Đón đọc Sông Hương số 337 - tháng 03.2017

13:59 28/02/2017
Một trong những vấn đề giới cầm bút đang quan tâm, dù nhân loại có “thờ ơ” với thi ca thế nào đi nữa, đó là làm thơ như thế nào trong thế kỷ 21? Những nhịp điệu và luật tắc thi ca cũ xưa đang biến mất, vậy thì làm sao để các cây bút đương đại có thể thực hành thơ trên cơ sở kế thừa di sản thi ca nhân loại đồ sộ? Bài viết “Cách làm thơ cho các nhà thơ-thế kỷ 21” trong số này sẽ bàn góp một số kiến giải thú vị. 
 
Nỗ lực tiếp nhận trong thời đại toàn cầu hóa nhiều năm qua đã đưa đến những dấu hiệu đáng mừng trên lĩnh vực nghiên cứu, giới thiệu lý thuyết văn học thế giới vào Việt Nam. Nhu cầu tiếp nhận các tư duy lý thuyết văn học của thế giới đã phần nào được đáp ứng, từ đó nảy sinh những kết quả phái sinh: hình thành từng bước những hệ hình tư duy lý thuyết mới, và đến lượt nó, tư duy lý thuyết mới lại cần đến những tri thức lý thuyết tiếp tục được nghiên cứu, giới thiệu một cách đầy đủ, khoa học và có hệ thống hơn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, giới thiệu lý thuyết văn học thế giới vẫn đang còn nhiều bất cập, hạn chế, phiến diện và nguy hiểm hơn, nhiều khi đã mang đến sự ngộ nhận. Bài viết “Những giới hạn của lý thuyết văn học nước ngoài ở Việt Nam” sẽ đem lại cho bạn đọc bức tranh chung của vấn đề cùng những kiến giải thẳng thắng. 
Riêng bức tranh tiếp biến nghiên cứu, lý luận, phê bình Việt Nam sẽ được đẩy lùi xa hơn trên một thế kỷ, mang tính lịch sử, được nhìn lại một cách kỹ lưỡng khu biệt từ địa lý Huế qua bài viết “Nghiên cứu, lý luận, phê bình của văn học Thừa Thiên Huế những năm đầu thế kỷ XX (1990 - 1945)”. Bạn đọc sẽ có dịp nhìn lại lịch sử qua các cuộc tranh luận văn chương, nổi bật là cuộc tranh luận “duy tâm hay duy vật”, “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”… đã biến xứ Huế thành trung tâm, thu hút sự quan tâm của học giới văn nghệ sĩ của cả nước một thời. 
 
Năm nay, vừa tròn 140 năm ngày sinh của Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877 - 2017), một tác giả đã để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ với hơn 1000 bài thơ trong đó rất nhiều bài đã được dân gian hóa, với tuồng “Lộ Địch” nổi tiếng… Trong số này, Sông Hương giới thiệu một nghiên cứu mới về ông “Minh triết đạo Phật trong thơ ca Ưng Bình Thúc Giạ Thị” để cùng bạn đọc nhớ về một nhà thơ xuất thân tầng lớp quý tộc song sống rất bình dị, gần gũi với nhân dân. Điều mà Sông Hương muốn bày tỏ băn khoăn cùng bạn đọc là: di sản ngôi nhà “Châu Hương viên” của ông để lại, đang lâm cảnh hoang tàn đổ nát. Việc chăm lo gìn giữ di tích này đã đến lúc không thể thờ ơ thêm nữa.
 
Liên quan đến việc đi tìm mộ Quang Trung được khởi xướng mạnh mẻ trở lại suốt hơn 30 năm qua, bài thơ “Cảm hoài” qua nghiên cứu “Tâm cảm Ngô Thì Nhậm khi viết bài thơ Cảm hoài”, sẽ gợi ý những tri kiến mới rất cần được giới nghiên cứu cùng trao đổi. 
 
Những trang sáng tác trong số này được góp mặt từ các cây bút trong và ngoài nước, hy vọng sẽ đem lại những cảm hứng mới mẻ trước mùa xuân đang còn vương đọng trên ngọn cỏ lá cây. Chúc quý bạn đọc những ngày vui của một mùa tháng ba gợi nhiều khói sương hoài niệm và đầy những cội hoa sầu đông hương ngát tím. 
 
Dưới đây MỤC LỤC Sông Hương số 337 - tháng 03.
 
