Tiếp tục chủ đề văn học Việt Nam 30 năm đổi mới, số báo này giới thiệu bài nghiên cứu “Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2010”.
Trong số tháng Tám này, bài viết “Có một trường huấn luyện quân sự như thế” đã nhắc lại câu chuyện về Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế trong Cách mạng Tháng Tám. Đó là một ngôi trường hết sức đặc biệt, cả trường chỉ có 43 học viên, do 2 nhân sĩ yêu nước là Phan Anh và Tạ Quang Bửu thành lập. Điều thú vị là động cơ ghi tên vào trường của các học viên, có người được Việt Minh giác ngộ, có người vì mến mộ huynh trưởng Hướng đạo Tạ Quang Bửu, có người vì mang trong mình chút màu sắc tiểu tư sản, nhưng có người cũng chỉ vì theo bạn bè… Ấy vậy nhưng cái chung nhất sau cùng của họ là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Chính dòng máu Lạc Hồng chảy trong huyết quản đã giúp họ đi qua bao gian khổ khó khăn trong những ngày đầu cách mạng cam go và trưởng thành. Sau này nhiều người đã trở thành cán bộ cao cấp của quân đội, nhà khoa học, nhà giáo… Xứ Huế có nhiều cái lạ, thì ngôi trường này cũng là một câu chuyện khá kỳ lạ.
Tiếp tục chủ đề văn học Việt Nam 30 năm đổi mới, số báo này giới thiệu bài nghiên cứu “Tâm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2010”. Bài viết đề cập đến tâm thức sáng tạo với bản thể dân tộc và tâm thức sáng tạo trước thực tại. Bài viết đề cập đến tâm thức hậu hiện đại với tính bản địa và truyền thống văn hóa dân tộc, tâm thức hậu hiện đại với những ám thị lịch sử, cho rằng các nhà văn giai đoạn này đã mang một tâm thức mới trong sáng tạo, không còn mô phỏng và viết theo hiện thực như trước đây, mà đề cao tính hư cấu, tính trò chơi, tính giễu nhại, tính giải thiêng. Một luận điểm quan trọng khác cũng đã được nêu rõ: “Văn học Việt Nam sau 1986 đã có những dấu hiệu vượt ra khỏi những cái biệt lập, khép kín trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, đặt những nội dung sinh tồn của dân tộc trong đời sống toàn nhân loại… Chính điều này đã góp phần không nhỏ tạo nên sự chú ý và cách thẩm định mới từ bên ngoài đối với văn học Việt Nam”.
Cũng trong cảnh huống hậu hiện đại, một bài viết khác nhìn lại “Thơ Việt, thế hệ hậu hiện đại mới”, đã có những góc nhìn lý thú về các tác giả hậu hiện đại hiện nay.
Mục “Huế - dòng chảy văn hóa” với bài viết khá thú vị “Nghệ thuật làm đẹp cổ xưa của người Pa Cô”. Từ những câu chuyện của các nghệ nhân đã từng trải qua thời khắc làm đẹp mà bây giờ, nét đẹp ấy vẫn còn tươi nguyên trên gương mặt và cơ thể họ; chúng ta sẽ nhận diện rõ hơn về những tập tục bí ẩn và cái giá phải trả để có được vẻ đẹp của những người sống trên rừng núi bạt ngàn năm xửa năm xưa…
Dưới đây là Mục lục Sông Hương Số 330 - Tháng 08.2016
- CÓ MỘT TRƯỜNG HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ NHƯ THẾ - Lâm Quang Minh VĂN:
- TRONG MÊ LOẠN TUYỆT CÙNG - Nhụy Nguyên
- SOI KẺ THA HƯƠNG - Phạm Thị Thúy Quỳnh
- CỘT ĐÁ THIÊNG - Nguyên Quân
THƠ:
NGUYỄN AN - THẠCH QUỲ - MẠC MẠC - PHẠM BÁ THỊNH - NGUYỄN HOÀNG THỌ NHẤT LÂM - TRẦN THỊ TƯỜNG VY - BÙI NGUYÊN - NGÔ CÔNG TẤN
NGÀN THƯƠNG - NGUYỄN HỚI THỌ LÃNG HIỂN XUÂN - ĐẶNG VĂN SỬ
NHẠC:
- HUẾ TRONG TÔI - Nhạc & Lời: Nguyễn Tất Ngãi
- QUÊ EM HUYỀN THOẠI - Nhạc & Lời: Nguyễn Việt - Bìa 4
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- TÂM THỨC HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1986 - 2010 - Nguyễn Hồng Dũng - 41
- THƠ VIỆT, THẾ HỆ HẬU HIỆN ĐẠI MỚI - Inrasara
