Đại hội đại biểu toàn quốc Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam - Nhiệm kỳ VIII (2020-2025)

15:05 21/07/2020

Ngày 20 tháng 7, tại Hà Nội, Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ VIII (2020-2025). 

Quang cảnh Đại Hội

Tham dự Đại Hội có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ươn, đồng chí Hữu Thỉnh – Bí thư Đảng đoàn – Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật việt Nam cùng các đại diện các hội chuyên ngành cùng hơn 300 đại biểu chính thức đại diện cho gần 1500 hội viên của 82 Chi hội đại diện cho các vùng miền, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,… trong cả nước tham dự Đại hội.

Chi hội văn nghệ dân gian Việt Nam tại Thừa Thiên Huế có 7/10 đại biểu được bầu gồm TS. Trần Đình Hằng – Chi hội trưởng, NNC Triều Nguyên, nhà giáo Phạm Bá Thịnh, NNC Nguyễn Thế, TS. Lê Anh Tuấn, Ths. Nguyễn Thăng Long, Ths. Trần Đức Sáng.

Đại hội đại biểu toàn quốc hội Văn nghệ dân gian Việt Nam được tiến hành với tinh thần “Đổi mới – Sáng tạo – Đoàn kết- Phát triển”, quán triệt sâu sắc Nghị quyết 23-NQ/TƯ của Bộ chính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Nghị quyết 33 Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, tiếp tục cổ vũ động viên khích lệ hội viên sư tầm nghiên cứu, phổ biến truyền dạy văn hóa văn nghệ dân gian, hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, về công cuộc đổi mới, về sự nghiệp xây dựng  và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Ra mắt Ban chấp hành Hội văn nghệ dân gian Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025


Trong nhiệm kỳ qua, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã hoạt động hiệu quả, thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của điều lệ Hội, trong đó nổi bật lên một số thành tựu góp phần giữ gìn, bảo vệ và quảng bá tài sản vô giá của dân tộc: hoàn thành cơ bản nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước; hoàn thành “Dự án Công bố phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian Việt Nam” với 2.500 cồng trình xuất bản, đã phong tặng Danh hiệu cho 215 NGhệ nhân Dân gian; công tác hội viên kết nạp nhiều hội viên trẻ, có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho giai đoạn phát triển mới của Hội,…

Với những thành tích đó trong những năm qua, Hội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân Chương độc lập hạng Nhất, Huân Chương Hồ Chí Minh, Huân Chương lao động Hạng Nhì,… và nhiều giải thưởng cao quý khác.

Cá nhân GS.TSKH Tô Ngọc Thanh – Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt nam đã được trao tặng Huân Chương Độc lập Hạng Nhì.

Trong thời gian tới, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm chính trị, khắc phục khó khăn, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Hội là sư tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa văn nghệ dân gian của các dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành khóa mới gồm 13 đồng chí. GS.TS Lê Hồng Lý giữ chức vụ chủ tịch. Đồng thời bầu ban thường vụ hội gồm 5 đồng chí: Lê Hồng Lý, Võ Quang Trọng, Nguyễn Xuân Đức,Trần Đình Hằng, Lâm Nhân. Trong đó có TS. Trần Đình Hằng Chi hội VNDGVN Thừa Thiên Huế được tín nhiệm bầu vào Ban thường vụ hội.

 

 

SH

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tháng Mười trở về trong hơi thu với lá vàng buông mình trong gió. Cuộc hiến dâng của những trái tim nhạy cảm vang lên diệu âm của nỗi buồn và một phần nhỏ nhoi bí mật đàn bà. Những vần thơ của các tác giả nữ trên ba miền trong số báo tháng 10 gửi vào hư vô lời tự trầm day dứt và ẩn sâu trong nó là những câu hỏi không thể trả lời.

  • Những trang thơ đượm hơi thở biển khơi và rừng núi trong số này, được sáng tác từ các chuyến đi thực tế trong mùa hè vừa qua ở biển Vinh Hiền và rừng A Lưới, sẽ là những trang thơ đẹp do các cây bút từ Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế chuyển đến.

  • Kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mở đầu cho số báo này là bài viết: “Cuộc gặp gỡ giữa hai danh nhân văn hóa”, nêu sự kiện trở thành dấu son của lịch sử nước nhà: Trước lúc lên đường sang Paris với vai trò là thượng khách của chính phủ Pháp, Hồ Chủ tịch đã tin tưởng ủy thác, giao Quyền Chủ tịch Nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng gánh vác với phương châm xử thế “dĩ bất biến ứng vạn biến” giữa thời đoạn đất nước trước hiểm họa “ngàn cân treo sợi tóc”... Điều đáng lưu ý nữa là nhân trong bài viết này, tác giả Dương Phước Thu đã sưu tầm được tác phẩm cuối cùng của nhà báo, liệt sĩ Thúc Tề đăng trên tờ Quyết Thắng số 56 ra ngày 20/7/1946, nhan đề BUỔI DIỆN KIẾN ĐẦU TIÊN GIỮA CỤ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG. Sông Hương giới thiệu nguyên văn bài báo quan trọng này đến bạn đọc.

  • Thừa Thiên Huế trong Cách mạng Tháng Tám mang một tầm quan trọng đặc biệt. Chính quyền về tay nhân dân, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời ra đời, triều đại phong kiến tan rã… Bài viết “Tháng Tám vùng lên Huế của ta” nhắc lại những mốc son chói sáng trong dịp kỷ niệm cuộc cách mạng có tác động lớn đến ý thức cách mạng của quần chúng; đây cũng là dịp gợi nhắc chúng ta nhớ đến những tác phẩm văn học đầy hào khí được sáng tác trong “Ngày hội non sông” và cả sau này.

