Đến dự đêm thơ có các đồng chí: Hồ Xuân Mãn - Ủy viên T.Ư Đảng; nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh Thừa Thiên - Huế; các đồng chí lão thành cách mạng, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ; PGS Vũ Thị Thanh, phu nhân của nhà thơ Tố Hữu và đông đảo các văn nghệ sĩ, công chúng yêu thơ ở Huế. Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920, trong một gia đình có truyền thống cách mạng, tại làng Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế). Ông là một nhà chính trị xuất sắc của Đảng; là nhà thơ lớn của dân tộc; là một trong những người khai sinh ra nền văn học Việt Nam hiện đại. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp thi ca của ông hòa quyện vào nhau trong từng bước đi của lịch sử và thời đại. Trong lời tự bạch của mình, in trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, ông viết: “Suốt đời, tôi phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản. Cùng với hoạt động cách mạng, tôi làm thơ cũng vì sự nghiệp cách mạng. Đối với tôi: “Trăm năm duyên kiếp: Đảng và Thơ”. Đêm thơ “Quê mẹ” diễn ra tại chính quê hương của nhà thơ, thể hiện tình cảm thiết tha của người con luôn nhớ về tuổi thơ, nguồn cội, trước khi là người con của Đảng, của dân tộc. Nhiều bài thơ viết về Huế làm xúc động lòng người như “Quê mẹ”, “Một con người”, “Bài ca quê hương”, “Ta đi tới”… cùng nhiều nhạc phẩm được phổ nhạc từ thơ Tố Hữu, do nghệ sĩ NSND Quang Thọ và các NSƯT Vương Hà, Dương Minh Đức, Quang Huy, Trọng Thủy, Vương Hà, Hồng Hạnh cùng các nghệ sỹ, diễn viên ở Thừa Thiên Huế thể hiện. Với sắc màu lung linh của một miền đất thơ, đêm thơ “Quê mẹ” là một sự kiện văn hóa đặc biệt, thể hiện sự tri ân đối với Tố Hữu - nhà chính trị xuất sắc, nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của xứ Huế. PV |
Với những nỗ lực đáng kể của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huế 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 9,36%, đứng trong top 10 cả nước. Đó là một trong số các thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý II năm 2025.
Ngày 9/7, tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, Vietnam Airlines phối hợp với UBND thành phố Huế long trọng tổ chức sự kiện chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam và đón hành khách thứ 350 triệu của Vietnam Airlines – một cột mốc đặc biệt trong hành trình 30 năm hình thành và phát triển.
Lễ hội Bhươih Haro Tơme (Mừng lúa mới) - lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Cơ Tu tại các xã Nam Đông, Long Quảng, Khe Tre cùng với Bún bò Huế - Tri thức dân gian của Huế tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo tin tức mới nhất từ Sở văn hóa du lịch cùng Quyết định (2203/QĐ-BVHTTDL và 2204/QĐ-BVHTTDL) của Bộ VHTTDL vừa được ký và ban hành vào ngày 27/06.
Sau lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, UBTV Quốc hội về việc kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Huế hiện có 40 đơn vị hành chính phường xã.
Tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội sáng 30/06, danh sách 40 đơn vị hành chính mới của thành phố Huế đã chính thức được thông qua, có hiệu lực pháp lí từ 16/6/2025 và bắt đầu hoạt động từ ngày 1/07/2025.
Đường Bụt Đường Hoa: Thơ ca Phật hoàng Trần Nhân Tông – Chủ đề của buổi trò chuyện với diễn giả, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa - tinh thần. Sự kiện diễn ra dưới sự phối hợp của Legacy Brand cùng Không gian sách và Văn hoá Huế, Tri Thức Việt, Lũa Decor vào sáng ngày 29/06/2025, tiếp nối hai lần tổ chức thành công trước đó tại TPHCM và Hà Nội.
Chiều ngày 19/6, Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN Thành phố Huế do đồng chí Nguyễn Thanh Bình – UVTV Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Huế dẫn đầu đoàn đã đến thăm và chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), chào mừng thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Chiều ngày 18/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiêụ cuốn sách – công trình nghiên cứu “Biên niên lịch sử Báo chí Huế (1913 – 2020)”.
Sáng ngày 16/6, nhằm chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo thành phố Huế phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Báo chí Huế đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước”.
Sáng ngày 16 tháng 06 năm 2025, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã chính thức khai mạc Trại viết Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật khóa VIII tại thành phố Huế. Sự kiện lần này quy tụ gần 70 văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, phê bình đến từ 44 tỉnh, thành trên cả nước.
Đó cũng là chủ đề của buổi khai mạc trưng bày triển lãm và trình diễn áo dài tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị) vào chiều 15/06/2025 nhằm hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng – Festival mùa hạ 2025. Sự kiện còn là dịp để tri ân những đóng góp của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị với Huế nói riêng và nền Nghệ thuật Việt Nam nhân kỷ niệm 105 ngày sinh của bà (8/1920 – 8/2025).
Sân khấu mặt nước Sông Hương vẫn sẽ tiếp tục được lựa chọn là nơi tỏa sáng của 25 thí sinh cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam 2024. Thông tin từ buổi họp báo chung kết chiều 13/6 tại TP. Huế cho hay, cuộc thi sẽ được tổ chức vào 27/06 vì điều kiện thời tiết có nhiều trở ngại cho công tác tổ chức.
Chiều 8/6, tại hội trường Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn thành phố Huế tổ chức Đại hội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Tối ngày 6/6, trong không gian di sản cổ kính và lộng lẫy của Cung An Định, đêm hội Áo dài Huế 2025 đã chính thức khai mạc với chủ đề "Dòng chảy lịch sử và vẻ đẹp trường tồn". Đêm hội là điểm nhấn khởi đầu cho Tuần lễ Áo dài Cộng đồng Huế 2025, nằm trong khuôn khổ chương trình Năm Du lịch Quốc gia và Festival Huế 2025.
Sau một thời gian làm việc liên tục, Hội nghị Chính quyền địa phương và khu vực Đông Á lần thứ 14 đã đi đến nhiều kết luận quan trọng về phát triển kinh tế xanh. Sự kiện lần này thu hút hơn 200 đại biểu từ 16 địa phương quốc tế thuộc 4 quốc gia, 10 địa phương trong nước và 2 tổ chức quốc tế. Hội nghị lần này do Ủy ban nhân dân thành phố Huế phối hợp cùng Chính quyền tỉnh Nara (Nhật Bản) tổ chức.