- PHÂN ĐỊNH GIỮA TRUYỆN TRUYỀN KÌ VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH THẾ TỤC - Triều Nguyên - 63
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- THƠ Messer Yeniay - Trần Ngọc Mỹ (giới thiệu và dịch)
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- NGUYỄN BÍNH VÀ CHÙM THƠ VIẾT TẠI HUẾ - Mai Văn Hoan
- THƠ NGUYỄN ĐỨC TÙNG, NƠI CÂU CHUYỆN BẮT ĐẦU BẰNG NGÔN NGỮ KHÁC - Lê Hồ Quang
- NỮ QUYỀN LUẬN VÀ “SIÊU LÝ ĐÀN BÀ” - Ngô Minh
- NHÀ THƠ VÕ QUÊ GIỚI THIỆU CA HUẾ TẠI ĐẠI HỌC MASSACHUSETTS - HOA KỲ - Tô Nhuận Vỹ
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- NGHỆ THUẬT LÀM ĐẸP CỔ XƯA CỦA NGƯỜI PA CÔ - Ta Dưr Tư
- Bìa 1: “SEN HẠ” - Tranh của VŨ DUY TÂM
- Bìa 2: - TUỆ NGỌC
- Phụ bản bìa 3: “PHỐ HOANG LIÊU”- TUỆ NGỌC
- Những khoảnh khắc đẹp: “VŨ ĐIỆU BIỂN” - Ảnh NAM PHƯƠNG
- Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM
BBT
TG (tổng hợp)
Sáng 15/5, tại Đại học Khoa học Huế, Ban Nhà văn Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Khoa học Huế tổ chức tọa đàm về chủ đề “Văn học và Lịch sử” để nhìn nhận, đánh giá thành tựu và hạn chế của đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam.
Tháng 5 về luôn khiến chúng ta nhớ đến Người với tấm lòng nhân ái bao dung với người dân Việt Nam và hướng đến những người còn bị áp bức và bị tước nhân quyền trên thế giới. Bài viết “Bao la nhân ái một con người” mở đầu cho Sông Hương số này sẽ làm bật lên Tư tưởng Nhân văn của Bác Hồ - là ánh dương soi sáng suốt cuộc trường chinh kháng chiến đến ngày thắng lợi, cả hôm nay và mai sau; bởi suy cho cùng ở mọi thời đại, chỉ khi tư tưởng nhân văn của những vị lãnh đạo phát sáng chiếu soi lên mọi hành động, vận nước mới thật bình an.
Sáng ngày 26/4, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức lễ khánh thành Nhà trưng bày tác phẩm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị.
Trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng tại số 17 Lê Lợi nằm ngay trung tâm thành phố Huế, bên cầu Tràng tiền và dòng sông Hương thơ mộng.
Sáng ngày 21/4, tại Công viên Lý Tự Trọng, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam.
Tối ngày 04/4, Đại học Huế phối hợp với Đại sứ quán Áo tổ chức chương trình “Franz Kafka Festival” trình diễn các tác phẩm của Franz Kafka - nhà văn nổi tiếng của Áo đầu thế kỷ XX diễn ra tại trường Đại học Y Dược Huế,
“Chiến tranh nói gì? Ngày em vác cả mùa xuân ra trận/ Những đôi chân không ngủ khoác vị mặn thời gian…”. Hồi ức về chặng đời phủ khói súng đạn bom vẫn còn trong vắt nơi trí nhớ của những người từng đi qua vùng hoa dại cháy rực trên dãy Trường Sơn. Những dòng thơ đau đáu. Những trang văn như mạch nguồn được khơi từ miền khô khát, chảy trong nỗi niềm dích dắc của nhân vật và độc giả trong truyện ngắn Góc rừng ấm áp. Câu chuyện thật ấm áp giữa núi rừng, nơi trận địa đang chấp chới giữa sự sống và cái chết. Người vợ lên thăm chồng đã làm khó cánh lính tráng xa nhà, nhớ quê, nhớ nghĩa vợ chồng nơi heo hút. Nhưng rồi tình đồng đội đã được thắp lên làm sáng cả một góc rừng, xua đi bóng tối chiến tranh.
Chiều ngày 02/4, tại Viện Pháp tại Huế (1 Lê Hồng Phong) đã diễn ra triển lãm thực tế tăng cường với chủ đề “Hân hoan”.
Sông Hương số Đặc biệt đầu năm 2018, với những bài rất đáng quan tâm, vừa như lật tìm những vỉa tầng mới mẻ trong thi phẩm xưa (Địa danh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du), vừa là góc suy tư về vấn đề thời sự ẩn kín trong những dòng văn khắc khoải (truyện ngắn Khói).
