Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế (phía bắc) và TP.Đà Nẵng (phía
Nhiều khúc cua bán kính nhỏ nên nhìn thấy cả đoàn tàu
Những năm trước, đoạn quốc lộ 1A bắc nam qua đèo Hải Vân là nơi thu hút khách du lịch chiêm ngưỡng “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều ẩn họa giao thông.
Từ tháng 6.2005, hầm đường bộ Hải Vân đi vào hoạt động, hành trình khám phá cung đường đèo Hải Vân chỉ dành cho các công ty du lịch và du khách tự thân thưởng ngoạn.
Tuy nhiên, nếu đi tàu hỏa, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh đẹp hùng vĩ của Hải Vân cũng như cuộc sống - sinh hoạt của người dân và cán bộ nhân viên đường sắt làm việc dọc cung đường, từ nhiều năm nay.
Theo Công ty MTV Quản lý Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng, phân đoạn đèo Hải Vân có chiều dài gần 28 km nhưng là đoạn đường có độ dốc lớn, nhiều khúc quanh co với bán kính nhỏ. Cung đường này vượt qua đèo từ Đà Nẵng đến Thừa Thiên - Huế (và ngược lại), qua các ga Kim Liên, Hải Vân Nam (thuộc Đà Nẵng), Hải Vân (giữa đèo), Hải Vân Bắc, Lăng Cô (thuộc Thừa Thiên - Huế). Trong đó, các ga Kim Liên và Lăng Cô nằm hai bên chân đèo; còn các ga Hải Vân Nam, Hải Vân, Hải Vân Bắc thuộc đèo.
Đặc biệt, cung đường nằm sát biển, đi trên triền núi, qua 18 cầu và 6 hầm chui (hầm ngắn nhất 85 m, hầm dài nhất là 600 m). Do địa hình đặc thù, đảm bảo an toàn nên các đoàn tàu qua đây với tốc độ rất chậm (có khi phải dùng đầu máy đẩy), nên khi qua cung đường Hải Vân, du khách đi tàu thoải mái ngắm nhìn cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp của cả biển trời, rừng núi...
Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) ở phía xa
Tàu chui trong rừng
Chui vào trong hầm xuyên núi
Liên tục gặp các trạm gác chắn, gác hầm với các nhân viên đường sắt thầm lặng làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn chạy tàu
Những nhà ga, trạm nghỉ tuần đường tạm bợ cũ kỹ
Các di tích lô cốt, đồn canh của quân đội chế độ cũ, canh gác bảo vệ tuyến đường sắt trọng điểm
Những bãi biển hoang sơ, tuyệt đẹp ngay phía dưới
Theo khamphahue.com.vn
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa công bố thể lệ Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành”.
Sáng ngày 19/3, tại Trung tâm Văn hóa -Thể thao phường Hương Vinh, thành phố Huế, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Ngày Chủ nhật xanh năm 2023 với chủ đề “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạch - sáng”. Dự lễ phát động có các đồng chí: Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và thành phố Huế.
Chiều 18/3, tại không gian Flamink Artspace (50 Nguyễn Chí Diểu, TP Huế), đã diễn ra triển lãm “Cửa gió phai” của hoạ sĩ Đặng Mậu Triết. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ 13, đánh dấu 40 năm hoạt động mỹ thuật của họa sĩ.
Sáng 18/3, tại phòng triển lãm Trường Đại học Nghệ thuật Huế, Khoa Sư phạm Mỹ thuật tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật “ Nét Huế 2”.
Rạng sáng 17/3, tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2023 cầu Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
Chiều ngày 15/3, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra triển lãm “Dòng chảy” do Viện Pháp tại Huế phối hợp với Khoa Mỹ thuật tạo hình – Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức. Tham dự triển lãm có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ.
Chiều ngày 14/3, tại TP Huế, Thành ủy Huế kết hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức Hội thảo “ Bảo tồn, phát huy phong tục tập quán và hệ giá trị văn hóa, con người Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng 12/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm cụ Đặng Huy Trứ - ông tổ nghề Nhiếp ảnh.
Chiều ngày 8/3 tại Lan Viên Cố Tích – Bảo tàng Gốm Cổ Sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế) đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm ảnh “Trịnh Công Sơn – Lần đầu gặp lại”.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo sẽ miễn vé tham quan cho nữ du khách mặc áo dài truyền thống đến tham quan di tích vào Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Sáng ngày 03/3, tại phố đêm Hoàng thành Huế, Ban thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc “Ngày hội áo dài và lễ hội ẩm thực Huế năm 2023”.
UBND thành phố Huế vừa có kế hoạch tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ 9 năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt”. Đây là sự kiện lớn để thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế gìn giữ và phát huy giá trị nghề truyền thống; tăng cường quảng bá, kích cầu du lịch; nâng tầm hình ảnh và vị thế của Huế.
Hướng đến kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2023), Trung ương Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động “Tuần lễ Áo dài” trên toàn quốc.
Chiều ngày 28/02, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc thi phát động cuộc thi thơ với chủ đề “Thơ Huế 2023”.
Ngày 24/02, Ban tổ chức Hội Nhà Báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành công văn hướng dẫn về việc tuyển chọn tác phẩm báo chí xuất sắc Dự Giải Báo chí Hải Triều lần thứ IV – Năm 2023
Sáng ngày 20.02.2023, tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức khai mạc Trại sáng tác “Mỹ thuật và Di sản” lần 2.
Chiều ngày 12/3/2023, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế kết hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
Trong khuôn khổ Festival thơ 2023, tối 6/2 Liên hiệp các Hội VHNt tỉnh tổ đêm thơ với chủ đề “Sắc Huế mùa xuân”.