Nhà văn là ai? Tác phẩm của anh ta đảm nhận những sứ mệnh nào? Đâu là những giới hạn của văn chương? Đó là những câu hỏi mà nhiều người cầm bút đã tự vấn. Có nhiều người cho rằng, sứ mệnh duy nhất của nhà văn, không gì khác đó là hướng đến những giá trị nhân văn, chính giá trị nhân văn đã khiến tác phẩm nhà văn vượt qua mọi giới hạn.
Trên hành trình nhân văn ấy, nhiều thế hệ cầm bút đã ý thức về sự tự vượt qua những giới hạn nghệ thuật, các trào lưu sáng tác nối nhau ra đời làm phong phú nền văn chương thế giới là do vậy. Khi những cảm thức cuộc sống biến đổi, thì những phương thức nghệ thuật biểu hiện cũng biến đổi, những người mang trong mình nỗi khát khao sáng tạo do đó, đã nhìn thấy những giới hạn biểu hiện, và đã tìm cách vượt thoát. Lịch sử nghệ thuật đương đại trên thế giới đang chứng kiến những câu chuyện về những khả thể vô hạn và những cuộc tìm kiếm cái mới, cái mới này vừa ra đời, cái mới khác đã xuất hiện, vượt qua…
Văn học, và cả phê bình văn học Việt Nam hiện nay đang cần được nhìn lại trên nhiều phương diện, sau 30 năm đổi mới (1986 - 2016). Ví như, phê bình văn học cũng đang tồn tại trong những giới hạn - cả chủ quan lẫn khách quan. Nhưng điều quan trọng là vẫn đang tồn tại những giới hạn lớn hơn của văn học, những giới hạn đó đến từ khả năng tư duy, từ phương pháp sáng tạo, từ sự hạn hẹp của hệ thống triết mỹ, từ sự tồn tại rối rắm cùng lúc nhiều hệ hình sáng tác, từ những giới hạn nhận thức thẩm mỹ của công chúng, từ những định chế của văn hóa, chính trị... Nhìn thẳng vào giới hạn chính để có những cách thức chủ động vượt qua những giới hạn, là điều mong mỏi của nhiều người.
Đó cũng là lý do trong số báo này, Sông Hương thực hiện chuyên đề “Văn học Việt nam đương đại - giới hạn và khả năng vượt thoát, từ một vài góc nhìn”.
Những bài viết khác ngoài chuyên đề, ít nhiều cũng góp phần cho chúng ta hình dung thêm về những giới hạn đã và đang tồn tại, từ đó khát khao vượt qua để sáng tạo. Và như những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm được nhắc đến ở một bài viết trong số này:
“Anh trôi đi…
Mang tự do của nước đến với mọi cuộc đời…
Để sống”.
Dưới đây là MỤC LỤC:
Thư Tòa soạn
Chuyên đề: VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI -
GIỚI HẠN VÀ KHẢ NĂNG VƯỢT THOÁT, TỪ MỘT VÀI GÓC NHÌN
- NHỮNG MÙA SƯƠNG XÁM LẠNH - Trần Băng Khuê
- MÊ CUNG - Đinh Phương
Thơ: HUỲNH MINH TÂM - NG.H.DAO TRÌ - TRẦN VÕ THÀNH VĂN -
TRẦN QUỐC TOÀN - LÊ VI THỦY - PHÁP HOAN
- NHỮNG GIỚI HẠN CỦA SỰ VIẾT - Nguyễn Thanh Tâm
- NHỮNG GIỚI HẠN CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC HIỆN NAY - Đỗ Lai Thúy
- LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1975 - NHỮNG GIỚI HẠN
VÀ SỰ HÒA/HÓA GIẢI GIỚI HẠN - Phan Tuấn Anh
- Ý THỨC ĐA NGỮ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TOÀN CẦU HÓA -
Nguyễn Văn Thuấn
- NHÌN LẠI KIỂU TÁC GIẢ TỰ Ý THỨC CỦA VĂN HỌC ĐỔI MỚI: TRƯỜNG HỢP NGUYỄN HUY THIỆP - Mai Anh Tuấn
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- BOUSSOLE (LA BÀN) - Lê Trọng Sâm dịch
ThƠ:
NHƯ QUỲNH DE PRELLE - HOÀNG THÚY - PHÙNG SƠN - NGÀN THƯƠNG NGUYỄN LOAN - NGUYỄN NGỌC HẠNH - NGUYÊN TIÊU - NGUYỄN BỘI NHIÊN NGUYỄN NGỌC HƯNG - LÊ HƯNG TIẾN
NHẠC:
- MÀU THIÊN THU - Nhạc: Hoàng Trọng Mộc & Thơ: Thái Ngọc San
- TRƯỜNG SA THIÊNG LIÊNG - Nhạc & Lời: Nguyễn Việt Hoàng - Bìa 4
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- TÂM SỰ VỀ ĐỔI MỚI THƠ CỦA MỘT NHÀ THƠ THẾ HỆ CHIẾN TRANH -
Nguyễn Trọng Tạo
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- THƯỞNG TRÀ THUỞ ẤY - Lê Văn Kinh
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- NGUYỄN KHOA ĐIỀM KHAO KHÁT ĐẾN NHỮNG MIỀN TRONG XANH - Lê Thành Nghị – 85