Chiều ngày 26/3, tại phòng triển lãm trường ĐH Nghệ thuật Huế (10 Tô Ngọc Vân) Hội Mỹ thuật phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Chi Hội Mỹ thuật Việt Nam tại TT Huế, trường ĐH Nghệ thuật Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Trẻ” lần III năm 2018.
Sáng 17/3, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải qua đời tại nhà riêng ở huyện Củ Chi, TP HCM, hưởng thọ 85 tuổi.
Sáng ngày 11/3, tại thành phố Huế, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam, Họ Đặng Việt Nam và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Danh nhân Đặng Huy Trứ - Người khai lập ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 65 năm ngày Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2018).
Chiều ngày 10/3/2018, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Hội NSNAVN phối hợp cùng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam (Bộ VHTTDL), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng Họ Đặng Việt Nam và Họ Đặng làng Thanh Lương, Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ.
Tháng ba hơi xuân còn nồng. Những cánh đồng hoa mênh mang và trên những đồi hoang vẫn rực sắc màu ngỡ như mùa xuân mới chỉ bắt đầu. Ra xuân cũng là lúc trời đất giao hòa thanh khiết, quãng thời gian nảy nở của lộc chồi ý tưởng sáng tạo, cũng là tháng đậm đầy tính nữ. Đó là điều mà bạn đọc sẽ cảm nhận ở Sông Hương số này.
THÁI KIM LAN
“Tết” đối với tôi hồi trẻ thơ hình như luôn gắn liền với chữ “mới”. “Năm mới”, như bà tôi thường bảo khi tháng chạp đã nghiêng, ánh nắng pha màu trăng lấp ló bên kia sông, kéo lên đỉnh núi Kim Phụng từ đồi Hà Khê. Ấy là lúc nắng “mới” lên, sau mấy tháng mưa dầm lê thê. Một buổi sớm mai còn ngái ngủ trong mùng, nghe bà nói vọng sang bên gian chái phía tây, dặn dò mấy bác sửa soạn lá dong, lá chuối, đong nếp, chuẩn bị mứt món đón Tết, mừng năm mới.
Vào lúc 9h00, ngày 8/2, tức 23 tháng Chạp năm Đinh Dậu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức nghi lễ tái hiện lại sự kiện Thướng tiêu (tục gọi, dựng cây nêu) tại Thế Miếu, Đại Nội Huế.
Mới đây, vào ngày 31/1/2018 sau phẫu thuật lần 1, nhà thơ Nguyễn Miên Thảo tiếp tục phải nhập viện lần thứ 2 tại Khoa Xương Khớp - bệnh viện Thống Nhất do nguyên nhân căn bệnh gút đã biến chứng nặng và vết thương trong lần phẫu thuật đầu tiên đã tái phát lại.
Bài viết mở đầu cho số báo Tết “Nhớ mùa xuân năm ấy” là góc suy tưởng nhân văn khơi gợi lòng tri ân với những cống hiến của lớp người mở lối cho hòa bình: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968 đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau niềm tự hào sâu sắc”. Đây cũng là dịp chúng ta ngẫm lại những bài thơ chúc Tết hào sảng của Bác Hồ, vang lên trong thời khắc cần hơn cả một sự hối thúc giành lại mùa xuân cho đất nước.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 ở Huế đi vào lịch sử dân tộc như bản anh hùng ca. Cuộc Tổng tiến công mở ra một bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, Sông Hương giới thiệu những trang viết ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, đó vừa là những hồi ức khó quên, vừa góp thêm những tư liệu mới để hiểu sâu hơn về thế trận nhân dân.
Mảng sáng tác trong Số đặc biệt 27 kỳ này giới thiệu đến bạn đọc dòng thơ văn nhiều sinh khí, cảm hoài miên man về vùng đất Phú Xuân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) - xã kinh tế mới của bà con người Huế, gợi lại từng ngăn ô ký ức của những người con cố xứ từng sống, từng qua đây và lần trở lại lưu luyến khôn cùng.
Dòng chảy văn học nghệ thuật trên Sông Hương đang trôi qua một vòng với 12 số báo thường kỳ và 4 số đặc biệt. Một năm với nhiều dấu ấn trong dòng chảy văn hóa Huế có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa - lịch sử của đất nước. Chính vì vậy Ban Biên tập hướng đến thực hiện theo chuyên đề với những bài viết của các nhà nghiên cứu cùng những tư liệu mới đã để lại dấu ấn đậm nét, là nguồn tham khảo cho độc giả về sau. Đó là: Chuyên đề 100 Nam Phong tạp chí, Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân.