Không biết có tự bao giờ mà hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong lễ "cúng bổn mạng" đầu năm của mỗi gia đình xứ Huế. Nội tôi kể rằng: Thuở xưa khi chưa có "ông tổ" khai sinh ra loại hoa tre thì người ta "cúng bổn mạng" bằng hoa thọ. Hoa thọ mang ý nghĩa trường tồn, cầu mong được sống lâu để sum vầy cùng con cháu.
Thông thường lễ “cúng bổn mạng” từ ngày mùng 4 - 16 tháng Giêng. Tuy nhiên, tập trung nhiều nhất là tối mồng 8 - 9, vì đó được coi là ngày “tiên sư giáng hạ”. Tại một số địa phương, phong tục “cúng bổn mạng” còn được tiến hành suốt tháng Giêng.
Lễ “bổn mạng” cúng ở trang ông, trang bà và thờ tranh bổn mạng - một loại tranh do các nghệ nhân ở làng Sình (xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) vẽ. Mục đích của lễ “cúng bổn mạng” là cầu cho thân mạng của người đàn ông hoặc đàn bà được vẹn toàn, thoát khỏi những “tai ương” và rủi ro trong cuộc sống thường nhật, ước nguyện gặp điều tốt lành trong năm. Hay nói cách khác là cầu mong được bảo toàn tính mạng.
Lễ vật dâng cúng cũng thật đơn giản, chỉ có hoa quả tươi, bánh trái, cau trầu rượu, một đĩa xôi, và cặp bông tre. Gia đình nào theo đạo Phật nghĩa là đã "gửi thân mạng" của mình cho Quan Âm Bồ Tát thì lễ bổn mạng gồm xôi chè, hoa quả, bánh kẹo và cặp bông tre. Ngoài 60 tuổi thì không còn phải làm lễ "cúng bổn mạng" nữa.
Ngay từ tháng 11, tháng Chạp người ta đã chuẩn bị tre, chọn tre để làm hoa. Để làm hoa tre trước hết là chọn tre còn tươi, sau đó cưa tre thành từng đoạn dài khoảng 20 cm có hình tròn to bằng ngón tay cái, rồi dùng mác (rựa) thật bén để vót tre. Mác càng bén thì đường tre vót ra càng cong vút và sắc nét. Sau khi các cọng tre được vót ra đầy đặn thì dùng tay vo cho hoa tre được tròn trịa hơn, phía dưới vót nhọn để khi cúng cắm vào dĩa xôi gọn gàng.
Hoa tre được nhuộm màu đỏ, màu gạch, màu cánh sen, màu vàng đậm để người mua tùy sở thích mà chọn lựa. Thông thường người mua chọn màu đỏ nhiều hơn vì người ta quan niệm rằng đầu năm sẽ được gặp nhiều may mắn, cái gì cũng “đỏ” như bông hoa tre.
Ở nông thôn, người làm hoa tre chỉ cần vài chục ngàn đồng mua phẩm nhuộm vì nguyên liệu tre đã có sẵn trong vườn nhà. Ông Trần Đình Luyện (xã Thủy Dương, TX.Hương Thủy - Thừa Thiên Huế), sau 3 ngày miệt mài ngồi vót hoa tre cũng có thu nhập thêm vài trăm ngàn đồng, góp phần cải thiện bữa cơm gia đình. Còn bà Lê Thị Quỳnh ở xã Phú Dương (huyện Phú Vang,Thừa Thiên Huế) cho biết: Hằng năm, sau khi ăn Tết xong thì cả 3 mẹ con tui vót hoa tre suốt cả tuần, vót đến đâu khách quen đến lấy hết hàng chừng đó. Thu nhập trong mùa cúng bổn mạng cũng được cả triệu bạc. Giá bán sỉ hoa tre mỗi cặp là 2.000đ, còn giá bán lẻ dao động từ 3.000đ- 5.000đ/ cặp tùy theo từng phiên chợ, từng khách mua.
