 2-3): CỐ HỌA SĨ BỬU CHỈ ĐƯỢC TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT NĂM 2016 - Khả Hân
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
T.Giang (tổng hợp)
Tối ngày 15/2 (rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần), trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival Huế bốn mùa và Ngày thơ Việt Nam năm 2022, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Hội Nghệ sĩ Múa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình Festival Thơ Huế năm 2022 với chủ đề “ Thơ Huế và Di sản”.
Hưởng ứng ngày thơ Việt Nam lần thứ XX, tối ngày 14/2 ( tức 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Nhâm Dần - 2022 với chủ đề “Sống và hy vọng”.
Sáng ngày 14/2 (tức ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Dần), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Chiều ngày 09/02, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Triển lãm "Mai vàng Huế - Tuyệt tác mùa Xuân”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cùng các chuyên gia, nghệ nhân, những người yêu thích Mai vàng Huế ...
Sáng 09/02 (mồng 9 tháng Giêng năm Nhâm Dần), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế) đã diễn ra lễ hội đền Huyền Trân Xuân Nhâm Dần năm 2022 với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân".
Trong không khí vui tươi, phấn khởi mừng Đảng - mừng Xuân Nhâm Dần 2022, ngày 08/02, tại Khu Quy hoạch Dạ Lê, phường Thuỷ Vân, UBND Thành phố Huế tổ chức Lễ Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.
Trong những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, du khách đến Huế tham quan, nghỉ dưỡng tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 300%.
Ủy ban nhân dân Tỉnh vừa có Quyết định công nhận điểm du lịch Không gian trưng bày văn hóa Lục Bộ, 79 Nguyễn Chí Diểu, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 25/1, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Hội Mỹ thuật giới thiệu triển lãm mỹ thuật online với chủ đề “ Mừng xuân và Con giáp” chào đón Xuân Nhâm Dần 2022.
Ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (25/01/2022 Dương lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện nghi lễ dựng nêu (thướng tiêu) tại Triệu Tổ Miếu và Hiển Lâm Các – Thế Miếu (thuộc Đại Nội Huế).
Sáng ngày 25/1, Thư viện Tổng hợp tỉnh đã tổ chức khai mạc triển lãm báo Xuân Nhân Dần năm 2022.
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2021. Đến dự có ông Nguyễn Ngọc Phương – Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, ông Nguyễn Huy Hiển – Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh cùng các văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương.
Ngày 20/1/2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Đề cương Đề án “Huế - Thành phố bốn mùa hoa”.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương vừa có thư cảm ơn Nhân dân, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân, lực lượng tuyến đầu chống dịch, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã đồng hành cùng với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế trong suốt thời gian qua. Góp phần triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 góp phần bảo vệ sức khỏe Nhân dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại do COVID-19 gây ra; phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế.
Chiều ngày 18/1, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Hội đồng Nguyễn Phúc Tộc Việt Nam tổ chức cuộc Tọa đàm khoa học với tựa đề: “420 năm chùa Thiên Mụ và Chúa Nguyễn Phúc Chu với những dấu ấn trong lịch sử”.
Thực hiện Kế hoạch về việc triển khai chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và Kế hoạch về khôi phục, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Vietsoftpro tổ chức xây dựng “Không gian ảo quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế” và chính thức khai trương hoạt động này vào ngày 20/1/2022.
Năm 2021, trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động thay đổi linh hoạt mô hình phục vụ bạn đọc phù hợp với phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức tuyên dương 50 học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm học 2020-2021 đang học tập tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11 tháng 01, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 42/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế.