Sáng ngày 28/12, Tại tượng đài Quang Trung, Núi Bân, Phường An Tây, Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 233 năm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân) và xuất binh đại phá quân Thanh.
Ông Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiến hành nghi thức dâng hương
Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế, ông Võ Lê Nhật - Chủ tịch UBND TP. Huế cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể.
Trong tiến trình lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, Phú Xuân - Huế - Thuận Hóa là vùng đất gắn liền với triều đại Tây Sơn, một vương triều đã làm nên những chiến công hiển hách vào cuối thế kỷ XVIII, mà công lao vĩ đại trước hết thuộc về người Anh hùng dân tộc lỗi lạc Nguyễn Huệ - Quang Trung. Đô thành Phú Xuân được Nguyễn Huệ giải phóng khỏi ách thống trị hà khắc của tập đoàn phong kiến họ Trịnh năm 1786. Chiến thắng vẻ vang này đã mở ra cho nhân dân Thuận Hóa một trang sử mới. Từ đây, Phú Xuân trở thành trung tâm lãnh đạo phong trào Tây Sơn, là điểm xuất phát và bàn đạp để Nguyễn Huệ tiến thẳng ra Thăng Long, lập lại nền thống nhất đất nước, xóa bỏ cục diện phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài hơn hai thế kỷ.
Ngày 22/12/1788 (tức ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân - cách đây đúng 233 năm), tại nơi đây - núi Bân lịch sử, danh tướng thiên tài Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc - một cuộc hành quân thần tốc, mãi mãi được lịch sử ca ngợi như một sáng tạo đặc sắc của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Quang Trung.
![]() |
Lãnh đạo UBND tỉnh, thành phố cũng các sở ban nghành dâng hương tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ |
Với lối đánh chủ động, liên tục tấn công, thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh liệt; đêm 30 Tết - Xuân Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch. Đến mờ sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu (30/01/1789), đại quân Tây Sơn mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng kinh thành Thăng Long; đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia; tạo nên chiến thắng hiển hách, vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Sau thắng lợi lịch sử này, suốt hơn 10 năm sau đó (1789-1801) Phú Xuân là kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt thời Tây Sơn và là trung tâm chính trị, là nơi hội tụ nhân tài, vật lực và tinh hoa của cả đất nước; những dấu ấn lịch sử về một Vương triều đã có công phục hưng tư thế hiên ngang của quốc gia Đại Việt, với niềm kiêu hãnh “Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” vẫn còn âm vang và tồn tại mãi trên đất Phú Xuân - Thuận Hóa xưa, Thừa Thiên Huế ngày nay; trong đó có di tích lịch sử núi Bân, phường An Tây, thành phố Huế đã được Chính phủ công nhận di tích cấp quốc gia.
Núi Bân mãi mãi là địa chỉ lịch sử linh thiêng, là di tích lịch sử đầy tự hào của dân tộc Việt Nam, của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế. Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực gìn giữ, chỉnh trang nơi đây xứng đáng với vai trò, vị trí và giá trị lịch sử của di tích, của Anh hùng dân tộc, danh tướng thiên tài - Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh nhấn mạnh, Lễ dâng hương và kỷ niệm ngày Anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa có nhiều ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng tôn kính và tri ân của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế đối với công lao hiển hách của vương triều Quang Trung, của người anh hùng dân tộc “áo vải cờ đào”; khơi dậy niềm tự hào, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của các thế hệ anh hùng dân tộc; là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, địa chỉ lịch sử, địa linh văn hóa, hấp dẫn trên bản đồ du lịch của Việt Nam và Thành phố Huế, nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nhân dân và du khách đến tham quan, tưởng nhớ; góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh và thành phố Huế.
Phương Anh
Ngày 31/01, tại Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc Tộc đã tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long (1820 - 2020) và khai mạc trưng bày về Hoàng đế Gia Long.
Chiều ngày 29/01/2021, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2020.
- Có một văn phong Hồ Chí Minh trong 50 năm sự nghiệp viết - Phong Lê
Sáng 07/01, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ đã diễn ra lễ dâng hương và kỷ niệm 232 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh.
VĂN
- Về một tuổi trẻ màu xanh - Trần Băng Khuê
- Ngọn nến - Trần Hoàng Vy
Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Chương trình sự kiện âm nhạc, đếm ngược chào năm mới Huế Countdown 2021 sẽ được tổ chức vào lúc 21h00 ngày 31/12/2020 và kết thúc lúc 00h30' ngày 01/01/2021 tại khu vực Ngã 6 đường Hà Nội - Đống Đa - Hùng Vương - Lê Quý Đôn - Bến Nghé.
Tối 29/12, tại nhà thi đấu Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Hà Huy Tập), Sở Du lịch Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Lân Huế 2020.
Chiều 25/12 tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Mộng mị một mình” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu. Tham dự khai mạc triển lãm có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng đông đảo văn nghệ sĩ Huế.
Chiều 25/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh văn nghệ sĩ và trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2020.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị Tổng kết hoạt động Quỹ Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình VHNT giai đoạn 2016 - 2020.
Sông Hương xin gửi đến quý bạn đọc mục lục số Đặc biệt, tháng 12 - 2020:
Sáng ngày 22/12, Bảo tàng lịch sử Huế đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo tồn và tôn tạo Khu chứng tích Lao Thừa Phủ.
Tối 20/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã diễn ra buổi Bế mạc chương trình Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Tối 19/12, tại sân khấu Phố đi bộ Huế, Hội May – Thêu - Thời trang Huế đã tổ chức chương trình Thời Trang – Nghệ thuật “Huế- Kinh đô áo dài.
Tối ngày 18/12, tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Huế) đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020.
Chiều 18/12, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Văn hóa và con người xứ Huế” của cố nghệ sĩ Nông Thanh Toàn.
Sáng 18/12, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thành phố Huế (23-25 Lê Lợi, TP Huế), Hội May – Thêu- thời trang Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Huế tổ chức khai mạc "Không gian trưng bày và thao diễn nghề may áo dài Huế".
Chiều 17/12, Omega+ kết hợp với Viện Pháp Huế tổ chức buổi tọa đàm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”. Buổi tọa đàm được tổ chức nhân dịp ra mắt tác phẩm “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại đỏ và Huyền thoại đen”.
Chiều 15/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức chương trình kỷ niệm 90 năm ngày sinh và 40 năm ngày mất của nhà thơ Thanh Hải.