  • Đang là những ngày hướng đến kỷ niệm dấu ấn giá trị văn hóa của một tờ báo lừng lẫy, Sông Hương tổ chức chuyên đề “100 năm Nam Phong tạp chí”. Chuyên đề nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa, những đóng góp lớn của Nam Phong tạp chí vào sự chuyển hướng văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ: cổ súy cho nền văn học mới từ bước khởi đầu; đóng góp về mặt ngôn ngữ trong khai triển ý niệm tiếp nhận văn minh phương Tây, trong nghiên cứu khoa học… qua sự phổ biến và sáng tạo thêm chữ quốc ngữ, đẩy tới một bước mới sự tiến bộ của câu văn xuôi tiếng Việt - văn xuôi nghệ thuật và văn xuôi nghị luận, tranh biện… 

  • SHO - Sáng ngày 4/7, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị triển khai và phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật  - thời sự về giai cấp công nhân Công đoàn Thừa Thiên Huế.

  • Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 năm nay, Tạp chí Sông Hương giới thiệu đến quý bạn đọc một số tư liệu vừa tìm thấy liên quan đến tuần báo Sông Hương cả hai thời kỳ: thời kỳ do Phan Khôi làm chủ bút và thời kỳ Sông Hương tục bản do Nguyễn Cửu Thạnh quản lý.

  • Tiếng ve đã sôi trên các ngõ đường, Huế đang vào sâu mùa hạ giữa những chuỗi ngày biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Song mùa hạ bên sông Hương vẫn vời vợi mùa của hoa phượng nhắc nhở về những cuộc lục tìm dấu tích xa xưa, bởi một vùng đất khi đã bỏ quên ký ức, nó sẽ trở thành vùng đất chết. 

  • Nằm trong chương trình Tình Sông Hương, sáng ngày 29/05, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Siêu thị Co.op-mart Huế, Đoàn TNCS phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế trao 15 suất quà cho các em học sinh nghèo vượt khó tại trường tiểu học số 2 Hương Chữ (Thị xã Hương Trà) nhân dịp nhà trường tiến hành lễ tổng kết và phát thưởng năm học 2016 - 2017.

  • Vào lúc 19h30 ngày 27/05, lễ khai mạc và trình chiếu bộ phim đầu tiên trong tuần lễ phim Đan Mạch đã được diễn ra tại rạp Đông Ba (187 Trần Hưng Đạo) thu hút đông đảo người xem đến dự. Thời gian trình chiếu các bộ phim trong tuần lễ sẽ diễn ra từ ngày 27/05 đến ngày 04/06/2017.

  • Vào lúc 15h ngày 25/05, nhân dịp lễ tổng kết và phát thưởng năm học 2016-2017 tại trường tiểu học Huyền Trân (phường An Tây), Tạp chí Sông Hương đã phối hợp cùng với Siêu thị Co.op-mart Huế trao 15 suất quà cho các em học sinh nghèo vượt khó của trường.

  • Ngày 24/5, tại địa điểm di tích Hải Vân Quan, tỉnh Thừa Thiên​-Huế và thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Lễ đón Bằng xếp hạng Di tích ​quốc gia Hải Vân Quan, theo Quyết định 1531/QĐ-BVHTTDL ngày 14/4/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

  • Vào sáng ngày 18/05, nằm trong khuôn khổ các hoạt động nhân ngày Quốc tế Bảo tàng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết với chủ đề “Vọng” tại Trường lang Đại Cung môn (Đại Nội – Huế).

  • Vào lúc 14h ngày 20/05, tại phòng triển lãm thuộc trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra buổi triển lãm của hai nghệ sĩ trẻ Phan Vũ Tuấn và Phan Đình Khánh mang tên “Chuyện chưa kể”.

  • Nhằm ôn lại truyền thống lịch sử và ghi nhận công lao đóng góp của đồng chí Hoàng Lanh – Nguyên Bí thư Thành ủy Huế (1977-1988) đối với phong trào cách mạng thành phố Huế, vào lúc 14h ngày 19/05, Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế đã tổ chức buổi giới thiệu và tặng sách “Bí thư Thành ủy Hoàng Lanh với phong trào cách mạng thành phố Huế” (Hoàng Lanh kể, Nguyễn Quang Hà ghi) do Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành.

  • Vào lúc 9h ngày 19/05, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại diện lãnh đạo Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) đã có buổi làm việc và thống nhất một số nội dung trong biên bản hợp tác phát triển du lịch giữa các bên nhằm thực hiện “Chương trình liên minh kích cầu du lịch vận chuyển bằng đường sắt” nhằm phối hợp, quảng bá, tiếp thị điểm đến du lịch trong nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

  • Tối 16/5, tại Quảng trường Trung tâm huyện A Lưới, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện A Lưới tổ chức Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII, năm 2017.  

  • Sáng 10/5, Sở Văn hóa, Thể thao phối hợp với UBND huyện A Lưới tổ chức họp báo về Ngày hội "Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi" tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII - 2017. 

  • Vào lúc 15h ngày 03/05, tại trụ sở Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Goethe tại Hà Nội đã tổ chức cuộc giao lưu giữa văn nghệ sĩ Huế với nhà thơ Jan Wagner (CHLB Đức).