Tham dự có đồng chí Phạm Đức Tiến – Phó Bí thư thường trực Thành ủy Huế, đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Thành ủy Huế, Chủ tịch Ủy Ban nhân dân Thành phố Huế, đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Huế, đồng chí Phan Quý Phương – Phó chủ tịch UBND thành phố Huế, đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân – Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Huế cùng lãnh đạo các sơ ban ngành, lãnh đạo các quận, huyện trên địa bàn thành phố Huế.
Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam tự hào đã sinh ra người con ưu tú Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn bó mật thiết với vận mệnh của dân tộc và đất nước. Người tiêu biểu cho tinh hoa, khí phách của dân tộc Việt Nam. Thế giới tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tấm gương đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
![]() |
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng di sản mà Người để lại cho chúng ta vô cùng quý giá. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Người mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng; các thế hệ nối tiếp nguyện suốt đời học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Trước Anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố Huế và các đại biểu tham dự dâng những đóa hoa sen tươi thắm và dành một phút mặc niệm để nhớ đến công lao của Người.
Sau lễ dâng hoa lên chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
![]() |
Cắt băng khai mạc triển lãm |
Không gian trưng bày giới thiệu đến đông đảo quần chúng nhân dân nét độc đáo, đặc sắc của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế, di sản quý giá mà Đảng bộ và Nhân dân thành phố luôn trân trọng, nỗ lực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị.
Triển lãm "Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế" gồm có hai phần: Không gian di sản văn hóa lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế và Không gian Gốm nghệ thuật “Huế với Bác Hồ”.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh tham quan trưng bày giới thiệu về di sản văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế |
Với gần 200 tư liệu, hình ảnh, hiện vật giới thiệu về di sản văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế bao gồm hệ thống di sản vật thể vô cùng quý giá với gần 20 di tích, địa điểm di tích trong đó 04 di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt; 05 di tích cấp thành phố; cùng một số địa điểm di tích khác. Giới thiệu 02 trong số 05 di sản văn hóa phi vật thể về Người đã được bảo tàng nghiên cứu, sưu tầm trong những năm qua là Nghi lễ và truyền thống mang họ Hồ của đồng bào các dân tộc miền Tây thành phố Huế; Thơ ca dân gian ca ngợi về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
![]() |
Lễ tái hiện thực hành nghi lễ đặt họ Hồ năm 1969 do các nhân chứng lịch sử, nghệ nhân tại huyện A Lưới thực hiện |
Tại không gian triển lãm đã diễn ra lễ tái hiện thực hành nghi lễ đặt họ Hồ năm 1969 do các nhân chứng lịch sử, nghệ nhân tại huyện A Lưới thực hiện; được nghe các nghệ sĩ, nghệ nhân cất lên những khúc ca dao, dân ca ca ngợi về Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu truyền tại Huế trong những năm kháng chiến và còn mãi đến hôm nay. Những sản phẩm thủ công truyền thống có đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà ở đó bên cạnh sự tài hoa của các nghệ nhân còn là tấm lòng kính yêu đối với Người.
![]() |
Nghệ sĩ trình diễn những khúc ca dao, dân ca ca ngợi về Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu truyền tại Huế |
“Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế” cũng đã trưng bày các sản phẩm Gốm nghệ thuật có chủ đề “Huế với Bác Hồ”. Các tác phẩm ra đời từ trại sáng tác do Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Mỹ thuật thành phố Huế và Trường Đại học nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức.
Hơn 40 tác phẩm được lựa chọn và trưng bày tại triển lãm, mỗi tác phẩm về Người là những góc nhìn nghệ thuật đặc sắc, sự thăng hoa trong sáng tác, cùng với kỹ thuật nung gốm, nhúng men, tạo màu… đã tạo nên những tác phẩm đặc biệt kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất.
![]() |
Các sản phẩm Gốm nghệ thuật về chủ đề " Huế với Bác Hồ" trưng bày tại triển lãm |
Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao, Huế vinh dự và tự hào là nơi in đậm dấu ấn 10 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình Người từng sống, lao động, học tập và tham gia hoạt động yêu nước qua 2 giai đoạn (1895-1901 và 1906-1909), lịch sử vùng đất này đồng thời khắc ghi vai trò lãnh tụ Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng ở Huế, đặc biệt là tình cảm, sự quan tâm của Người dành cho quân và dân nơi đây, cũng như tình cảm của Nhân dân Huế đối với Người.
![]() |
Các sản phẩm Gốm nghệ thuật về chủ đề " Huế với Bác Hồ" trưng bày tại triển lãm |
Bên cạnh hệ thống di tích, địa điểm di tích lưu niệm gắn bó với thời niên thiếu của Người và gia đình vẫn đang được tiếp tục bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị, các di sản văn hóa phi vật thể về Người cũng được Bảo tàng nghiên cứu, sưu tầm, thống kê trở thành mảnh ghép không thể thiếu trong hệ thống di sản lưu niệm về Người ở Huế, góp phần lan tỏa thêm các giá trị tinh thần về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng, đóng góp tích cực cho việc xây dựng nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp nhân dân hôm nay và mai sau.
Phương Anh
Triều đại phong kiến vua Nguyễn cuối cùng tại Huế đã trải qua với bao biến cố lịch sử. Hàng vạn cổ vật quý hiếm đi cùng triều đại này hiện đã mất mát quá nhiều, không còn “ở lại” được trên mảnh đất nó đã từng tồn tại.
Hai đồng tiền cổ quý hiếm là loại tiền dùng để ban thưởng chứ không dùng để trao đổi, mua bán có tên là “Gia Long thông bảo” và “Minh Mạng thông bảo” với kích thước rất lớn vừa được một người dân ở Quảng Bình lần đầu phát hiện.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Huế từ lâu đã là một trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước. Festival văn hóa nghệ thuật kết hợp với du lịch đã tạo cú hích cho thế mạnh đặc thù của quần thể di tích cố đô Huế - được công nhận là di sản thế giới vào năm 1993, từ đó tạo diện mạo cho Huế có sự phát triển mới, mạnh mẽ hơn.
Lọng là sản phẩm độc đáo được dùng để tôn vinh sự trang trọng, quý phái trong các nghi lễ của triều đình xưa, cũng như trong các lễ nghi cúng tế mang đậm tín ngưỡng dân gian. Từ đám rước thần linh, đám tang, lễ cưới, hỏi… đều có sự hiện diện của chiếc lọng.
Trong kiến trúc xưa, có lẽ không nơi nào có nhiều bức bình phong như ở Huế. Khắp các cung đình, phủ đệ, đến các đền chùa, am miếu, đình làng, nhà thờ họ và nhà thường dân…đều hiện hữu những bức bình phong.
Võ tướng Nguyễn Tri Phương đã dành cả đời ông trong công cuộc giữ yên bờ cõi và chống ngoại xâm trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Khi Hà thành thất thủ vào tay quân Pháp, ông đã nhịn đói cho đến chết.
Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu chỉ thưởng thức các bức vẽ này như những ảnh vui mắt, đầy mầu sắc thì được.
Vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và qua đời năm 1820, thọ 57 tuổi. Trong tập Ngự dược nhật ký của châu bản triều Nguyễn, cho thấy những năm cuối đời nhà vua đã mắc bệnh nan y và các ngự y đã phải vất vả để điều trị.
“Toàn bộ cuốn sách làm bằng bạc mạ vàng, chỉ có 5 tờ (10 trang) nhưng nặng tới 7 ký, xuất hiện vào thời vua Thiệu Trị (1846), có kích cỡ 14×23 cm..."
Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được ...
Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Trần Thanh Đạm vừa qua đời lúc 8g15 ngày 2-11 (nhằm ngày 21 tháng 9 Ất Mùi), hưởng thọ 84 tuổi.
Đang những ngày mưa ở Huế tháng 10 này, lại nhắc đến mưa Huế, liệu đây có phải là đặc sản của Huế của mùa thu Huế, nhưng Huế làm gì có mùa thu? Hay là mùa thu Huế quá ngắn đến mức nhiều người không kịp nhận ra...?
Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích Tam Tòa nằm ở góc đông nam bên trong Kinh thành cách bờ bắc sông Hương 300m về phía nam, qua cửa Thượng Tứ. Khu di tích Tam Toà toạ lạc tại số 23 đường Tống Duy Tân, phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Từ năm 2012 đến nay, Hội Đông y Thừa Thiên-Huế đã tiếp cận và giải mã kho tư liệu châu bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (Hà Nội).
Xứ Huế không chỉ có các công trình lăng tẩm cổ kính mà còn được thiên nhiên ưu đãi ban cho sự hùng vĩ. Nổi bật trong đó là đầm Lập An với vẻ đẹp say đắm lòng người.
Để có thể lực cường tráng, chăn gối viên mãn, ngoài thuốc men tẩm bổ, Minh Mạng còn rèn luyện sức khỏe bằng phương pháp mà ngày nay rất phổ biến.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế) không chỉ là hệ thủy vực nước lợ lớn nhất Đông Nam Á mà nơi đây còn có những câu chuyện đầy kỳ bí được ghi chép hoặc truyền miệng từ xa xưa.
Đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội, lần đầu tiên tại Huế, cũng là lần đầu tiên ở nước ta, có một tổ chức giáo dục đã nêu rõ quan điểm, lập trường, bảo vệ quyền của người phụ nữ: trường Nữ Công học hội.