Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế (phía bắc) và TP.Đà Nẵng (phía
Nhiều khúc cua bán kính nhỏ nên nhìn thấy cả đoàn tàu
Những năm trước, đoạn quốc lộ 1A bắc nam qua đèo Hải Vân là nơi thu hút khách du lịch chiêm ngưỡng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều ẩn họa giao thông.
Từ tháng 6.2005, hầm đường bộ Hải Vân đi vào hoạt động, hành trình khám phá cung đường đèo Hải Vân chỉ dành cho các công ty du lịch và du khách tự thân thưởng ngoạn.
Tuy nhiên, nếu đi tàu hỏa, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh đẹp hùng vĩ của Hải Vân cũng như cuộc sống - sinh hoạt của người dân và cán bộ nhân viên đường sắt làm việc dọc cung đường, từ nhiều năm nay.
Theo Công ty MTV Quản lý Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng, phân đoạn đèo Hải Vân có chiều dài gần 28 km nhưng là đoạn đường có độ dốc lớn, nhiều khúc quanh co với bán kính nhỏ. Cung đường này vượt qua đèo từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế (và ngược lại), qua các ga Kim Liên, Hải Vân Nam (thuộc Đà Nẵng), Hải Vân (giữa đèo), Hải Vân Bắc, Lăng Cô (thuộc Thừa Thiên - Huế). Trong đó, các ga Kim Liên và Lăng Cô nằm hai bên chân đèo; còn các ga Hải Vân Nam, Hải Vân, Hải Vân Bắc thuộc đèo.
Đặc biệt, cung đường nằm sát biển, đi trên triền núi, qua 18 cầu và 6 hầm chui (hầm ngắn nhất 85 m, hầm dài nhất là 600 m). Do địa hình đặc thù, đảm bảo an toàn nên các đoàn tàu qua đây với tốc độ rất chậm (có khi phải dùng đầu máy đẩy), nên khi qua cung đường Hải Vân, du khách đi tàu thoải mái ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp của cả biển trời, rừng núi...
Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) ở phía xa
Tàu chui trong rừng
Chui vào trong hầm xuyên núi
Liên tục gặp các trạm gác chắn, gác hầm với các nhân viên đường sắt thầm lặng làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn chạy tàu
Những nhà ga, trạm nghỉ tuần đường tạm bợ cũ kỹ
Các di tích lô cốt, đồn canh của quân đội chế độ cũ, canh gác bảo vệ tuyến đường sắt trọng điểm
Những bãi biển hoang sơ, tuyệt đẹp ngay phía dưới
Theo khamphahue.com.vn
Chiều 2/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm về hoàng đế Minh Mạng tại Ngọ Môn (Hoàng Thành Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày hoàng đế Minh Mạng lên ngôi (mồng 1 tháng Giêng năm Canh Thìn).
Ngày 31/01, tại Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc đã tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long (1820 - 2020) và khai mạc trưng bày về Hoàng đế Gia Long.
Chiều ngày 29/01/2021, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2020.
- Có một văn phong Hồ Chí Minh trong 50 năm sự nghiệp viết - Phong Lê
Sáng 07/01, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
VĂN
- Về một tuổi trẻ màu xanh - Trần Băng Khuê
- Ngọn nến - Trần Hoàng Vy
Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Chương trình sự kiện âm nhạc, đếm ngược chào năm mới Huế Countdown 2021 sẽ được tổ chức vào lúc 21h00 ngày 31/12/2020 và kết thúc lúc 00h30' ngày 01/01/2021 tại khu vực Ngã 6 đường Hà Nội - Đống Đa - Hùng Vương - Lê Quý Đôn - Bến Nghé.
Tối 29/12, tại nhà thi đấu Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Hà Huy Tập), Sở Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020.
Chiều 25/12 tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mộng mị một mình” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Tham dự khai mạc triển lãm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế.
Chiều 25/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2020.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT giai đoạn 2016 - 2020.
Sông Hương xin gửi đến quý bạn đọc mục lục số Đặc biệt, tháng 12 - 2020:
Sáng ngày 22/12, Bảo tàng lịch sử Huế đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích Lao Thừa Phủ.
Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã diễn ra buổi Bế mạc chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Tối 19/12, tại sân khấu Phố đi bộ Huế, Hội May – Thêu - Thời trang Huế đã tổ chức chương trình Thời Trang – Nghệ thuật “Huế- Kinh đô áo dài.
Tối ngày 18/12, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Huế) đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Chiều 18/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Văn hóa và con người xứ Huế” của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn.
Sáng 18/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phố Huế (23-25 Lê Lợi, TP Huế), Hội May – Thêu- thời trang Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Huế tổ chức khai mạc "Không gian trưng bày và thao diễn nghề may áo dài Huế".
Chiều 17/12, Omega+ kết hợp với Viện Pháp Huế tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp ra mắt tác phẩm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và Huyền thoại đen”.