- Thư Tòa soạn 
 
VĂN:
- MÁ ĐÀO - Vũ Thanh Lịch 
- CHẠP ĐÃ TAN RỒI - Nguyên Hương 
- VỐN LIẾNG SAU CÙNG - Nguyễn Thị Duyên Sanh 
 
THƠ:
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO - VI THUỲ LINH - PHAN LỆ DUNG - NGUYỄN HỚI THỌ 
 MAI VĂN HOAN - NGUYỄN THỊ HẢI - TRẦN XUÂN AN - HUY UYÊN  
TRẦN QUỐC TOÀN - LÊ VĂN LÂM - LAN ANH - VÕ NGỘT
 
NHẠC:
- KHÁT VỌNG MÙA XUÂN - Nhạc: Trần Ngọc Sanh  & Lời: Nguyễn Bội Nhiên 
- CUNG ĐÀN - Nhạc: Văn Nhi Phan & Lời: Ngọc Thọ - Bìa 4
 
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- NHỮNG GIỚI HẠN CỦA LÍ THUYẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM - Trương Đăng Dung - 39
- NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC THỪA THIÊN HUẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX (1900 - 1945) - Phạm Phú Phong 
- CÁCH LÀM THƠ CHO CÁC NHÀ THƠ - THẾ KỶ 21 - Timothy Steele 
 
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
Kỷ niệm 140 năm sinh của nhà thơ xứ huế Ưng Bình Thúc Giạ Thị (9/3/1877 - 9/3/2017)
- MINH TRIẾT ĐẠO PHẬT TRONG THƠ CA ƯNG BÌNH THÚC GIẠ THỊ - 
Nguyễn Xuân Tùng 
- VỀ ĐÂU “CHÂU HƯƠNG VIÊN”? - Sông Hương 
 
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN: 
- TÂM CẢM NGÔ THÌ NHẬM KHI VIẾT BÀI THƠ CẢM HOÀI - Trần Viết Điền 
- SONG TỬ TRÀN ĐẦY NGHỊCH LÝ - Nguyễn Thị Thanh Lưu 
 
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI: 
- WILLIAM STAFFORD: ĐI QUA BÓNG TỐI - Nguyễn Đức Tùng 
- TẶNG THƯỞNG TÁC PHẨM, CÔNG TRÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT XUẤT SẮC NĂM 2016.... 
- Thư tín Sông Hương 
- Bìa 1:   Tác phẩm “ĐÈN VÀ TRĂNG” (Sơn mài) của họa sỹ Tôn Thất Minh Nhật
- Phụ bản: NGHỆ THUẬT NỮ QUYỀN LUẬN - Khả Hân
- Những khoảnh khắc đẹp: “MƯA XUÂN” - Ảnh: Hồ Ngọc Sơn
 
BAN BIÊN TẬP








 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Hội chữ thập đỏ huyện nam Đông vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.

  • Huế trải hơn 350 năm lịch sử là thủ phủ Chúa Nguyễn Đằng Trong và Kinh Đô nước Việt triều Nguyễn, nhân dân lao động cả nước đã tạo nên Di sản văn hóa thế giới . Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực.

  • Ẩm thực Huế phong phú, lại vô cùng đặc sắc mà không nơi mô có được. Đến với xứ Thần Kinh, bạn sẽ được thưởng thức một món chè bột lọc bọc thịt heo quay, được xem là món chè độc đáo nơi cung đình từ thuở xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay.

  • Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…

  • Nhà văn là ai? Tác phẩm của anh ta đảm nhận những sứ mệnh nào? Đâu là những giới hạn của văn chương? Đó là những câu hỏi mà nhiều người cầm bút đã tự vấn. Có nhiều người cho rằng, sứ mệnh duy nhất của nhà văn, không gì khác đó là hướng đến những giá trị nhân văn, chính giá trị nhân văn đã khiến tác phẩm nhà văn vượt qua mọi giới hạn. 

  • Ngày 23 tháng 5 Âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Việc tổ chức cúng âm hồn có liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.

  • Huế là chốn kinh đô trong hơn 100 năm triều đại phong kiến Việt Nam, và ngày nay, Huế mang một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, và có gì đó hoài niệm, buồn man mác. Với nhiều người yêu thích lịch sử, truyền thống, Huế là điểm phải đến khi du lịch miền Trung, thế nhưng nhiều người lại không thích đến Huế, nói rằng Huế chán lắm, chẳng có gì chơi. Hãy cùng mình tìm hiểu những lý do tại sao bạn không nên đến Huế nhé!

  • Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.

  • Không ít vị khách chắp tay chào thiền sư một cách kính cẩn, không nghĩ rằng mình đang đối diện với một bức tượng thiền sư được tạo tác giống hệt người thật.

  • Hoàng hôn trên sông Hương, sắc phượng đỏ trong Hoàng thành, vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô... là những hình ảnh khó quên về xứ Huế đầu thập niên 1990.

  • Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...

  • Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.

  • Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.

  • Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.

  • Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).

  • Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.

  • Đầm Lập An là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế. Tuy là đầm nhưng nước rất trong có thể nhìn thấy đáy...

  • Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.

  • Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng quần thể di tích lịch sử.

  • Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.