Ngày 9/2, chúng tôi gồm bốn người, đăng ký xe lên tham quan vườn tại Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế).
Biệt thự Morin bỏ hoang
Nhân viên bán vé cho biết: xe đi trong ngày giá 900.000đ; đi hai ngày giá 1,1 triệu đồng; hình thức đưa đón là xe sẽ chở đến một điểm bất kỳ theo yêu cầu của khách và chỉ một điểm mà thôi, thả khách xuống, ai thích đi đâu thì đi, hẹn giờ về, xe lại đón. Giá cả trên áp dụng cho tất cả khách, dù đi một mình hay đi theo đoàn. Chúng tôi thắc mắc: mười người hay một người đi cũng chừng đó tiền là sao? Câu trả lời là: quy định như thế. Vì vậy, chúng tôi đành chờ gần một giờ để tìm thêm khách ghép vào. Ngày hôm sau, khi quay về, có hai khách hôm trước thuê 1,1 triệu, chúng tôi thương lượng với trung tâm dồn sáu người vào xe 16 chỗ, bớt tiền cho khách vì không cần phải hai lần đón, nhưng câu trả lời là: không được!
Tại biệt thự Sao La, giá phòng ngủ là 500.000đ/ngày đêm. Không bàn chải, kem đánh răng, không nước uống, không dép đi trong phòng, không ti vi, internet, không thảm chùi chân, không màn dù muỗi nhiều vô kể. Quanh biệt thự, rác, lá cây tràn ngập. Hệ thống nước sinh hoạt thì rỉ rả. Các biệt thự khác như Cẩm Tú, Phong Lan thì hư hỏng nặng, không sử dụng được. Thảm hại nhất là biệt thự Morin như ngôi nhà hoang với hệ thống cửa, hàng rào gãy nát, lá cây chất chồng, vỏ chai, ghế gãy, chứng tỏ lâu ngày không được sử dụng. Từ biệt thự này, có đường đến km số 0, dẫn lên đỉnh Bạch Mã với độ cao 1.450m.
Nơi đây, phóng tầm mắt về hướng Bắc là thấy thành phố Huế, nhìn về hướng Đông Nam thấy toàn bộ hệ thống đầm phá vùng Cầu Hai, Cảnh Dương. Ngay trên đỉnh, có một căn nhà hình lục giác, được gọi là Hải Vọng đài. Thật không ngờ nơi có bia đá với hàng chữ Non thiêng Bạch Mã, mà nhiều người kỳ vọng chẳng kém non thiêng Yên Tử, lại thảm hại như thế. Cửa kính vỡ nát, chai lọ, rác rưởi đầy trong phòng trệt. Lên lầu, điều làm du khách chạnh lòng, là ba tượng Phật được đặt trên mấy viên đá và bệ cửa sổ, lạnh tanh nhang khói. Hai kính viễn vọng được đặt để du khách nhìn đã hư nát từ bao giờ.
Quay về, chúng tôi gặp một đoàn khách từ thành phố Huế lên. Một phụ nữ lớn tuổi trong đoàn nói: “Cô lên đây lần đầu, cũng là lần cuối, không bao giờ quay lại nữa. Vì sao à? Vì mình đi chơi, nghe giới thiệu loạn lên, nhưng đến các thác, vườn cây, chim chóc, không hề có bảng chỉ dẫn cho du khách, đường mòn thì nhiều nên không dám đi. Nhóm của cô đang ngồi chờ năm người đi thác Đỗ Quyên bị lạc đường. Họ yêu cầu mình không được xả rác, nhưng đố tìm đâu ra được thùng rác mà bỏ”.
Ông Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường của Vườn quốc gia Bạch Mã, khi trả lời chúng tôi, đã thừa nhận những khiếm khuyết trên. Theo ông Linh, lỗi là do nhân viên kiểm lâm, hướng dẫn, dù đã được phân công, nhưng không thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ; các thùng rác ngay trên đường dẫn vào các điểm du lịch không có là lỗi của trung tâm không làm; hệ thống bảng chỉ dẫn bị sụp đổ chưa dựng lại.
Việc dịch vụ yếu kém, biệt thự bỏ hoang, nguyên nhân chính là điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, một năm chỉ được mấy tháng hè đón khách, còn lại mưa ẩm. Bạch Mã là nơi có lượng mưa lớn nhất nước, gần như mưa quanh năm, nên hệ thống điện, nước bị hư hỏng liên tục, các nhà đầu tư, dù đã kêu gọi nhiều, kể cả nước ngoài, nhưng họ từ chối. Các khu Morin, Cẩm Tú, họ đầu tư làm được khoảng hai năm, thua lỗ nghiêm trọng, nên đành bỏ hoang.
Ông Linh cho biết, giá xe đưa đón khách như trên trong khi chiều dài chỉ 16km là quá cao, nhưng Trung tâm bất lực. Trước đây Trung tâm đã làm nhưng lỗ, đành thuê xe ngoài, yêu cầu họ hạ giá mà không được, vì họ cho là dốc cao, đường bê tông làm xe mau hư, phí duy tu bảo dưỡng lớn. Sự bị động phương tiện đưa đón, cộng với thời tiết quá khắc nghiệt khiến dịch vụ du lịch yếu kém nhưng đành chịu.
Tất nhiên, thiệt thòi cuối cùng vẫn thuộc về du khách. Trả lời câu hỏi: “Tương lai của du lịch sinh thái-dịch vụ tại đây sẽ ra sao?”, ông Linh buông mấy chữ: “Khó nói lắm”!
Nguồn phunuonline.com
Sáng ngày 30/6, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú vang tổ chức chức Lễ công bố Quyết định và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử Lưu niệm danh nhân cấp tỉnh Ưng Bình tại Châu Hương Viên (kiệt 355, đường Nguyễn Sinh Cung, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang).
Chiều 30/6, Viện Pháp tại Huế tổ chức lễ khánh thành công trình cải tạo trụ sở mới. Đến dự buổi lễ có Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery và Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 30/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Hội thảo "Thúc đẩy đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 10/06, Hội khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo “ Kinh đô Huế thế kỷ XIX”. Tham dự có ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
VĂN
- Thời gian không ở phía trước - MẪU ĐƠN
- Màu xanh vĩnh cửu - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- Ngàn năm mây trắng - NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
Sáng ngày 5/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi gặp mặt các nhà văn hóa, nghiên cứu và đội ngũ văn nghệ sĩ Huế để lắng nghe những ý kiến đóng góp trong việc phát triển văn hóa nghệ thuật của tỉnh và bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Huế trên tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.
Sáng ngày 05 tháng 06 năm 2020, hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới (5/6) với chủ đề cho năm 2020 là “Hành động vì thiên nhiên”, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế tại xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền.
Chiều ngày 31/05, tại Hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội nghệ sĩ múa đã tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đại hội nhằm đánh giá việc hoạt động của Hội giai đoạn 2015-2020; Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ của Hội nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Bầu ra Ban chấp hành mới.
Sáng ngày 31/5, tại thành phố Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn đàn Du lịch Huế năm 2020 với chủ đề “Kết nối lữ hành: Huế - Điểm đến an toàn và thân thiện”.
Chiều ngày 30/5, tại UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam vừa tổ chức Lễ ký kết và công bố chương trình liên kết hành động phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh mới, đồng thời phát động chương trình kích cầu du lịch ba địa phương với thông điệp chung “Điểm đến Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam an toàn và mến khách”.
Sáng ngày 30/5, trường Đại học Khoa học Huế tổ chức Lễ ký hết hợp tác đào tạo và việc làm giữa trường Đại học Khoa học Huế và và 14 đơn vị tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT trong nước và quốc tế.
Ngày 29/5/2020, tại thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, chủ đầu tư của Lapochine Beach Resort đã thực hiện một “cú hích” mới: Đổi tên Ana Mandara Huế thành Lapochine Beach Resort.
Sáng 28/5, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị phát động “Hội thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2020”. Tham dự có ông Phan Thiên Định – Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Đại học Huế, Liên đoàn Lao động, Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị triển khai Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ X, năm 2020.
Triển lãm “Tingting Art Fair” lần 2 vừa được khai mạc tại Secret Studio (1/7 Nguyễn Công Trứ, TP. Huế) giới thiệu đến công chúng một không gian nghệ thuật sống động mang những câu chuyện độc đáo, thú vị trong những tác phẩm nghệ thuật.
Sáng 24/5, tại hội trường Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội khóa XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sáng ngày 19/05, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Giải Báo chí Hải Triều lần thứ I năm 2020 sẽ được tổ chức và tổng kết trao giải vào dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2020).
Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020), Sông Hương giới thiệu bài viết “Tháng Năm, bâng khuâng nhớ về Người”. Bác Hồ đã ở lại giữa lòng dân tộc bằng tình nhân văn, sự khiêm tốn và tấm lòng vì lợi ích chung. Một đức tính đã được hình thành từ nhỏ.
Ngày 10/5, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam (NSVN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ lần thứ V và Đại hội cơ sở lần thứ X.