Hằng năm, từ ngày 4 - 16 tháng Giêng, hoa tre được bày bán khắp các chợ trong thành phố Huế. Từ chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự, Tây Lộc, Nam Giao... cho đến các chợ ở những vùng quê xa như chợ Mai, Sịa, Truồi, Thuận An, Vinh Thanh... đâu đâu cũng thấy có bán hoa tre.
Ở xứ Huế, mỗi loài hoa đều có nét đẹp riêng, có giá trị sử dụng trong từng lễ nghi riêng biệt. Nếu hoa giấy được thờ cúng ở trang ông, trang bà, bếp thờ táo quân, thì hoa tre là lễ vật không thể thiếu trong "cúng bổn mạng" đầu năm. Âu cũng là nét phong tục đẹp, góp phần tô điểm cho mùa xuân - mùa của lễ hội càng thêm rực rỡ và thi vị hơn nhiều...
Theo Dân Việt
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh vừa có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do bão số 9 vừa qua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 29/10, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định đã có buổi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 9 tại huyện Nam Đông.
Tối 28/10, tại Nhà hát Sông Hương đã diễn ra một đêm nhạc thiện nguyện đầy ý nghĩa với tên gọi “Thương về miền Trung” do Công ty TNHH Gia Bảo Event-Media tổ chức.
Chiều ngày 26/10/2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế tổ chức khai mạc Triển lãm Công nghệ sinh học và Công nghệ cao trong nông nghiệp. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự triển lãm.
Sáng ngày 26/10, Tạp chí Sông Hương cùng đoàn thiện nguyện đến từ Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm và tặng quà cho những gia đình công nhân tử nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (Xã Phong Xuân – Huyện Phong Điền).
Trong đợt mưa lũ tháng 10 vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình đó, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các mạnh thường quân kịp thời hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn và người dân vượt qua khó khăn trong mưa lũ.
Sáng ngày 25/10, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân bổ các nguồn hàng hóa, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ từ nguồn Trung ương xuất cấp; các nguồn hỗ trợ của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) cho các đơn vị, địa phương để khắc phục hậu quả do lũ lụt.
Sáng ngày 23/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với nhóm Giữ chút gì rất Huế đã đến hai xã Phú Hồ và Phú Lương, huyện Phú Vang trao hai tấn gạo cho bà con vùng lũ.
Sáng 23/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tiếp tục làm việc, đây là phiên bế mạc của Đại Hội.
Chiều 22/10, đồng chí Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã đến thăm và tặng quà người dân bị thiệt hại do mưa lũ tại huyện Phong Điền và Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 22/10, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Quỹ giáo dục hiếu học Huế tổ chức trao quà hỗ trợ cho người dân vùng lũ tại Làng Nam Thanh, xã Hương Toàn.
Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ lụt Thừa Thiên Huế cũng như các cán bộ chiến sĩ làm công tác cứu hộ, cứu nạn tại Rào Trăng 3, nhiều doanh nghiệp đã hỗ trợ giúp nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.
Mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến cho nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập lụt, giao thông bị chia cắt, tình trạng sạt lở đất hết sức phức tạp, cuộc sống của người dân bị đảo lộn và rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình đó, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Huế đã tổ chức quyên góp và trao những nhu yếu phẩm đến người dân vùng lũ nhằm chia sẻ khó khăn với người dân trong thời gian này.
Ngày 20/10, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 20/10/2020 về việc khắc phục hậu quả mưa lũ đặc biệt lớn và triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.
Chiều ngày 19/10, tại Ủy Ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin báo chí về Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI – Nhiệm kỳ 2020 – 2015.
VĂN
- Giấc mơ lơ lửng - Lê Thị Kim Sơn
- Chiếc cù lao - Nguyễn Đức Sơn
Theo thông tin từ UBND tỉnh, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tiếp cận được hiện trường sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3.
Sáng ngày 18/10, Lễ viếng, truy điệu các cán bộ hy sinh khi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả lũ lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 268 (phường Thuận Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1594/QĐ-TTg cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 13 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Quốc phòng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã hy sinh ngày 13/10 khi đang thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn tại công trình Thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 16/10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn về việc cho học sinh nghỉ học để phòng tránh bão số 8.