Sáng 25/11, tại trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên-Huế lần thứ V.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu phát biểu tại Đại hội
Tham dự có đồng chí Phạm Đức Toàn, Phó Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, đồng chí Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy;đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng cùng hơn 300 đại biểu điển hình trong phong trào thi đua yêu nước.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tại Đại hội |
Phát biểu khai mạc tại Đại hội thi đua, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ khẳng định, Đại hội là dịp để tôn vinh, biểu dương, nhân rộng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước nhằm khơi dậy, cổ vũ sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần tự lực tự cường, truyền thống yêu quê hương, đất nước; tạo khí thế mới, tinh thần mới trong việc quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, xây dựng tỉnh phát triển toàn diện, bền vững, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương để cùng đồng bào, nhân dân cả nước thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Quán triệt tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 5 năm qua, Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng.
Kinh tế địa phương tiếp tục phát triển theo hướng xanh và bền vững; tốc độ tăng trưởng khá cao; quy mô nền kinh tế năm 2020 cao gấp khoảng 1,7 lần so với năm 2015.
![]() |
13 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ |
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, trong đó du lịch tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường chuyển biến theo hướng tích cực.
Đặc biệt, Thừa Thiên-Huế là một trong số ít các tỉnh, thành phố trong cả nước có các hoạt động thiết thực, cụ thể trong hoạt động bảo vệ môi trường với sự lan tỏa ngày càng sâu rộng như phong trào: Ngày Chủ nhật xanh, Nói không với túi nylon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần...
Các ngành, các cấp, các địa phương trong toàn tỉnh đều có nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực. Tiêu biểu là các phong trào thi đua "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Ngày vì người nghèo", "Dân vận khéo", "Dạy tốt, học tốt", "Vì an ninh Tổ quốc", "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới" ...
![]() |
9 tập thể và 12 cá nhân cũng đã được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế |
Phát biểu tại Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Lê Trường Lưu biểu dương những kết quả đạt được trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh, đồng thời nhấn mạnh một số định hướng xây dựng phong trào giai đoạn mới.Tỉnh cần chú trọng quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các phong trào thi đua theo hướng tập trung về cơ sở; tăng cường tuyên truyền gương người tốt-việc tốt, điển hình tiên tiến và đổi mới công tác khen thưởng chính xác, minh bạch, kịp thời.
![]() |
Vinh danh 5 cá nhân là công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên-Huế |
Tại Đại hội, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế; trao Huân chương Lao động hạng Nhì tặng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Phú Vang và phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) cùng 4 cá nhân tiêu biểu khác; trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng 3 tập thể và 2 cá nhân.
Dịp này, 13 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ; 2 tập thể và 7 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Đại hội cũng vinh danh 5 cá nhân là công dân tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên-Huế nhờ những cống hiến, thành tích xuất sắc thời gian qua; 9 tập thể và 16 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Phương Anh
Hội chữ thập đỏ huyện nam Đông vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Huế trải hơn 350 năm lịch sử là thủ phủ Chúa Nguyễn Đằng Trong và Kinh Đô nước Việt triều Nguyễn, nhân dân lao động cả nước đã tạo nên Di sản văn hóa thế giới . Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực.
Ẩm thực Huế phong phú, lại vô cùng đặc sắc mà không nơi mô có được. Đến với xứ Thần Kinh, bạn sẽ được thưởng thức một món chè bột lọc bọc thịt heo quay, được xem là món chè độc đáo nơi cung đình từ thuở xa xưa còn lưu truyền đến ngày nay.
Theo thống kê, Huế có tới 175 loài thuộc 45 họ thực vật khác nhau, với đủ các kiểu dáng tự nhiên và gam màu cơ bản như xanh, vàng, đỏ, tím…
Nhà văn là ai? Tác phẩm của anh ta đảm nhận những sứ mệnh nào? Đâu là những giới hạn của văn chương? Đó là những câu hỏi mà nhiều người cầm bút đã tự vấn. Có nhiều người cho rằng, sứ mệnh duy nhất của nhà văn, không gì khác đó là hướng đến những giá trị nhân văn, chính giá trị nhân văn đã khiến tác phẩm nhà văn vượt qua mọi giới hạn.
Ngày 23 tháng 5 Âm lịch hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành Huế. Việc tổ chức cúng âm hồn có liên quan đến sự kiện kinh đô thất thủ năm 1885.
Huế là chốn kinh đô trong hơn 100 năm triều đại phong kiến Việt Nam, và ngày nay, Huế mang một không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh, và có gì đó hoài niệm, buồn man mác. Với nhiều người yêu thích lịch sử, truyền thống, Huế là điểm phải đến khi du lịch miền Trung, thế nhưng nhiều người lại không thích đến Huế, nói rằng Huế chán lắm, chẳng có gì chơi. Hãy cùng mình tìm hiểu những lý do tại sao bạn không nên đến Huế nhé!
Tháng sáu, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Sông Hương dẫn lại một số tư liệu về Hồ Chủ tịch với báo giới trên báo Quyết Chiến của Huế những năm 1945, để bạn đọc có thêm tư liệu về một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn của vị lãnh tụ mà báo giới đã hết sức kính trọng ngay từ những ngày đầu cách mạng.
Không ít vị khách chắp tay chào thiền sư một cách kính cẩn, không nghĩ rằng mình đang đối diện với một bức tượng thiền sư được tạo tác giống hệt người thật.
Hoàng hôn trên sông Hương, sắc phượng đỏ trong Hoàng thành, vẻ đẹp của vịnh Lăng Cô... là những hình ảnh khó quên về xứ Huế đầu thập niên 1990.
Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...
Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.
Đánh bài tới là thú chơi dân gian phổ biến ở Huế nói riêng và miền Trung nói chung.
Rừng Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn tồn tại trên phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Những tiếng vọng toan lo từ biển khơi dội vào các dòng văn, dòng thơ trong chuyên đề VỌNG BIỂN trên Sông Hương số này, là những trăn trở chung cùng đồng bào, cùng đất nước.
Đầm Lập An là một trong những đầm nước lợ, có cảnh đẹp nên thơ, là một đầm nổi tiếng trong hệ thống đầm phá phong phú của Thừa Thiên Huế. Tuy là đầm nhưng nước rất trong có thể nhìn thấy đáy...
Vạc đồng thời Chúa Nguyễn là 1 trong số 5 hiện vật tại Huế được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đợt 4.
Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng quần thể di tích lịch sử.
Đất nước đang trên hành trình 30 năm Công cuộc Đổi mới, kể từ năm 1986. Nền văn học nghệ thuật của nước nhà cũng vậy, đang hướng đến việc đánh giá chặng đường 30 năm đổi mới. Văn nghệ xứ Huế trong 30 năm qua cũng đã có những thành tựu mới, cũng có những hạn chế cần được gợi mở để cho những trang viết về sau vượt qua, sung mãn hơn, nghệ thuật hơn, đầy trách nhiệm nhân văn hơn. Kể từ số báo này, Sông Hương sẽ khởi đăng những bài viết nghiên cứu liên quan đến chủ đề này. Việc nhìn nhận lại văn nghệ Thừa Thiên Huế sẽ được giới thiệu đầy đủ hơn trong các số báo tiếp theo, sau khi Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức hội thảo về Văn học Thừa Thiên Huế 30 năm đổi mới 1986 - 2016 vào khoảng tháng 6 tới đây.