SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), tối ngày 21/9, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức đêm thơ Tìm lại Gái quê, diễn ra tại Nhà sách Phương Nam Phú Xuân, Huế.
Nhà thơ Phạm Nguyên Tường - Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phát biểu khai mạc đêm thơ
Phát biểu khai mạc đêm thơ, nhà thơ Phạm Nguyên Tường - Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhấn mạnh: “Năm 2012, đúng vào dịp 100 năm sinh nhật nhà thơ Hàn Mạc Tử, may mắn thay từ Orléan, Pháp, nhà nghiên cứu - phê bình văn học Đặng Tiến đã được bà Hoàng Thị Quỳnh Hoa, ở Maryland Mỹ trao lại từ một bản sao trong tư liệu người cô là Hoàng Thị Kim Cúc (Huế ), do Trần Như Uyên đánh máy lại năm 1969, từ một bản đánh máy khác của nhà thơ Phan Văn Dật cùng ở Huế. So với bản Gái Quê của Chế Lan Viên năm 1987, hay của Hội Nhà Văn 1992, 1998, tập thơ tìm được này có 34 bài. Chúng tôi cho rằng, để có được tập Gái Quê trọn vẹn hôm nay, tâm huyết và công sức của nhà nghiên cứu - phê bình Đặng Tiến là rất lớn…”.
![]() |
Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912, tại làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mặc Tử học tiểu học ở Quảng Ngãi, khi gia đình dời vào Quy Nhơn, học hai lớp cuối cùng bậc tiểu học, sau đó học ở trường dòng Pellerin (Bình Linh ) ở Huế.
|
Năm 1936, ông xuất bản tập thơ GÁI QUÊ, ký tên Hàn Mặc Tử, in tại nhà in Tân Dân, Hà Nội, xong ngày 23/10/1936. Sách gồm 48 trang khổ 12,5x19,4 với 34 bài thơ, tác giả tự phát hành. Năm 1937, bệnh phong bắt đầu phát lộ, ông sinh hoạt văn nghệ tại quê nhà, chủ trương đặc san Nắng Xuân, thành lập Trường Thơ Loạn. Năm 1938, tập họp tác phẩm thành tập thơ ĐIÊN, sau đổi là ĐAU THƯƠNG, nhưng không tìm ra được nhà xuất bản, và cũng không còn khả năng tự xuất bản như tập GÁI QUÊ trước đó. Năm 1940, bệnh tình nguy kịch, gia đình đưa vào bệnh viện Quy Nhơn, ngày 8 tháng 9, rồi chuyển vào trại cùi Quy Hòa ngày 20 tháng 9. Ông qua đời lúc 5 giờ 45 phút sáng ngày 11 tháng 11 năm 1940, được mai táng tại nghĩa trang bệnh viện. Năm 1959, mộ phần Hàn Mạc Tử được cải táng, dời về Rành Ráng, Quy Nhơn.
|
Tại đêm thơ Tìm lại Gái quê, công chúng yêu thơ Cố đô Huế đã được nghe các bài thơ trong tập thơ Gái quê của thi sĩ hàn Mặc Tử với các bài thơ: Gái quê, Bẽn lẽn, Tôi thích làm con gái, Duyên muộn, Nhớ Nhung, Trái mùa, Âm thầm, Tình quê, Tình thu, Cô bán trầu… qua giọng ngâm của nghệ sĩ Bạch Hạc, Thu Hằng và Phong thủy, và ca khúc Đây thôn Vỹ Dạ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài thơ cùng tên của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Cùng đó, những người yêu thơ giao lưu với nhà thơ Mai Văn Hoan, người đã nhiều năm nghiên cứu và đã xuất bản tập sách Cảm nhận thơ Hàn Mặc Tử.
|
Dịp này, Công ty Văn hóa Phương Nam (PNB) đã giới thiệu đến với bạn đọc Cố đô Huế tập thơ GÁI QUÊ, được Công ty liên kết với Nxb Hội Nhà Văn, xuất bản năm 2012. Tập thơ gồm 34 bài thơ và nhiều bài viết mang tính khảo cứu, ghi chép lại những câu chuyện, những kỷ niệm có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của nhà thơ Hàn Mặc Tử của các tác giả trong nước và nước ngoài.
Dưới đây là một số hình ảnh tại đêm thơ |
|
|
|
|
PV
Sáng sớm ngày 7-12-2008, giữa rừng thông bên núi Ngũ Phong, phường An Tây TP Huế đã diễn ra Đại lễ khánh thành đền thờ vua Trần Nhân Tông (TNT) - nhân kỷ niệm 750 năm ngày sinh vua TNT 7/12/1258-7/12/2008 và 700 năm ngày mất 1308-2008 do Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức trong khu Trung tâm văn hóa Huyền Trân.
Ngày 22/11 vừa qua, tại xóm 3 thôn Lại Thế huyện Phú Vang đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc triển lãm tranh “Nơi mới” của các nghệ sĩ: Phan Hải Bằng, Nguyễn Thiện Đức, cặp song sinh Lê Đức Hải - Lê Ngọc Thanh, Võ Xuân Huy, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Thiện.
Tạp chí Sông Hương phối hợp với Học bỗng Vang Vang đã trao 65 suất quà cho con em bà con lao động nghèo, cụ thể là các cháu từ 5-10 tuổi con em các nghiệp đoàn xích lô xe thồ ở thành phố Huế.
Các cháu đều rất đáng thương tâm, chịu nhiều thiệt thòi vì tật nguyền, nhiều cháu gặp phải bệnh chân voi, bại não nằm liệt người một chỗ, thiểu năng trí tuệ không tự ăn uống sinh hoạt được, câm điếc bẩm sinh. Các cháu đều ở trong những ngôi nhà nghèo, bố mẹ là công nhân lao động lương không đủ trang trải và không có điều kiện chăm sóc các cháu ...
Đề án nhằm xây dựng thành phố Festival Huế mang tầm quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; xây dựng Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival.
Rồi thì năm 2000, năm chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ cũng đã qua, để cho thế kỷ XXI chính thức khai mạc vào xuân Tân Tỵ này.
Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tuyên dương gia đình chị Lê Thị Thêu, người dân tộc Katu, trong phong trào hiến máu nhân đạo. Có tới 9 thành viên trong gia đình chị cùng tham gia hiến máu.
Do ảnh hưởng của hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần hai tháng qua, hàng chục ha cây thanh trà ở xã Thủy Biều, TP Huế không thể ra hoa.