- HẸN GẶP LẠI! - Ngọc Bái
- Bìa 1: “CÕI VÔ MINH 2” - Tranh của TÔ TRẦN BÍCH THÚY
- Phụ bản bìa 3: ““HỌ” THẾ GIỚI MÀU SẮC CỦA NHÀ VĂN”- TUỆ NGỌC
- Những khoảnh khắc đẹp: “MẮT ĐẢO LÝ SƠN” - Ảnh NGUYỄN HỮU ĐÍNH
- Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM
BBT
(TG tổng hợp)
Ngày 09/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã ký ban hành Công văn chỉ đạo các các sở, ngành triển khai thực hiện công trình bảo tồn, tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên.
Khảo sát sơ bộ cho thấy trong hành trình cứu nước, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trải qua gần 20 công việc, nghề nghiệp khác nhau. Những công việc của nhà nông, công nhân, thợ thuyền, trí thức, thương gia, Bác đều đã từng làm. Trong tất cả những danh hiệu mà Người được vinh danh, Bác chỉ nhận mình là người yêu nước và nhà cách mạng chuyên nghiệp là công việc mà Người theo đuổi suốt cuộc đời.
Ngày 28 tháng 4 năm 2021, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 892/KH-SVHTT về tổ chức cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế” năm 2021.
Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996, cuốn sách nổi tiếng viết về Bác Hồ có tên "Từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng" của nhà văn Trình Quang Phú đã được 6 nhà xuất bản tái bản tới 19 lần. Ở mỗi lần tái bản, tác giả đều có những chỉnh sửa, bổ sung các tư liệu mới có giá trị.
Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành tấm bản đồ mô tả lại hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ, kích cỡ ngang 1m, cao 70cm, in 4 màu trên giấy dày.
Trong suốt Triển lãm và Hội sách trực tuyến, độc giả sẽ có cơ hội mua sách với giá giảm 50-70%. Trong đó có nhiều đầu sách về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành khảo cổ khu vực hai bên chái của điện Thái Hòa.
Sáng 29/5, Ủy ban Bầu cử tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết 79/NQ-UBND về việc công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều ngày 28/5, UBND tỉnh phối hợp với Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) tổ chức khai trương Trung tâm điều hành UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 19/4 vừa qua, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban chỉ đạo công tác Thông tin đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức buổi họp báo phát động “Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VII”.
Sáng 24/5, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh do ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng Đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế tại chùa Từ Đàm nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2021 – Phật lịch 2565.
Trong ngày bầu cử 23/5, đông đảo cử tri của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến 930 khu vực bỏ phiếu để thực hiện quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra từ 7h00-19h00 Chủ nhật, ngày 23/5/2021. Để thực hiện việc bỏ phiếu, Hội đồng bầu cử Quốc gia hướng dẫn cử tri cần nắm rõ các bước được tóm tắt thông qua quy trình 6Đ dưới đây.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều 06/5, tại trường Đại học Nghệ thuật (Đại học Huế), Khoa Mỹ thuật tạo hình, Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Đối thoại".
Sáng 17/4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng lãnh đạo thành phố Huế đã có buổi khảo sát thực tế khu vực đồi Vọng Cảnh để có phương án khai thác, cải tạo, chỉnh trang và quản lý phù hợp; đồng thời, kiểm tra tiến độ xây dựng, mở rộng nhà máy nước sạch Vạn Niên.